Tiểu Luận Bài tập tình huống chương trình chuyên viên chính HVHC: Quản lý nhà nước về tài chính

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên tình huống: Chuyển đổi cơ chế tài chính đối với hoạt động của Đài truyền hình Việt Nam

    PHẦN I. LỜI MỞ ĐẦU

    Lịch sử phát triển xã hội loài người cho thấy rõ có ba yếu tố nổi lên rõ nét, đó là tri thức, lao động và quản lý. Trong ba yếu tố này, quản lý là sự kết hợp giữa tri thức và lao động. Kết hợp tốt sẽ có sự phát triển tốt đẹp, ngược lại sự phát triển sẽ chậm lại hoặc rối ren. Sự kết hợp đó được biểu hiện trước hết cơ chế quản lý và ở nhiều khía cạnh tâm lý xã hội, nhưng tựu chung lại là người quản lý phải biết tác động cách nào đó để người bị quản lý luôn luôn phấn khởi, đem hết năng lực và trí tuệ của mình để sáng tạo ra lợi ích cho mình, cho Nhà nước, cho xã hội.
    Trong cơ chế tổng hợp quản lý đất nước, Đảng đã đề ra “Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý”. Hệ thống chủ thể quản lý xã hội gồm có: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội và các tập thể lao động.
    Nhà nước là chủ thể duy nhất quản lý xã hội toàn dân, toàn diện và bằng pháp luật để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng.
    Đảng đã chỉ rõ “Quản lý đất nước bằng pháp luật, chứ không chỉ bằng đạo lý. Pháp luật là thể chế hoá đường lối, chủ trương của Đảng, thể hiện ý chí của nhân dân, phải được thực hiện thống nhất trong cả nước. Tuân theo pháp luật là chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng”.
    Quản lý nhà nước là quản lý xã hội mang tính quyền lực Nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người.
    Trong quản lý Nhà nước, hoạt động quản lý hành chính là hoạt động trung tâm, chủ yếu, là một dạng hoạt động tổ chức và điều hành để thực hiện quyền lực Nhà nước, là hoạt động thực thi quyền hành pháp luật của Nhà nước, đó là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực pháp luật nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa do các cơ quan trong hệ thống Chính phủ từ trung ương đến cơ sở tiến hành.
    Chính phủ là cơ quan hành pháp cao nhất, Chính phủ thực hiện chức năng của mình thông qua hệ thống thể chế hành chính của nền hành chính nhà nước. Vì vậy, Chính phủ còn là cơ quan quản lý hành chính nhà nước cao nhất của Nhà nước.
    Sự tác động có tổ chức và điều chỉnh, là sự thiết lập mối quan hệ con người, giữa các tập thể để thực hiện quản lý hành chính nhà nước một quá trình xã hội. Trong quản lý hành chính nhà nước, chức năng tổ chức rất quan trọng, không có tổ chức thì không thể quản lý được. Điều chỉnh là quy định v mặt pháp lý thể hiện bằng các quyết định quản lý về nguyên tắc, tiêu chuẩn, biện pháp nhằm tạo sự phù hợp của các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người.
    Sự tác động bằng pháp luật và theo nguyên tắc pháp chế. Quyền lực nhà nước mang tính mệnh lệnh đơn phương và tính tổ chức rất cao. Pháp luật phải được chấp hành nghiêm chỉnh, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
    Quản lý hành chính Nhà nước là có mục đích chiến lược, có chương trình và có kế hoạch để thực hiện mục tiêu. Trong quản lý, hoạt động đề ra mục tiêu được coi là chức năng đầu tiên và cơ bản của hoạt động quản lý. Mục tiêu quản lý là căn cứ để các chủ thể quản lý đưa ra những tác động thích hợp với những hình thức và phương pháp phù hợp. Mục tiêu của quản lý hành chính nhà nước là mục tiêu tổng hợp bao gồm: Chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao và các mục tiêu này có tính chất lâu dài, có tính thứ bậc hành chính tạo thành một hệ thống mục tiêu từ Trung ương đến cơ sở. Để đạt được mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đặt ra, hành chính nhà nước cần thiết lập các chương trình, dự án hệ thống kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn.
    Nội dung hoạt động quản lý hành chính nhà nước được cụ thể hoá thông qua các mục tiêu, nhiệm vụ, chức năng hoạt động cụ thể của từng cơ quan hành chính nhà nước, từng cấp, từng ngành và toàn hệ thống hành chính Nhà nước. Các cơ quan hành chính nhà nước với quyền lực, thẩm quyền xác định, với cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ, công chức tương ứng thực hiện chức năng hành pháp trong hành động, trong đó có hoạt động quản lý hành chính nhà nước về tài chính.
    Ban hành văn bản pháp quy là một trong những hình thức quản lý hành chính. Các cơ quan hành chính và các viên chức lãnh đạo trong hoạt động lãnh đạo, quản lý đều ra các quyết định bằng chữ viết, bằng lời nói. Văn bản pháp quy là phương tiện thông tin để cho các khách thể quản lý căn cứ vào đó mà thực hiện và cũng là một chứng cứ để cơ quan và viên chức lãnh đạo kiểm tra các khách thể thực hiện có đầy đủ và đúng hay không và tuỳ theo đó mà truy cứu trách nhiệm, xử lý theo pháp luật.
    Hiện nay đất nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Để góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, bảo đảm cho các đơn vị phát huy hết khả năng để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, việc xây dựng và ban hành chính sách tài chính thích hợp là hết sức cần thiết.
    Bộ tài chính là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức theo quy định của Chính phủ tại Nghị định số 77/2003/NĐ - CP ngày 01/7/2003, trong đó Bộ Tài chính có nhiệm vụ quan trọng của công tác là quản lý nhà nước về tài chính là xây dựng chính sáchh tài chính công. Nội dung xây dựng chính sách tài chính công là tổ chức điều hành đối với hoạt động trên các mặt chủ yếu sau đây:
    - Trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về chính sách tài chính công.
    - Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về chính sách tài chính công sau khi được phê duyệt. Thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về chính sách tài chính công.
    - Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức làm công tác quản lý tài chính.
    - Quản lý hệ thống thông tin về tài chính.
    - Hợp tác quốc tế về tài chính.
    - Định kỳ thực hiện tổng kết, đánh giá, báo cáo về tình hình thực hiện chính sách tài chính công.
    - Kiểm tra, thanh tra, giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo có liên quan tới việc thực hiện chính sách tài chính công thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính.
    Sau khi được tham dự lớp học bồi dưỡng kiến thức về Quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên chính, từ những kiến thức đã tiếp thu được trong quá trình học tập, thực tế công tác chuyên môn nghiệp vụ đang trực tiếp đảm nhận, tôi chọn nội dung viết tiểu luận về chuyển đổi cơ chế tài chính đối với hoạt động của Đài truyền hình Việt Nam, là một trong những đơn vị sự nghiệp có hoạt động đặc thù cần có chính sách tài chính thích hợp để đơn vị có điều kiện phát huy hết khả năng, phát triển mạnh trên cơ sở hoàn thành nhiệm vụ chính trị được Nhà nước giao.

    MỤC LỤC


    PHẦN I. LỜI MỞ ĐẦU 1
    PHẦN II. NỘI DUNG 5
    1. Nhận thức về lý luận liên quan đến chuyên đề. 5
    2. Thực trạng chế độ tài chính công hiện nay: 9
    3. Thực trạng. 15
    4. Phân tích, xử lý những tồn tại. 18
    5. Kiến nghị. 23
    PHẦN III. KẾT LUẬN 25
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...