Tiểu Luận Bài tập tình huống chương trình chuyên viên chính HVHC: Công tác quản lý bảo vệ môi trường

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU

    Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự tồn tại và phát của đời sống con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước, của dân tộc và nhân loại. Sự biến đổi một số thành phần môi trường sẽ gây tác động đáng kể đối với các hệ sinh thái. Bảo vệ môi trường là một vấn đề sống còn của đất nước, của nhân loại; là nhiệm vụ có tính xã hội sâu sắc, gắn liền với cuộc đấu tranh xoá đói giảm nghèo.
    Ở mỗi nước, với cuộc đấu tranh vì hoà bình và tiến bộ xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Bảo vệ môi trường là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của toàn nhân loại; bảo vệ môi trường gắn liền với sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, do vây đòi hỏi phải có sự quản lý của nhà nước đối với môi trường. Quản lý Nhà nước về môi trường nhằm bảo vệ lợi ích cho xã hội và cộng đồng; bảo vệ sức khoẻ của nhân dân, bảo đảm cho con người được sống trong môi trường trong lành, phục vụ sự nghiệp phát triển của mỗi quốc gia nói riêng, góp phần bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu nói chung.
    Đảng và nhà nước ta đã có những chủ trương, biện pháp giải quyết các vấn đề môi trường. Hoạt động bảo vệ môi trường của nước ta đã đạt được những kết quả bước đầu, đã xuất hiện những gương người tốt việc tốt về bảo vệ môi trường. Để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước và trách nhiệm của chính quyền các cấp, các cơ quan, đơn vị và cá nhân trong việc bảo vệ môi trường; Ngày 27 tháng 12 năm 1993, Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ tư đã thông qua Luật Bảo vệ môi trường, Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 01 năm 1994.
    Với sự phát triển mạnh mẽ của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, nhiều tỉnh và thành phố đã trở thành các trung tâm công nghiệp về sản xuất giấy, phân bón, hoá chất, chế biến lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác chế biến khoáng sản Do tính đa dạng của các ngành công nghiệp, cơ sở sản xuất trong các tỉnh nên thành phần chất thải cũng rất phức tạp vì vậy môi trường là một vấn đề đã được các cấp lãnh đạo của tỉnh rất quan tâm. Từ khi có Luật Bảo vệ môi trường đến nay, công tác bảo vệ môi trường trong toàn quốc nói chung và ở các tỉnh nói riêng ngày càng được coi trọng; Hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường đã dần được hoàn thiện và được triển khai áp dụng vào thực tế; Các hoạt động tuyên truyền giáo dục pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực bảo vệ môi trường được chú trọng; Nhà nước đã quan tâm định hướng chỉ đạo trong việc hoạch định các chính sách, chiến lược, các giải pháp nhằm cải thiện môi trường như: ngăn chặn tình trạng suy thoái chất lượng không khí - nước - đất - cảnh quan và các nhân tố môi trường khác khác đang xảy ra phổ biến, cải thiện môi trường đô thị và khu công nghiệp. Cải thiện, đảm bảo môi trường cho các vùng nông thôn thâm canh, vùng trung du đang trong quá trình chuyển dịch kinh tế. Chương trình phát triển nông lâm nghiệp, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nước, kiên cố hoá kênh mương, cấp nước sạch, làm đường giao thông nông thôn, qui hoạch thành phố, xử lý thoát nước, xử lý nước thải, rác thải bệnh viện, nước khí thải của các nhà máy – xí nghiệp Nhận thức, ý thức, trách nhiệm của các ngành, các đơn vị và người dân đã được nâng lên. Một số đơn vị cơ sở đã chú trọng đầu tư trang thiết bị xử lý nguồn thải. Ở cơ sở sản xuất, việc khai thác sử dụng tài nguyên khoáng sản được đảm bảo theo qui định, những trường hợp vi phạm đều kiên quyết xử lý kịp thời. Toàn dân đã triển khai thực hiện tốt chương trình bảo vệ và phát triển rừng, đẩy nhanh tốc độ phủ xanh đất trống đồi núi trọc, đưa tỷ lệ độ che phủ của rừng ngày một tăng, góp phần cải thiện môi trường địa phương. Chú trọng tiến hành thường xuyên công tác kiểm tra, thanh tra phát hiện và xử lý kịp thời những vi phạm về bảo vệ môi trường, giải quyết dứt điểm những đơn thư khiếu nại về môi trường.
    Tuy nhiên, việc bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn mới; bên cạnh những kết quả đã đạt được công tác bảo vệ môi trường vẫn còn những tồn tại. Tuy nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường đã được nâng lên song vẫn còn hạn chế; Vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường vẫn xảy ra ở nhiều nơi, đặc biệt nhiều cơ sở sản xuất chưa chấp hành nghiêm việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu các nguồn gây ô nhiễm môi trường, dẫn đến gây ô nhiễm môi trường xung quanh.
    Để khắc phục những mặt còn tồn tại trong công tác bảo vệ môi trường, mỗi cán bộ, công chức phải không ngừng nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và gương mẫu, tích cực tham gia mọi hoạt động bảo vệ môi trường, cán bộ, cơ quan quản lý về bảo vệ môi trường phải luôn đề ra và thực hiện được các biện pháp nhằm tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên lĩnh vực bảo vệ môi trường.
    Trong quá trình tham gia tìm hiểu công tác quản lý bảo vệ môi trường ở địa phương tôi nhận thấy còn có những tình huống xử lý về lĩnh vực bảo vệ môi trường còn chưa được chặt chẽ hoặc chưa thật hiệu quả. Được nghiên cứu, học tập lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước dành cho chuyên viên, tôi mạnh dạn nêu lên một tình huống xảy ra và những suy nghĩ về việc giải quyết tình huống đó.
    Do quỹ thời gian hạn hẹp, bài viết không tránh khỏi những khiếm khuyết. Tôi mong có được sự góp ý của các giáo viên Học viên để tiểu luận được hoàn chỉnh và tôi xin chân thành cảm ơn Ban tổ chức khóa học và các giảng viên học viện đã trang bị cho chúng tôi những kiến thức cần thiết để hoàn thành khoá học.


    I. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG
    Tình huống được đặt ra là: Cơ sở sửa chữa của ông Nguyễn Văn Duy ở thôn 4, xã Bình Hoà, Huyện Giao Thủy đã gây ô nhiễm môi trường, vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường dẫn đến các hộ nhân dân kiến nghị nhiều lần tới cơ quan chức năng đề nghị xử lý. Cụ thể như sau:
    Cơ sở sửa chữa ô tô của ông Nguyễn Văn Duy được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 1992 tại thôn 4, xã Bình Hoà, huyện Giao Thủy. Cơ sở được xây dựng trên một diện tích là 250m[SUP]2[/SUP], có khoảng cách gần nhất từ cơ sở đến hộ gia đình xung quanh là 50m.
    Về tổ chức: Cơ sở gồm có 20 người, do ông Nguyễn Văn Duy là chủ cơ sở.
    Về tổ chức sản xuất: Cơ sở làm việc theo cơ chế thị trường, thời gian làm việc tuỳ thuộc vào yêu cầu của khách hàng, hoạt động dưới hình thức dịch vụ phục vụ. Nhiệm vụ chính của cơ sở là sửa chữa, trung đại tu, gò hàn, lắp ráp thùng, bệ xe ô tô, máy kéo. Nguyên liệu phục vụ cho việc sửa chữa gồm tôn, sắt, nhôm, que hàn, đất đèn, gỗ và một số thiết bị chính: Bình ôxy, bộ hàn hơi, máy phun sơn, bình đất đèn
    Khi cơ sở đi vào hoạt động, cơ sở đã được cơ quan chức năng là Sở tài nguyên môi trường (nay là Sở Tài nguyên môi trường) hướng dẫn thực hiện các qui định về bảo vệ môi trường của Luật bảo vệ môi trường. Tháng 5 năm 2004, cơ sở đã lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, trong bản báo cáo đã xác định được các nguồn gây ô nhiễm chính do hoạt động của cơ sở gây ra, bao gồm: Khí thải (Clo, CO, CO[SUB]2[/SUB], SO[SUB]4[/SUB], C[SUB]2[/SUB]H[SUB]2[/SUB], mùi sơn ) bụi, tiếng ồn, chất thải rắn, riêng về tiếng ồn, kết quả đánh giá hiện trạng môi trường khu vực tại thời điểm báo cáo cho thấy độ ồn cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 15 đến 20dBA. Báo cáo cũng đã nêu một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm gồm: Thực hiện trồng cây xanh quanh khu vực sản xuất, trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho công nhân, xây dựng hệ thống thoát nước đảm bảo vệ sinh, xây dựng cơ sở hạ tầng bền vững, bố trí các hoạt động gây tiếng ồn lệch pha, thường xuyên kiểm tra chặt chẽ các thiết bị và các van của bình khí.
    Căn cứ vào bản báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ sở, sau khi tổ chức thẩm định, Giám đốc Sở Tài nguyên môi trường đã ra Quyết định số XX/QĐ – MTG ngày yy/5/2004 phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ sở, đồng thời yêu cầu cơ sở:
    - Thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường đã nêu tại báo cáo đánh giá tác động môi trường.
    - Thực hiện kiểm soát mỗi năm một lần các chỉ tiêu môi trường: Bụi, tiếng ồn, khí thải, chất thải rắn.
    - Thực hiện phương án phòng chống cháy nổ và bảo hộ lao động.
    Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, cơ sở sửa chữa ô tô của ông Nguyễn Văn Duy đã không nghiêm túc chấp hành Quyết định của Giám đốc Sở Tài nguyên môi trường, không thực hiện tốt các biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường, do đó đã gây ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh.
    Ngày 24/4/1999, 20 hộ gia đình thuộc thôn 4, xã Bình Hoà, huyện Giao Thủy đã có đơn kiến nghị gửi Giám đốc Sở Tài nguyên môi trường, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã Bình Hoà, chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Giao Thủy về việc cơ sở sửa chữa ôtô của ông Nguyễn Văn Duy hoạt động gây ảnh hưởng đến khu vực dân cư.
    Đơn kiến nghị nêu:
    - Cơ sở sửa chữa ô tô hoạt động gây tiếng ồn ảnh hưởng đến sinh hoạt của các hộ gia đình.
    - Hàng ngày các hộ phải ngửi mùi hôi thối của đất đèn, hơi sơn từ cơ sở gây lên.
    - Nước thải của cơ sở không được xử lý, chảy ra ruộng lúa, ao nuôi cá gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi.
    Trong đơn, các hộ đề nghị các cơ quan có biện pháp xử lý đối với cơ sở, yêu cầu cơ sở thực hiện các giải pháp để chấm dứt tình trạng gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sinh hoạt, sản xuất của các hộ gia đình.
    Sau khi nhận được đơn kiến nghị, giám đốc Sở tài nguyên môi trường đã giao cho chánh thanh tra Sở phối hợp với Uỷ ban nhân dân xã Bình Hoà và Uỷ ban nhân dân huyện Giao Thủy đã xem xét, giải quyết.
    Ngày 09/06/2004, Chánh thanh tra Sở tổ chức cuộc họp tại Uỷ ban nhân dân xã Bình Hoà để kiểm tra, xác minh. Thành phần cuộc họp gồm có:
    - Chánh thanh tra Sở và chuyên viên quản lý môi trường của Sở Tài nguyên môi trường.
    - Cán bộ thanh tra tư pháp, phó chủ tịch UBND xã Bình Hoà.
    - Cán bộ tiếp dân và cán bộ thanh tra của UBND huyện Giao Thủy.
    - Hộ gia đình ông H (gần cơ sở sửa chữa ô tô).
    - Ông Nguyễn Văn Duy (chủ cơ sở sửa chữa ô tô).
    Qua trao đổi và kiểm tra thực tế tại cơ sở, cuộc họp thống nhất kết luận:
    - Cơ sở có đầy đủ các thủ tục giấy tờ quy định về sản xuất kinh doanh và qui định của Luật Bảo vệ môi trường như:
    + Giấy phép kinh doanh.
    + Giấy phép hành nghề.
    + Cam kết và nộp đủ thuế theo quy định
    + Có báo cáo đánh giá tác động môi trường và đã được Giám đốc Sở Tài nguyên môi trường phê duyệt tại Quyết định số xx/QĐ ngày yy/06/2004.
    - Cơ sở thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, cũng như quy định của địa phương.
    - Việc cơ sở hoạt động gây ô nhiễm đến khu vực dân cư xung quanh là có.
    - Cơ sở nghiêm túc thực hiện các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường.
    Tại cuộc họp, cơ sở đã tiếp thu các ý kiến, đề nghị được tiếp tục hoạt động và cơ sở hứa sẽ thực hiện đúng các yêu cầu kết luận của cuộc họp. Căn cứ kết quả cuộc họp, Chánh thanh tra Sở đã có Quyết định số aa/QĐ – TTR ngày 12/6/2004 về giải quyết đơn kiến nghị của nhân dân thôn 4, xã Bình Hoà, nội dung Quyết định khẳng định việc cơ sở gây ô nhiễm là đúng như kiến nghị và đề nghị cơ sở thực hiện các yêu cầu sau:
    - Thực hiện đầy đủ Quyết định số XX/QĐ ngày yy/06/2004 của Sở Tài nguyên môi trường.
    - Cơ sở phải có tường che chắn bao quanh, nạo vét rãnh thoát nước, có thùng chứa chất thải.
    - Khu vực sơn của cơ sở phải được đặt trong phòng kín cách ly.
    - Cơ sở phải nâng cao mái nhà.
    Sau khi nhận được quyết định số AA/QĐ – TTR ngày 12/6/2004 của Chánh thanh tra Sở về giải quyết đơn kiến nghị, 12 hộ dân không đồng tình với Quyết định này và tiếp tục có đơn kiến nghị lần 2 ngày bb/10/2004 phản bác Quyết định số AA/QĐ – TTR ngày 12/6/2004 của Chánh thanh tra Sở. Đơn được gửi đến chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở tài nguyên môi trường, Chủ tịch UBND xã Bình Hoà, chủ tịch UBND Huyện Giao Thuỷ. Đơn kiến nghị lần 2 cho rằng: Việc giải quyết như vậy là không thoả đáng, “quan liêu, hời hợt, chung chung”.
    Nhận được đơn kiến nghị lần 2, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đã ghi ý kiến chỉ đạo: “Chuyển đồng chí giám đốc Sở Tài nguyên môi trường giải quyết”. Giám đốc Sở Tài nguyên môi trường tiếp tục cử tổ công tác đến kiểm tra cơ sở.
    Ngày xx/10/2004, tổ công tác đến làm việc với UBND xã Bình Hoà và kiểm tra tại cơ sở, kết quả tổ công tác đã kết luận: Cơ sở đã thực hiện cơ bản các yêu cầu tại quyết định số AA/QĐ – TTR ngày 08/5/2004 của Chánh thanh tra Sở; riêng việc làm tường chắn tiếng ồn là chưa đạt yêu cầu (bằng vật liệu tạm, tường che chắn bằng cót ép).
    Kết quả đô độ ồn vẫn vượt tiêu chuẩn Việt Nam cho phép là 10dBA, tổ công tác đã đề xuất với Giám đốc Sở thu hồi quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ sở và đề nghị UBND huyện Giao Thủy xem xét thu hồi giấy phép kinh doanh của cơ sở.
    Xung quanh việc giải quyết trường hợp đơn thư kiến nghị này, có nhiều ý kiến cho rằng việc giải quyết như vây là chưa hợp lý.


    MỤC LỤC
    LỜI NÓI ĐẦU 1
    I. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG 4
    II. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG 9
    III. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ 9
    IV. XÂY DỰNG, PHƯƠNG ÁN VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN TỐI ƯU. 13
    Phương án 1: 13
    Phương án 2: 13
    Phương án 3: 14
    KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN 16
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 17
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...