Tiểu Luận Bài tập tình huống chương trình chuyên viên chính HVHC: Đối lưu luồng tuyến giữa Sở giao thông vận t

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên tìnhh huống: Đối lưu luồng tuyến giữa Sở giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh và Sở giao thông vận tải Thành phố Đà Nẵng

    PHẦN I
    LỜI NÓI ĐẦU
    Những năm gần đây, tình hình trật tự an toàn giao thông là một trong những vấn đề nhức nhối trong đời sống xã hội nước ta. Bộ giao thông vận tải cùng cảnh sát giao thông đã có rất nhiều biện pháp tích cực nhằm giảm thiểu các vụ vi phạm an toàn giao thông, tuy nhiên các hiện tượng vi phạm an toàn công trình giao thông, an toàn giao thông vận tải, vi phạm thể lệ trong lĩnh vực quản lý vận tải của các tổ chức và cá nhân có những biểu hiện nghiêm trọng. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng trên: cơ sở hạ tầng giao thông vận tải tuy đã được đầu tư nâng cấp sửa chữa xây dựng mới nhưng chưa đáp ứng được sự bùng nổ và phát triển dân số đô thị hoá, sự chuyển đổi của cơ chế thị trường và sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Cùng với sự phát triển của cả nước, phương tiện vận tải tham gia lưu thông trên đường bộ, đường sông, đường sắt ngày càng tăng nhanh phục vụ cho mục đích và tổ chức của cá nhân. Ngành nghề kinh doanh vận tải được phát triển mạnh mẽ và rộng khắp. Ngoài các đơn vị vận tải của tập thể và của Nhà nước trước đây trong vận tải nói chung và vận tải hành khách đường bộ nói riêng, đã được bổ sung thêm nhiều công ty tư nhân và các hộ kinh doanh vận tải tư nhân tham gia vận tải.
    Sự đa dạng các thành phần kinh tế trong dịch vụ vận tải hành khách đã giải quyết được nhu cầu đi lại của nhân dân, chất lượng phục vụ được nâng cao, hành khách đi lại bằng ô tô khách thuận lợi hơn. Tuy vậy, cũng chính từ việc đa dạng các thành phần kinh tế trong dịch vụ vận tải và đã nảy sinh những vấn đề cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Vì lợi ích kinh tế của chủ xe đã có những hanh vi vi phạm những quy định và thể lệ giao thông vận tải, các quy định về các luồng tuyến giao thông, điểm đỗ đón khách, chở quá số khách quy định, thu tiền cao hơn mức vé quy định, phóng nhanh vượt ẩu, tranh cướp khách trên đường.
    Đây là những nguyên nhân làm phức tạp quá trình quản lý vận tải hành khách đường bộ và là nguyên nhân dẫn đến các tai nạn giao thông do vi phạm những quy định về bảo vệ công trình giao thông vận tải và trật tự an toàn giao thông đường bộ.
    Để tăng cường công tác giữ gìn trật tự an toàn giao thông và kỷ cương của ngành, từng bước lập lại trật tự trong lĩnh vực bảo vệ công trình giao thông, trật tự an toàn giao thông và quản lý vận tải, Bộ giao thông vận tải đã đệ trình lên chính phủ xin phép thành lập tổ chức lực lượng thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải trên toàn quốc.
    Ngày 5 - 12 - 1996, Chính phủ đã ban hành Nghị định 80/CP quy định tổ chức và hoạt động của thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải.
    Ngày 23/04/1997, Bộ Giao thông vận tải ban hành Quyết định số 1033 - QĐ/TCCB - LĐ thành lập Ban thanh tra giao thông đường bộ.
    Ngày 21/04/1997, Bộ Giao thông vận tải - Ban TCCP đã ban hành thông tư liên tịch hướng dẫn về tổ chức và biên chế thanh tra giao thông các cấp.
    Được sự chỉ đạo, quan tâm của các cấp, lực lượng thanh tra giao thông đã được kiện toàn và ổn định hoạt động. Hoạt động của lực lượng thanh tra giao thông trên các lĩnh vực; bảo vệ công trình giao thông, an toàn giao thông và trật tự vận tải đã thu được những kết quả đáng kể.Tuy nhiên, do lực lượng còn ít, mới được thành lập, nhiệm vụ mới mẻ và đối tượng kiểm tra, kiểm soát đa dạng, hoạt động phức tạp, nên việc xử lý các tình huống vi phạm của Thanh tra giao thông còn nhiều lúng túng. Có một vài trường hợp xử lý vượt quá thẩm quyền cho phép đã gây ra hoang mang, thắc mắc trong dư luận. Sau đây là một vụ việc tương đối phổ biến đã xảy ra.

    PHẦN II
    TÌNH HUỐNG VÀ DIỄN BIẾN
    1. Đối lưu luồng tuyến giữa Sở giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh và Sở giao thông vận tải Thành phố Đà Nẵng.
    Thực hiện biên bản làm việc giữa Giám đốc Sở giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh và Giám đốc Sở Giao thông vận tải thành phố Đà Nẵng đã thống nhất thoả thuận tổ chức đối lưu vận tải hành khách giữa hai địa phương với 5 tuyến cố định và tỷ lệ phương tiện tính bằng số chuyến xe mỗi ngày là 30/30. Có nghĩa là số chuyến xe vận tải trên tuyến của 2 địa phương TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng luôn ngang bằng nhau. Khi đón khách và trả khách trong phạm vi TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, các xe bắt buộc phải vào bến đỗ đã được qui định trên tuyến vận tải. Ngoài ra các cá nhân và tổ chức tham gia vận chuyển hành khách còn phải tuân theo những qui định khác của pháp luật về vận tải đường bộ và vận tải hành khách công cộng.
    2. Công ty cổ phần vận tải KT.
    Công ty cổ phần vận tải KT là đơn vị được cấp giấy phép kinh doanh vận tải hàng hoá và chỉ được chạy 1 trong 8 tuyến đã được 2 Sở GTVT thống nhất hiệp thương, tuyến vận chuyển từ tỉnh KT tới TP. Hồ Chí Minh và ngược lại. Công ty đã sử dụng 6 ô tô loại xe HUNDAI được phép chở 46 người cùng hành lý. Một trong 6 có xe biển số 54T - 44 - 55 của chủ xe Xuân Dũng, qua xác minh xe 54T - 44 - 55 thường xuyên đón khách tại các bến cóc, bến lậu để trốn việc quản lý của các bến xe.
    3. Ngày 2/6/2003.
    Vào lúc 10h30, trên hành trình từ huyện KT đến TP. Hồ Chí Minh xe khách 54T-44-55 đã bị Thanh tra giao thông TP. Hồ Chí Minh kiểm tra giấy tờ xe và thu giữ giấy tờ xe.
    - Thanh tra giao thông lập biên bản vi phạm.
    - Chủ xe không ký biên bản.
    - Thanh tra giao thông giữ xe và đợi xử lý.
    4. Ngày 3/6/2003.
    Chủ xe 54T - 44 - 55 có đơn gửi các cấp, Bộ giao thông vận tải tại TP. Hồ Chí Minh, cảnh sát giao thông, khiếu nại về thanh tra giao thông TP. Hồ Chí Minh bắt giữ xe trái luật gây thiệt hại kinh tế cho chủ xe.

    MỤC LỤC
    PHẦN I 1
    LỜI NÓI ĐẦU 1
    PHẦN II 4
    TÌNH HUỐNG VÀ DIỄN BIẾN 4
    1. Đối lưu luồng tuyến giữa Sở giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh và Sở giao thông vận tải Thành phĐà Nẵng. 4
    2. Công ty cổ phần vận tải KT. 4
    3. Ngày 2/6/2003. 4
    4. Ngày 3/6/2003. 5
    PHẦN III 6
    PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG 6
    A. Đối lưu 30/30 tham gia vn chuyn trên tuyến. 6
    PHÂN TÍCH SỰ VIỆC 7
    PHẦN IV 9
    XỬ LÝ VỤ VIỆC CỦA CÁC CẤP. 9
    PHẦN V 11
    NHỮNG BÀI HỌC 11
    PHẦN VI 14
    KIẾN NGH 14
    PHẦN VII 16
    KẾT LUẬN 16
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...