Tiểu Luận Bài tập tình huống chương trình chuyên viên chính HVHC:quản lý nhà nước đối với văn hóa

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên tình huống: quản lý nhà nước đối với văn hóa thông qua trường hợp xâm phạm Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia Đình Trong.
    MỞ ĐẦU
    Di sản văn hóa Việt Nam tồn tại qua bốn nghìn năm lịch sử của dân tộc là tài sản quý giá, là niềm tự hào và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta, cũng như chứng tỏ sức sống mãnh liệt và bản lĩnh văn hóa của dân tộc.
    Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác ở nước ta. Theo Luật Di sản do Chủ tịch nước Trần Đức Lương ký lệnh công bố ngày 12/7/2001, được kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa X thông qua:
    - Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, lưu truyền bằng miệng, bằng nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết và nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác.
    - Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học bao gồm di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
    Trong thời đại hội nhập, toàn cầu hóa, sức mạnh của một quốc gia là tổng hòa của năng lực quân sự, thực lực kinh tế và bề dày lịch sử, văn hóa. Có thể nói, các di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh không chỉ góp phần giáo dục nhân dân Việt Nam về truyền thống văn hóa, lịch sử tốt đẹp của cha ông mà còn là một bộ phận hữu cơ của “hình ảnh Việt Nam” đối với bạn bè quốc tế.
    Với cách hiểu này, hơn bao giờ hết, các cơ quan hữu quan và nhân dân ta có lợi ích và trách nhiệm ra sức bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, các giá trị văn hóa truyền thống của cha ông. Làm tốt việc này cũng chính là góp phần tích cực vào việc quảng bá hình ảnh đẹp đẽ của Việt Nam trên trường quốc tế.
    Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa. Một trong những nhiệm vụ cụ thể mà Nghị quyết hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Khóa VIII đã chỉ rõ: “Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa. Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và dân gian), văn hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể”.
    Điều 34 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã xác định rõ: “Nhà nước và xã hội bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa dân tộc, chăm lo công tác bảo tồn, bảo tàng, tu bổ, tôn tạo, bảo tồn và phát huy tác dụng của di tích lịch sử, cách mạng, các di sản văn hóa, các công trình nghệ thuật, các danh lam thắng cảnh.
    Nghiêm cấm các hành động lấn chiếm, xâm phạm đến di tích lịch sử, cách mạng, các di sản văn hóa, các công trình nghệ thuật, các danh lam thắng cảnh”.
    Trong những năm đất nước đổi mới, chúng ta đã xác định rõ những định hướng lớn trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa, đã quan tâm tạo lập sự hài hòa giữa bảo tồn và phát triển, truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Từ năm 2005, Việt Nam gia nhập Công ước UNESCO 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể và trở thành quốc gia thành viên của ủy ban liên chính phủ của Công ước. Những năm gần đây, nhận thức về vai trò quan trọng của chủ thể văn hóa và cộng đồng đang được cải thiện rõ nét.
    Tuy nhiên, chúng ta cũng phải thừa nhận một thực tại là công tác quản lý và bảo tồn các di sản văn hóa hiện đang gặp nhiều khó khăn; tình trạng lấn chiếm, xâm phạm các di sản văn hóa ở một số địa phương còn xảy ra thường xuyên, dưới nhiều hình thức khác nhau và với quy mô đáng lo ngại. Năm 2003, Hà Nội có hơn 2000 di tích thì có tới 400 di tích bị xâm phạm vào khu vực I và II; trong số 385 di tích được xếp hạng cấp quốc gia thì có 119 di tích bị xâm hại, lấn chiếm vào khu vực I và II; 80 - 85% đơn thư khiếu tố gửi tới thanh tra văn hóa là khiếu nại về lấn chiếm đất đai di tích. Thực trạng này khiến cho việc tăng cường quản lý nhà nước về văn hóa đang ngày càng trở thành một đòi hỏi cấp bách.
    Xuất phát từ nhận thức trên, với hiểu biết của một công chức nhà nước, cùng với những kiến thức được trang bị về quản lý nhà nước, tôi xin trình bày quan điểm, nhận thức của mình về quản lý nhà nước đối với văn hóa thông qua trường hợp xâm phạm Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia Đình Trong.








    MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ
    CỦA VIỆC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ
    CÁC DI SẢN VĂN HÓA, KIẾN TRÚC, NGHỆ THUẬT
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...