Tiểu Luận Bài tập tình huống chương trình chuyên viên chính HVHC: quản lý nợ đọng xây dựng cơ bản tại tỉnh A

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
    LỚP BỒI DƯỠNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN VIÊN TỔ CHỨC TẠI TRƯỜNG BỒI DƯỠNG CÁN BỘ
    QUẢN LÝ VĂN HOÁ - THỂ THAO – DU LỊCH
    TÌNH HUỐNG
    QUẢN LÝ NỢ ĐỌNG XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI TỈNH A

    PHẦN THỨ NHẤT
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Gần đây trên các phương tiện thông tin đại chúng, có nhiều bài viết phản ảnh về vấn đề nợ đọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB), từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước (NSNN). Đó cũng là chủ đề được dư luận xã hội hết sức quan tâm, trong bối cảnh Đảng và Nhà nước ta đang chỉ đạo thực hiện dân chủ hóa, công khai hóa, minh bạch trong quản lý tài chính công nói riêng và quản lý Nhà nước nói chung. Chính vì vậy khi nhiều địa phương để sẩy ra tình trạng nợ đọng vốn XDCB là vấn đề gây bức xúc trong dư luận quần chúng nhân dân, tác động không tốt tới khả năng tới cân đối vĩ mô về nguồn lực tài chính, đồng thời đặt ra yêu cầu Chính phủ phải có các giải pháp đủ mạnh để ngăn chặn, giải quyết tình trạng trên trong năm 2005 và những năm tiếp theo.
    Theo thống kê chưa đầy đủ của các Bộ, ngành và các địa phương thì số nợ đọng vốn đầu tư XDCB từ năm 2003 trở về trước khoảng 11.500 tỷ đồng, bằng khoảng 25% tổng số vốn đầu tư nguồn ngân sách Nhà nước năm 2003. Trong đó các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương có số nợ khoảng 7.500 tỷ đồng.
    Nợ đọng vốn đầy tư XDCB có tác động xấu về mặt tài chính – tiền tệ, xã hội . Phần nào kìm hãm sự phát triển bền vững của nền kinh tế và đặc biệt đối với nền kinh tế của nước ta trong giai đoạn hiện nay. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nợ đọng vốn đầu tư XDCB, song trên cơ sở liên quan tới tiểu luận cuối khóa chỉ xin nêu 2 nhóm nguyên nhân chủ yếu.
    Trước hết là nhóm nguyên nhân khách quan. Khả năng cân đối với đầu tư XDCB từ NSNN hàng năm cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội còn rất hạn hẹp, chỉ đáp ứng được từ 40 – 50% nhu cầu. Trong khi đó số lượng các dự án đầu tư cho các đơn vị trình duyệt ngày càng tăng (năm 2003 cả nước có khoảng 10.600 công trình được đầu tư, tăng 2.500 công trình so với n ăm 2002), trên thực tế số lượng dự án được duyệt đã không phù hợp với khả năng cân đối ngân sách hàng năm của Nhà nước, từ đó các chủ đầu tư đã vay mượn vốn và chiếm dụng vốn của nhà thầu để thi công, dẫn đến khối lượng nợ đầu tư XDCB ngày càng tăng.
    Về nhóm nguyên nhân chủ quan, công tác quy hoạch chưa triển khai đầy đủ từ quy hoạch tổng thể đến quy hoạch chi tiết. Ở một số địa phương có xu hướng buông lỏng quản lý đầu tư xây dựng, không đảm bảo kỷ cương trong XDCB đã được chỉ rõ trong nhiều văn bản chỉ đạo của Chính phủ, nghị định của Chính phủ đã ban hành. Nhiều dự án đầu tư chưa có phương án nguồn vốn để thực hiện dự án vẫn tiến hành thực hiện với giải pháp “Vừa thi công vừa tìm nguồn vốn”.
    Do những tác động tiêu cực trong nền tài chính – tiền tệ, phát triển kinh tế – xã hội của tình trạng nợ đọng XDCB từ nguồn vốn NSNN, Chính phủ đã ban hành một số văn bản pháp luật để chấn chỉnh lại trong tình hình phân nguồn vốn XDCB tập trung từ ngân sách Trung ương đến địa phương. Mục tiêu giải quyết vấn đề ở đây là việc thực hiện nghiêm văn bản pháp luật, biện pháp, chỉ thị của Nhà nước, của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương để dần từng bước giải quyết tình trạng nợ đọng XDCB từ NSNN góp phần cải thiện nền tài chính – tiền tệ, tạo động lực tăng tốc độ phát triển kinh tế – xã hội, tập trung nguồn vốn cho các công trình trọng điểm, cấp thiết, có hiệu quả cao.

    PHẦN THỨ HAI
    GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
    I – Mô tả tình huống
    Ngày 17 – 11 – 2003, Thủ tướng Chính phủ giao dự tóan ngân sách Nhà nước năm 2004 tại Quyết định số 242/2003/QĐ - TTg cho các Bộ, Ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong đó, ngân sách tỉnh A được phân bổ với tổng chi ngân sách địa phương là 837.674 triệu đồng. Trong đó chi đầu tư phát triển (XDCB tập trung) là: 160.000 triệu đồng.
    Trên cơ sở đó Bộ Tài chính giao dự toán thu, chi ngân sách Nhà nước năm 2004 tại Quyết định số 191/2003/QĐ - BTC ngày 17 – 11 – 2003 với số thu, chi như Quyết định số 242/2003/QĐ - TTg cho tỉnh A, trong đó số vốn XĐCB tập trung là 160.000 triệu đồng.
    Căn cứ vào quyết định của Thủ tướng Chính Phủ và Bộ tài chính. UBNN tỉnh A giao sở tài chính, phối hợp sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn, cùng các Sở, ban, ngành, các cấp ngân sách lập dự toán ngân sách năm 2004. Căn cứ số ngân sách được giao, căn cứ Nghị định số 73/2003/NĐ- CP ngày 23-6-2003 (NĐ 73) ban ngành quy chế xem xét quyết định dự toán ngân sách địa phương, Luật ngân sách, Nghị định số 60/2003/NĐ- CP (NĐ60) ngày 6-6-2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân sách Nhà nước; Căn cứ Thông tư số 59/2003/TT/BTC ngày 23-6-203- 2003 (TT59) hướng dẫn thực hiện nghị định số 60/2003/NĐ - CP ngày 06- 06 – 2003 (NĐ60), Sở tài chính tỉnh A, cơ quan tham mưu cho UBND tỉnh lập dự tóan ngân sách năm 2004 tại báo cáo số 107/BC – UB ngày 20 – 11- 2003 về tình hình thực hiện nhiệm vụ thu chi ngân sách năm 2003 và dự kiến phân bổ nhiệm vụ thu, chi ngân sách năm 2004. Trong đó xác định nhiệm vụ chi ngân sách trên địa bàn là 837.647 triệu đồng được phân ra theo các lĩnh vực chi, trong đó lĩnh vực chi XDCB tập trung là 130.000 triệu đồng, từ nguồn vốn XDCB tập trung của trung ương phân bổ 160.000 triệu đồng sau khi đã từ các nguồn để lại ở cấp huyện (thu cấp đất theo giá quy định) là 30.000 triệu đồng. Báo cáo sẽ được trình Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh khóa VIII kỳ họp thứ 13 ngày 04 – 12 – 2003.
    Căn cứ vào các văn bản hướng dẫn trên nhất là quyết định số 242/2003/QĐ - TTg ngày 17 – 11 – 2003. UBND tỉnh A giao Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh, lập báo cáo số 108/BC/UB ngày 20 – 11- 2003 về “ước tính tình hình thực hiện kế hoạch XDCB năm 2003 và dự kiến kế hoạch XDCB năm 2004” trình HĐND tỉnh khóa VIII, tại kỳ họp thứ 13 ngày 14 – 12 – 2003. Trong đó phần phân bổ dự kiến cụ thể cho ngồn vốn XDCB tập trung cho tỉnh quản lý là 160.000 triệu đồng cho 155 công trình cụ thể có danh sách từng công trình, phần vốn cụ thể trong công trình. Số vốn này Sở kế hoạch chưa trừ số vốn do huyện cấp, thị trong tỉnh được phân là 30.000 triệu đồng.
    Ngày 25 – 11 – 2003 theo Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 21 – 6 – 1994 (sửa đổi), Nghị định số 60/2003/NĐ - CP ngày 06 – 06 – 2003; Nghị định số 73/2003/NĐ - CP ngày 23 – 6 – 2003. Ban kinh tế – Ngân sách HĐND tỉnh A tiến hành thẩm tra Báo cáo số 107/BC – UB ngày 20/11/2003. Và báo cáo số 108/BC – UB ngày 20/11/2003. Thời gian thẩm tra các báo cáo trên là 2 ngày từ ngày 25 đến ngày 26 – 11 – 2003. Do điều kiện khách quan, các báo cáo của UBND gửi đến để Ban Kinh tế – Ngân sách HĐND tỉnh thẩm tra là rất gấp rút về thời gian. Thời gian tiến hành kỳ họp đã được thường trực HĐND ấn định vào ngày 4 – 12- 2003.
    Trong quá trình thẩm tra Báo cáo số 107 và 108 Ban Kinh tế – Ngân sách HĐND tỉnh thấy rằng có sự không thống nhất về vốn phân bổ cho các công trình XDCB với nguồn vốn đáp ứng (được phân bổ) cho các công trình do thẩm quyền cấp tỉnh phân cụ thể là lệch nhau 30.000 triệu đồng, số vốn này cho các công trình XDCB năm 2004 là không có nguồn (mặc dù tòan bộ các công trình mà Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh A đều đáp ứng đầy đủ về hồ sơ kinh tế đã được phẩm quyền phê duyệt).
    Nếu với cương vị là thành viên Ban Kinh tế – Ngân sách, HĐND tỉnh được giao trách nhiệm lập báo cáo kết luận thẩm tra các báo cáo số 107 và 108 trình trước HĐND tỉnh khóa XIII, tại kỳ họp thứ 13 ngày 04 – 12 – 2003 tôi phải sử lý tình huống này như thế nào?

    MỤC LỤC
    PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ . 2
    PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 4
    I – Mô tả tình huống 4
    II – Phân tích tình huống . 6
    III – Phương án giải quyết tình huống . 12
    1. Xây dựng phương án: . 12
    2. Lựa chọn phương án: 16
    3. Kế hoạch thực hiện phương án 2 . 17
    4. Kiến nghị 18
    PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN . 20
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 22
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...