Tiểu Luận Bài tập tình huống chương trình chuyên viên chính HVHC: Phương án giải quyết 1 vụ tranh chấp về thừa

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
    HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH
    ​[TABLE="align: left"]
    [TR]
    [TD="align: center"][/TD]
    [TD][TABLE="align: left"]
    [TR]
    [TD="align: center"][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    ​[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    LỚP BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
    CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN VIÊN CHÍNH
    TỔ CHỨC CHO CB-CC CỦA BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
    TIỂU LUẬN

    PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT 1 VỤ TRANH CHẤP VỀ THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
    ​MỞ ĐẦU
    Nói đến vai trò to lớn của đất đai đối với kinh tế Mác đã khái quát: “Đất là mẹ, sức lao động là cha sản sinh ra mọi của cải vật chất”. Đúng như vậy đất đai là một tài sản đặc biệt và cực kỳ quan trọng của mỗi quốc gia. Nó không phải là sản phẩm từ lao động của con người mà là tặng phẩm vô giá của thiên nhiên trao cho loài người. Đất đai là yếu tố cần thiết và không thể thiếu được của mọi quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội “Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống”. Lịch sử phát triển nông, lâm nghiệp của loài người cũng là lịch sử khai thác và bảo vệ đất đai ngày càng có hiệu quả.
    Đất đai là địa điểm để đặt máy móc, kho tàng, bến bãi, nhà xưởng, tạo chỗ đứng cho công nhân trong sản xuất công nghiệp.
    Đối với đời sống, đất là nơi trên đó con người xây dựng nhà cửa, các công trình văn hoá, là nơi phân bố các ngành kinh tế quốc dân, các khu dân cư . Đất đai là cở để phát triển các hệ sinh thái, yếu tố hàng đầu của môi trường sống, là nơi duy trì sự sống của con người và sinh vật.
    Dưới góc độ chính trị - Pháp lý, đất đai là một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ quốc gia gắn liền với chủ quyền quốc gia. Đất đai được coi là dấu hiệu cơ bản nhất của một quốc gia, một dân tộc, một cộng đồng.
    Đất đai là một trong những yếu tố cấu thành nên lãnh thổ quốc gia. Cho nên, xâm phạm đất đai là xâm phạm lãnh thổ và chủ quyền quốc gia. Trải qua 4000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước, có được vốn đất như ngày nay là do nhân dân ta đã dũng cảm và quật cường chiến đấu chống nhiều kẻ thù ngoại xâm và đấu tranh với thiên nhiên. Vốn đất đai là xương máu, là công sức lao động của hàng trăm thế hệ người Việt Nam trong dựng nước và giữ nước.
    Việt Nam với diện tích tự nhiên khoảng 331.000 km2 (33.104.200 ha) và dân số trên 80 triệu người, khoảng 20% diện tích đất đai được sử dụng vào mục đích nông nghiệp. So với thế giới thì Việt nam là một trong những nước có số bình quân ruộng đất vào loại thấp nhất.
    Chính sách đất đai luôn luôn là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta, đặc biệt là vào những giai đoạn chuyển biến có tính chất lịch sử vì nó không chỉ liên quan đến lợi ích của hàng chục triệu người, nhất là đối với nông dân mà còn là một khâu then chốt trong điều hành vĩ mô của Nhà nước với mục tiêu ổn định và phát triển.
    Thấy rõ tầm quan trọng của đất đai cho nên ngay sau khi giành được chính quyền năm 1945 Đảng và Nhà nước ta đã luôn quan tâm đến vấn đề liên quan đến đất đai. Luật pháp của Việt Nam đã quy định “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý”. Nhà nước chỉ giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên cơ sở các quy định của Luật đất đai ban hành ngày 14 tháng 7 năm 1993 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đất đai ngày 2 tháng 12 năm 1998.
    Ngày nay chúng ta càng phải trân trọng sự quý giá của đất, cần phải có kế hoạch khai thác tiềm năng của đất. Chúng ta cần sử dụng đất không những hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả mà phải sử dụng đất theo mô hình bền vững đáp ứng được nhu cầu hiện tại song không làm ảnh hưởng đến việc khai thác sử dụng đất của các thế hệ mai sau.
    Trong giai đoạn hiện nay, đất đai đang là những vấn đề hết sức nhạy cảm của xã hội. Để quản lý đất đai được tốt, sử dụng đất đúng mục đích, đạt hiệu quả cao đòi hỏi mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi địa phương, mỗi tổ chức, mỗi đơn vị và từng cá nhân phải thực hiện nghiêm chỉnh Luật Đất đai, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và các văn bản dưới luật khác trong việc quản lý và sử dụng đất đai.
    Thực tế thời gian qua cho thấy những cố gắng của Đảng và Nhà nước, việc quản lý và sử dụng đất đai đã và đang đi vào nền nếp. Tuy nhiên ở một số địa phương việc quản lý đất đai có những biểu hiện buông lỏng, giao đất trái thẩm quyền, vượt thẩm quyền, nghiêm trọng hơn là một số cán bộ lợi dụng chức vụ quyền hạn, thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc giải quyết tranh chấp đất đai hoặc cấp đất gây những hậu quả nghiêm trọng làm mất lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước ta. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến các vụ tranh chấp đất đai, và khiếu kiện kéo dài gây ảnh hưởng xấu đến an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở địa phương.
    Là học viên của lớp Bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên chính, tôi chọn tình huống phải xử lý trong lĩnh vực quản lý đất đai đê xây dựng tiểu luận kết thúc khoá học với mục đích học hỏi, tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm trong công tác quản lý Nhà nước cho bản thân, hy vọng tình huống này sẽ là nguồn tài liệu cho tham khảo để xem xét, giải quyết các tình huống tương tự khác.
    I- CÂU CHUYỆN TÌNH HUỐNG
    1. Hoàn cảnh ra đời của câu chuyện của tình huống:Năm 1955, ông Trần Quốc P và bà Hoàng Vũ N cưới nhau và sau 10 năm chung sống (1965) họ đã có với nhau 3 người con (2 trai, 1 gái) đó là:
    - Trần Quang Hà
    - Trần Quốc Hải
    - Trần Minh Hồng
    Năm 1977, bà Hoàng Vũ N lâm bệnh hiểm nghèo và qua đời để lại chồng là ông Trần Quốc P và 3 người con chung sống trong cùng 1 gia đình ở thôn K, xã T, huyện A, tỉnh H, trong số 3 người con của ông P thì có anh Trần Quốc Hải đi lao động học tập ở Đức từ năm 1991.
    Uỷ ban nhân dân xã T đã thực hiện Nghị định 64/CP và Nghị định số 02/CP ngày 15 tháng 1 năm 1994 của Chính phủ về việc giao đất lâm nghiệp cho các tổ chức cá nhân và hộ gia đình sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp và gia đình ông P đã được UBND xã T làm thủ tục giao cho sử dụng 480 m2 đất vườn và thổ cư, 2.700 m2 đất trồng lúa và 45. 000 m2 đất đồi rừng để trồng cây ăn quả và cây lâm nghiệp.
    Tháng 1 năm 2002 do tuổi cao, sức yếu ông P lâm bệnh nặng và qua đời, trong di chúc để lại ông P ghi rõ: “Nay để lại cho anh Hà Văn Thao 1.200 m2 đất trồng lúa và 6000 m2 đất lâm nghiệp” trong tổng số đất mà UBND xã T giao cho ông P khi bà còn sống theo Nghị định 64/CP và Nghị định 02/CP ngày 15/1/19994 của Chính phủ.
    Được biết anh Hà Văn Thao là con trai của người bạn thân với ông P sống cùng thôn K, xã T và theo Nghị dịnh 64/CP và Nghị định 02/CP thì anh Thao cũng được UBND xã T cấp đủ diện tích trồng lúa và đất lâm nghiệp theo tiêu chuẩn đã quy định. Ngoài ra trong di chúc để lại ông P không đề cập gì đến việc phân chia tài sản thừa kế cho các con của ông.
    Tháng 5 năm 2002, sau khi ông P mất được 4 tháng thì anh Trần Quang Hà là con trai trưởng của ông P tự ý đứng ra phân chia tài sản, đất đai không theo di chúc của ông P để lại, cụ thể là:
    - Phân chia đều 2.700 m2 đất trồng lúa và 45.000 m2 đất cho 2 anh em là Trần Quang Hà và Trần Minh Hồng. Trường hợp anh Trần Quốc Hải không được chia đất với lý do là đi nước ngoài, không có hộ khẩu ở nhà.
    - Riêng đối với diện tích đất vườn 480 m2, vì đây là diện tích đất có cả đất thổ cư, do đó anh Hà đã phân chia đều cho cả 3 anh em (Trần Quang Hà, Trần Quốc Hải và Trần Minh Hồng) mỗi người 160 m2.
    Đối với anh Hà Văn Thao thì anh Trần Quang Hà không chia đất cho anh này (theo di chúc của ông P để lại thì anh Thao được chia) với lý do: Anh Thao không phải là con trong gia đình ông P.
    Tháng 10 năm 2002, anh Trần Quốc Hải từ nước ngoài trở về thăm quê hương (anh Hải không có ý định ở lại quê hương sinh sống), sau khi nghe người anh cả là Trần Quang Hà trình bày lại việc phân chia tài sản, đất đai trong gia đình, anh Hải đã không đồng tình với cách phân chia của anh Hà và cũng từ đó anh em nảy sinh mâu thuẫn, sau nhiều lần được chính quyền địa phương hoà giải, nhưng tình hình vẫn không được cải thiện mà có phần xấu hơn.
    2. Diễn biễn câu chuyện tình huống. Ngày 15 tháng 11 năm 2002, anh Hải đã có đơn khiếu nại lên UBND xã T đề nghị chính quyền giải quyết cho anh được 1/3 diện tích đất trồng lúa và đất lâm nghiệp mà UBND xã đã giao cho gia đình ông P theo Nghị định 64/CP và Nghị định 02/CP.
    Vào thời gian này cùng với đơn khiếu nại của anh Trần Quốc Hải thì anh Hà Văn Thao cũng gửi đơn lên UBND xã T đòi được hưởng 1.200 m[SUP]2[/SUP] đất trồng lúa và 6000 m[SUP]2[/SUP] đất lâm nghiệp theo như di chúc của ông P để lại.
    Khi nhận được đơn khiếu nại của của 2 công dân Trần Quốc Hải và Hà Văn Thao, UBND xã T đã tiến hành giải quyết như sau:
    - Đối với anh Trần Quốc Hải: UBND xã đã bác đơn khiếu nại về việc đòi hưởng 1/3 diện tích đất trồng lúa và đất lâm nghiệp vì các lý do sau:
    + Anh Hải đi lao động học tập ở nước ngoài, không có hộ khẩu ở địa phương do vậy không có quyền được sử dụng diện tích đất mà địa phương giao cho gia đình ông P theo Nghị định 64/ CP và Nghị định 02/CP.
    + Đối với anh Hoàng văn Thao: UBND xã đã giải quyết cho được hưởng 1.200 m2 đất trồng lúa và 6000m[SUP]2[/SUP] đất lâm nghiệp theo di chúc của ông P để lại.
    Khi UBND xã T giải quyết như vậy thì mối quan hệ giữa 3 anh em trong gia đình lại trở lên căng thẳng hơn. Đồng thời mâu thuẫn giữa 2 gia đình anh Hà và anh Thao ngày càng trở lên căng thẳng, tình cảm hàng xóm thấy khó có thể hàn gắn như trước được.
    Với sự việc này phần lớn nhân dân ở thôn K xã T đã có quan điểm đồng tình ủng hộ đối với những quyết định của UBND xã T, tuy nhiên cũng có một số ít không đồng tình với quyết định của UBND xã với các lý do: UBND xã T đã giải quyết vụ việc chưa thấu tình, đạt lý và chưa đúng thẩm quyền . để vụ việc giải quyết vừa đúng pháp luật, ổn thoả, vừa giữ được tình cảm anh em trong gia đình và mối quan hệ hàng xóm, láng giềng, thì từ những vấn đề đặt ra, chúng ta nên xử lý như thế nào cho phù hợp và đúng pháp luật hiện tại.
    MỤC LỤC

    Mở đầu. 1
    I- Câu chuyện tình huống. 4
    1. Hoàn cảnh ra đời của câu chuyện của tình huống: 4
    2. Diễn biễn câu chuyện tình huống. 6
    II - Phân tích, xử lý tình huống: 7
    1. Mục tiêu đề ra: 7
    2. Cơ sở lý luận. 7
    3. Phân tích tình huống. 9
    4. Các phương án, biện pháp giải quyết. 11
    III- Kiến nghị và Kết luận. 14
    1 - Kiến nghị: 17
    2 - Kết luận: 14
    Tài liệu tham khảo. 19
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...