Tài liệu bài tập tiếng việt nâng cao lớp 6

Thảo luận trong 'Lớp 6' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bài tập tiếng việt lớp 6:
    I/Cấu tạo từ.
    Bài 1: Trong đoạn trích sau đây: “ Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao. kẻ ở cạn, người ở nước, tính tình, tập quán khác nhau, khó mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. kẻ miền núi người miền biển, khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn”
    (Con rồng cháu tiên)

    a) Em hãy tìm các từ phức có trong đoạn văn trên.
    b) Các từ phức trong đoạn trích trên có từ nào là từ láy không? Vì sao?
    c) Các từ phức trong đoạn trích trên, từ nào có nghĩa khái quát, từ nào không có nghĩa khái quát?
    Bài 2: Trong các từ ghép sau đây, từ nào có nghĩa khái quát, từ nào có nghĩa cụ thể ?
    Ăn chơi, ăn diện, ăn bớt, ăn mặc, ăn nhập, ăn theo, ăn xổi, ăn nói, ăn dong, ăn mày, ăn mòn, ăn sương, ăn nằm, ăn ngọn, ăn, quịt, ăn rơ, ăn theo.
    Bài 3: Em hãy nhận xét về vần và các phụ âm đầu trong các từ láy sau đây. Nghĩa của chúng có vướng mắc không ?
    thập thò, mấp mô, thấp thoáng, bập bẹ, tập tẹ,nhấp nhô, cập kề, mấp mé, nhấm nháp, vấp váp, mập mạp, tấp nập, nhấp nhổm, thấp thỏm.
    Bài 4: Trong đoạn văn sau đây : từ nào là từ láy, từ nào là từ ghép? Vì sao?
    “Mã Lương vờ như không nghe thấy, cứ tiếp tục vẽ. Gió bão càng to, mây đen kéo mù mịt, trời
    tối sầm. sóng lớn nổi lên dữ dội như những trái núi đổ sập xuống thuyền. Chiếc thuyền ngả nghiêng rồi bị chôn vùi trong những lớp sóng hụng dữ”
    (cây bút thần)
    Bài 5: có bạn cho rằng các từ sau đây là từ láy, theo em có đúng không?
    Non nước,chiều chuộng, ruộng rẫy, cây cỏ, vuông vắn, bao bọc, ngay ngắn, cười cợt, tướng tá, ôm ấp, líu lo, trong trắng, nhức nhối, tội lỗi, đón đợi,mồ mả, đả đảo, tươi tốt, vùng vẫy, thơm thảo.
    Bài 6: Tìm nhanh các từ láy mà giữa các tiếng có thể thay đổi được trật tự.
    Ví dụ: thơ thẩn, vơ vẩn.
    Bài 7: Em hãy tìm các từ láy :
    a) Tượng hình. Ví dụ: ngoằn ngèo, khấp khểnh, .
    b) Tượng thanh. Ví dụ: lách cách, rột roạt,
    c) Chỉ tâm trạng. Ví dụ: bâng khuâng, thẫn thờ,
    Bài 8: Tìm các từ láy có vần eo, vần êu.
    Bài 9: ngoài các từ đơn, từ láy, từ ghép dựa vào nghĩa của các tiếng em hãy tìm một số từ phức mà các tiếng đều không có nghĩa, cũng không có quan hệ ngữ âm.

    II/Từ mượn
    Bài 1:Trong các từ sau đây từ nào là từ mượn:
    Đầu, não, tủy, dân, ông, bà, cô, cậu, hổ, báo, xã, ấp, tỉnh, huyện, phố, thành, quần, nhung, sách, táo, lê, tùng, bách, lễ, nghĩa,đức, tài, xô, lốp,phanh, sút,gôn, giang sơn, Tổ quốc, khôi ngô, thủy cung, tập quán, cai quản, ghi đông, pê đan, may ơ.
    Bài 2: Em hãy tìm các từ Hán Việt trong truyện Con rồng cháu tiên. Giải nghĩa các từ Hán Việt mà em tìm được?
    Bài 3: Cũng như vậy với bài Bánh trưng, bánh giầy.
    Bài 4: Hãy giải nghĩa các từ sau:
    Sứ giả,học giả, khán giả, thính,giả, độc giả, diễn giả, tác giả, tác gia, nông gia, văn gia, thi gia, dịch gia, triết gia.
    Bài 5: Tại sao không có các từ: khán gia, thính gia,độc gia?
    Bài 6: Từ tiếng thu trong thu thảo hãy tìm những từ Hán Việt có tiếng thu.
    Bài 7: trong hai bài thơ sau đây:
    -Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
    Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
    Sóng biếc theo làn hơi gợi tí
    Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo
    Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
    Ngõ trúc quanh co khách vắng teo
    Tựa gối,ôm cần lâu chẳng được
    Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

    -Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn
    Tiếng ốc xa xưa vẳng trông đồn
    Gác mái ngư ông về viễn phố
    Gõ sừng, mục tử lại cô thôn
    Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi
    Dặm liễu sương sa khách bước dồn
    Kẻ chốn Chương Đài,người lữ thứ
    Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn.
    a) Hai bài thơ có gì khác nhau về cách dùng từ?
    b) Đọc hai bài thơ em có cảm giác gì?
    Bài 8: Cho các từ sau: cha mẹ, phụ huynh, thu thảo, li hương, xa quê, sơn núi,thi nhân, thi gia, phu nhân, bà xã. Hãy điền các từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:
    - Kính gửi em
    - Cô ấy có tên là .
    - . là bạn ấy.
    - Anh mời sang đây uống nước.
    Bài 9: Tìm những từ ghép thuần Việt tương ứng với các từ Hán Việt sau đây:
    Thiên địa, giang sơn, huynh đệ, nhật dạ, phụ tử, phong vân, quốc gia, tiền hậu, tiến thoái, cường nhược, sinh tử, tồn vong, mĩ lệ, sinh nhật, ca sĩ, hải quân, phụ huynh.
    Bài 25 : Trong các câu sau , câu nào sử dụng từ Hán- Việt phù hợp với sắc thái ý nghĩa ?
    A. Các chiến sĩ không quân đang làm nhiệm vụ bảo vệ không phận của tổ quốc Việt Nam.
    B. Tổng thống Pu- tin và phu nhân đã đến thăm nước ta.
    C. Đoàn đại biểu cựu chiến binh, quân phục chỉnh tề đang diễu hành qua lễ đài.
    D. Do nhiễm chất độc màu da cam, bạn ấy đã từ trần khi mới mười 15 tuổi.
    E. Nhà văn vĩ đại ấy đã từ trần, hưởng thọ 76 tuổi.
    F. Chú em và phu nhân đã lên đường sang Thái Lan.
    G. Chủ tịch nước và phu nhân đã lên đường thăm Trung Quốc.
    H. Do tuổi cao sức yếu ông em đã quy tiên, hưởng thọ 85 tuổi.
    Bài 27 : Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong những trường hợp sau :
    A. Đường thành và hào nước bao quanh một địa điểm để phòng vệ .
    B. Nơi vua chúa ở là .
    C. Nơi chôn vua chúa, vĩ nhân lúc chết là .
    D. Người làm việc trong công sở, trong cơ quan nói chung là .
    E. là quá trình sinh trưởng và phát triển của sự vật,của xã hội đã diễn ra theo thời gian.
    F. là những động từ đi kèm tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.
    G là hiện tượng gọi tên sự vật này bằng tên sự vật kia có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho lời văn.
    c. Thèng kª tõ H¸n ViÖt theo mÉu:
    - 5 tõ theo mÉu: ViÕn kh¸ch: ViÔn + x
    - 5 tõ theo mÉu: "Tø tuÇn": Tø + x .
    - 5 tõ theo mÉu: "VÊn danh": VÊn + x .





































    NGHĨA CỦA TỪ
    Bài 1: Điền các từ thích hợp vào chỗ trống trong các trường hợp dưới đây:
    phương tiện đi lại hoặc vận tải trên bộ có bánh lăn.
    xe người đi, có hai bánh, tay lái với bánh trước,dùng sức người đạp cho quay bánh sau.
    từ dùng cho người nhỏ tuổi, tự xưng một cách thân mật với thầy cô hoặc anh chị.
    công trình xây dựng có mái, có tường vách để ở hay để dùng vào một việc nào đó.
    .đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất, có nghĩa hoàn chỉnh, cấu tạo ổn định dùng để đặt câu.
    người đàn ông làm nghề dạy học.
    Bài 2:
    a) Giải thích các từ sau đây theo cách đã biết: giếng, ao, đầm, dũa, thìa, cho, biếu, tặng, khúc khuỷu, to, lớn
    b) Đặt 3 câu với các từ: cho, biếu, tặng,.
    Bài 3: Điền vào chỗ trống các tiếng thích hợp dưới đây. Biết rằng:
    + tiếng đầu của từ là hải.
    .:chim lớn cánh dài và hẹp, mỏ quặp sống, ở biển khơi.
    :cửa biển dùng làm nơi ra vào của một nước.
    : thú có chân biến thành bơi chèo, răng nanh dài, sống ở bắc cực và nam cực
    :sản phẩm động vật, thực vật khai thác ở biển khơi.
    :khoảng đất nhô lên ngoài mặt biển hoặc đại dương.
    :việc kiểm soát và đánh thuế đối với hàng hóa nhập từ nước này sang nước khác.
    +tiếng đầu của từ là giáo:
    : người dạy học ở bậc phổ thông.
    : học sinh trường sư phạm.
    : bài soạn của giáo viên lên lớp giảng.
    : đồ dùng dạy học để học sinh thấy một cách cụ thể.
    : viên chức ngành giáo dục.

    Bài 4:Trong các cách giải thích sau cách giải thích nào đúng.
    1, Khoan hồng độ lượng
    A. Đối xử rộng rãi với mọi người.
    B. Đối xử khoan rung độ lượng với mọi người
    C. Đối xử tốt, tôn trọng mọi người.
    2, Hồn xiêu phách lạc :
    A. Tình hình không bình thường khi gặp chuyện gì đó.
    B. Sợ đến mức hoảng hốt, kinh hoàng.
    C. Tỏ ra hơi sợ sệt khi gặp chuyện gì đó.
    3, Thắt lưng buộc bụng:
    A. Hoàn cảnh quá đói khổ
    B. Gặp những điều bất trắc trong cuộc sống.
    C. Phải tằn tiệm, tiết kiệm trong cuộc sống.
    4, Dựng tóc gáy;
    A. Sợ hãi cực độ, đến mức cảm thấy như tóc gáy dựng đứng lên
    B. Sự việc đến một cách lạ lùng, bất ngờ, đến nỗi tóc gáy dựng lên.
    C. Tóc gáy dựng lên khác thường với mọi người xung quanh;
    5, Đứt đuôi con nòng nọc:
    A. Hiện tượng xảy ra một cách bình thường.
    B. Quy luật tất yếu xảy ra trong hiện thực.
    C. Sự việc quá rõ ràng, không còn gì phải bàn cãi.
    6, Tiến thoái lưỡng nan:
    A. Vừa tiến, vừa lùi.
    B. Ở vào thế bế tắc, khó giải quyết, tiến cũng khó và lùi cũng kho
    C. Không tiến lên và cũng không lùi lại
    7, Khổ tận cam lai:
    A. Hết đau khổ, hết đắng cay và đã đến lúc sung sướng
    B. Còn đau khổ và đắng cay rất nhiều
    C. Cần khắc phục khó khăn để được sung sướng.
    Bài 5: Trong các cách giải thích sau, cách nào giải thích bằng cách trình bày khái niệm mà từ biểu thị? Cách nào giải thích nghĩa bằng cách dùng từ đồng nghĩa, trái nghĩa ?
    A. Áo giáp: áo được làm bằng chất liệu đặc biệt ( da thú hoặc sắt .) nhằm chống đỡ binh khí, bảo vệ cơ thể.
    B. Huyên náo : ồn ào
    C. Oái oăm : trái hẳn với bình thường đến mức không ngờ tới được.
    D. Rượu tăm : rượu có nồng độ cao, ngon, khi rót ra thường sủi tăm.
    E. Mách lẻo : đem chuyện người này nói cho người khác, với dụng ý không tốt.
    F. Chỉnh tề : Xếp đặt ngay ngắn
    G. Rong biển : loài thực vật ở biển, thân mảnh, hình dải dài, thường mọc chi chít vào nhau.
    H. Dung hạnh : là nhan sắc và đức hạnh
    I. Tam thất: là cây dược liệu, chỉ trồng được ở một số vùng núi cao,khí hậu mát, trồng lâu năm mới có củ, củ dùng làm thuốc chữa bệnh
    J. Áo bông : là áo vải hoa.
    K. Máy bộ đàm : là máy liên lạc vô tuyến điện thoại nhỏ, có thể di chuyển dễ dàng.
    L. Lờ đờ : chậm chạp, thiếu tinh nhanh.
    M. Nghĩa : lẽ phải, làm khuôn phép cư xử trong quan hệ giữa con người với nhau.
    N. Bắt bẻ : Vặn hỏi, gây khó khăn cho người bị hỏi.
    O. Trăn: rắn lớn sống ở rừng nhiệt đới, không có nọc độc, còn dấu vết chân sau, có thể bắt ăn thịt cả những con thú khá lớn.
    P. Lừ đừ : chậm chạp, mệt mỏi.
    Q. Nhà pha: nhà tù, trại giam tù nhân.
    R. Cần lao : cần cù trong lao động/
    S. Phong cách : lối sống, cách sinh hoạt làm việc, ứng xử, tạo nên nét riêng của một con người, một lớp người nào đó.


















    từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
    Bài 1: Các từ sau đây là từ một nghĩa hay nhiều nghĩa, vì sao?
    a) Kim loại, pháp luật, triết học, bồ hòn, khoai tây, rau cải, cá chép, phốt pho, kẽm, mía
    b) Võ Thị Sáu , Dốc Miếu, Khe xanh, Cồn Tiên, Trần Phú, Càu Treo, Cửa Tùng, Hà Nội.
    Bài 2: Xác định và giải thích nghĩa gốc và chuyển nghĩa của từ mũi trong các câu sau:
    a) Trùng trục như con chó thui
    Chín mắt chín mũi chín đuôi chín đầu.
    (Câu đố)
    c) Mũi thuyền ta đó mũi Cà Mau.
    (Xuân Diệu)
    d) quân ta chía làm hai mũi tấn công.
    e) Tôi đã tiêm phòng ba mũi.
    Bài 3: trong đoạn trích sau đây từ đường có những nghĩa nào? Hãy giải thích nghĩa của các từ đường trong đoạn thơ:
    Nghìn năm nửa lạ nửa quen
    Đường xuôi về biển đường lên núi rừng
    Bàn chân đặt lại bàn chân
    Tóc xanh rơi mọc mấy tầng cỏ may
    Lưới đường chằng chịt trên tay
    Trời ghi định mệnh tháng ngày lao đao
    Từ nơi vầng trán thanh cao
    Buồn vui chi cũng hằn bao nếp đường
    Bây giờ cũng chỉ bến bờ xa xăm
    Con đường lên dạo cung trăng
    Xưa là hư ảo nay gần tấc giang
    Sao đường ở giũa thế gian
    Người không mở được lối sang với người.
    (Lê Quốc Hán- Lời khấn nguyện)
    Bài 4: Giải thích nghĩa các từ Mặt trong các câu thơ sau của Nguyễn Du. Các nghĩa trên có nghĩa nào là nghĩa gốc hay không?
    - Người quốc sắc kẻ thiên tài
    Tình trong như đã mặt ngoài còn e
    - Sương in mặt tuyết pha thân
    Sen vàng lãng đãng khi gần khi xa
    - Làm cho rõ mặt phi thường
    Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia
    - Buồn trông nội cỏ rầu rầu
    Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
    Bài 5: Hai em học sinh nói với nhau. Một em nói:
    - Từ cày chỉ có một nghĩa là chiếc cày thôi.
    Một em khác nói:
    - Không phải đâu từ cày còn có nghĩa là chỉ hoạt động cày ruộng. Vậy là từ cày có 2 nghĩa cơ.
    Theo em hai bạn nói đúng chưa? Từ cày còn có nghĩa nào nữa không?




































    V/ SO SÁNH
    Bài 1; Chỉ ra từ ngữ có tác dụng tạo phép so sánh trong các trường hợp sau :
    1/ Quê hương là chum khế ngọt
    Cho con trèo hái mỗi ngày
    Quê hương là đường đi học
    Con về rợp bườm vàng bay
    2/ Con đi trăm núi ngàn khe
    Chưa bằng muôn nỗi tái tê long bầm
    Con đi đánh giặc mười năm
    Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi
    3/ Cây gạo cao sừng sững như 1 tháp đèn khổng lồ
    4/ Hoa lay ơn giống như chiếc loa kèn màu hồng phấn.
    5/ Trăng là cái liềm vàng giữa đống sao. Trăng là cái đĩa bạc trên tấm thảm nhung da trời.
    6/ Áo chàng đỏ tựa rang pha
    Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in
    7/ Ngôi nhà như trẻ nhỏ
    Lớn lên với trời xanh
    8/ Bà như quả đã chín rồi
    Càng thêm tuổi tác càng tươi lòng vàng
    9/ Mẹ già như chuối ba hương
    Như cơm nếp mậm như đường mía lau
    10/ Những ngôi sao thức ngoài kia
    Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
    Hôm nay con ngủ giấc tròn
    Mẹ là ngọn gió của con suốt đời
    11/ Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta
    Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa
    Chỉ biết quên mình cho hết thảy
    Như dòng sông chảy nặng phù sa
    Bài 2;Tìm các phép so sánh và điền vào mẫu cho thích hợp ?

    [TABLE]
    [TR]
    [TD] Vế A(sự vật được so sánh)[/TD]
    [TD]Phương diện so sánh[/TD]
    [TD] Từ ngữ so sánh[/TD]
    [TD]Vế B (sự vật dung để so sánh )[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    1/ Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
    Tỏa nắng xuống dòng song lấp loáng
    2/ Cô gái đẹp như hoa.
    3/ Cao như núi dài như sông
    Trí ta lớn hơn biển đông trước mặt
    4/ Ngôi nhà sàn dài hơn cả tiếng chiêng
    5/ Bóng đá quyến rũ tôi hơn những công thức toán học
    6/ Công cha như núi Thái Sơn
    Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
    7/ Tàu dừa chiếc lược chải vào mây xanh
    8/ Trong như tiếng hạc bay qua
    Đục như nước suối mới sa nửa vời
    9/ Mỏ Cốc như cái dùi sắt,chọc xuyên cả đất
    10/ Lòng êm như chiếc thuyền không bến
    Nghe rét thu về hạ kín mui
    Bài 3: Chỉ ra phép so sánh trong đoạn trích sau và nêu rõ tác dụng của nó đối với đoạn trích ?
    Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá bơi hàng đàn đen trủi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng sông rộng hơn ngàn thước,trông hai bên bờ,rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận
    Bài 4: Trong hai câu ca dao: Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
    Như đứng đống lửa như ngồi đống tro
    1. Từ bổi hổi bồi hồi là từ gì? Giải nghĩa từ láy bổi hổi bồi hồi
    2. Phân tích cái hay của câu ca dao do phép so sánh đem lại
    Bài 4: Kể 10 thành ngữ có sử dụng phép so sánh mà từ chỉ phương tiện so sánh là từ láy?
    Bài 5: Khi nói về thiếu nhi, Bác Hồ viết :Trẻ em như búp trên cành
    Cho biết phép so sánh này bi lược bỏ yếu tố nào ? Yếu tố bị lược bỏ có thể được thay thế bằng những từ ngữ nào trong các từ ngữ sau : Tươi non, quyến rũ, đầy hứa hẹn, đáng trân trọng, chứa chan hy vọng, đầy sức sống, yếu ớt đáng thương, nhỏ nhắn chưa đáng chú ý.
    Bài 6; Tìm trong ca dao, thơ 10 phép so sánh trong đó vắng từ chỉ phương diện so sánh?
    Bài 7: Trình bày tác dụng của phép so sánh trong đoạn thơ dưới đây :
    Ta đi tới, trên đường ta bước tiếp
    Rắn như thép, vững như đồng
    Đội ngũ ta trùng trùng điệp điệp
    Cao như núi, dài như sông
    Chí ta lớn như biển đông trước mặt
    Bài 8: Phân tích hai câu thơ sau ,cho biết câu nào hay hơn ,vì sao?
    Lũ đế quốc như bầy rơi hốt hoảng
    Lũ đế quốc là bầy rơi hốt hoảng
    Bài 9: Trong bài Lượm của Tố Hữu có đoạn:
    Chú bé loắt choắt
    Cái xắc xinh xinh
    Cái chân thoăn thoắt
    Cái đầu nghênh nghênh

    Ca lô đội lệch
    Mồm huýt sáo vang
    Như con chim chích
    Nhảy trên đường vàng
    A, Phép so sánh ở trong đoạn thơ trên độc đáo ở chỗ nào? Em hãy phân tích cái hay của sự độc đáo đó?
    B, Các từ láy trong đoạn thơ thuộc từ loại nào? Tác dụng gì?
    Bài 10: Phép so sánh sau đây có gì đặc biệt’?
    Mẹ già như chuối và hương
    Như xôi nếp một, như đường mía lau.

    NHÂN HOÁ

    Bài 1:Chỉ ra phép nhân hoá trong các trường hợp sau :
    1. Khăn thương nhớ ai, 2. Em hỏi cây kơ nia
    Khăn rơi xuống đất Gió mày thổi về đâu
    Khăn thương nhớ ai Về phương mặt trời mọc
    Khăn vắt lên vai
    2. Dế Choắt ra cửa, hé mắt nhìn chi Cốc. Rồi hỏi tôi :
    - Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta đấy hả?
    3. Bác Giun đào đất suốt ngày
    Hôm qua chết dưới bóng cây sau nhà
    4. Trâu ơi ta bảo trâu này
    Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
    5. Thuyền về có nhớ bến chăng
    Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
    6. C« M¾t, cËu Ch©n, cËu Tay, b¸c Tai, l·o MiÖng tõ x­a vÉn sèng víi nhau rÊt th©n thiÕt. Bçng mét h«m, c« M¾t ®Õn than thë víi cËu Ch©n, cËu Tay r»ng:
    - B¸c Tai, hai anh vµ t«i lµm viÖc mÖt nhäc quanh n¨m, cßn l·o MiÖng ch¼ng lµm g× c¶, chØ ngåi ¨n kh«ng. Nay chóng ta ®õng lµm g× nưa, thö xem l·o MiÖng cã sèng ®­îc kh«ng?
    7. Gậy tre chông tre chống lại sắt thép quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác.Tre
    giữ làng giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hy sinh để bảo vệ con người. Tre anh hùng lao động. Tre anh hùng chiến đấu.
    8. Trong họ hang nhà chổi thì cô bé Chổi Rơm vào loại xinh xắn nhất.Cô có chiếc váy
    vàng óng, không ai đẹp bằng. Áo của cô cũng bằng rơm thóc nếp vàng tươi được tết săn lại, cuốn từng vòng quanh người, trông cứ như áo len vậy
    9. Chị Tre chải tóc bên ao
    Nàng Mây áo trắng ghé vào soi gương
    10. Cứ như thế hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng
    11. Vì mây cho núi lên trời
    Vì cơn gió thổi hoa cười với trăng
    12. Bëi t«i ¨n uèng ®iÒu ®élµm viÖc cã chõng mùc nªn t«i chãng lín l¾m. Ch¼ng bao l©u t«i ®· trë thµnh mét chµng dÕ thanh niªn c­êng tr¸ng. §«i cµng t«i mÉm bãng. Nhưng c¸i vuèt ë ch©n ë khoeocøng dÇnnhän ho¾t.
    Bài 2: Tìm 5 câu ca dao trong đó mỗi câu có một phép nhân hoá và nêu rõ tác dụng cụ thể của mỗi phép nhân hoá trong câu em vừa tìm được
    Bài 3: Bài thơ Cây dừa của Trần Đăng Khoa đã sử dụng những từ ngữ có tác dụng nhân hoá
    Cây dừa cao toả nhiều tàu
    Dang tay đón gió gật đâu gọi trăng
    Thân dừa bạc phếch tháng năm
    Quả dừa đàn lợn con nằm trên cao
    Hoa dừa nở lẫn cùng sao
    Tàu dừa chiếc lược chải vào mây xanh
    Ai đem nước ngọt nước lành
    Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa
    Đứng canh trời đất bao la
    Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi
    Bài 4:Hãy viết 1 đoạn văn tả cảnh hay làm 1 bài thơ 5 chữ có sử dụng phép nhân hoá?
    Bài 5: Trong bài thơ “Kính gửi cụ Nguyễn Du” Tố Hữu viết:
    Song còn bao nỗi chua cay
    Gớm quân Ưng Khuyển, ghê bầy Sở Khanh
    Cũng loài hổ báo, ruồi xanh
    Cũng phường gian ác hôi tanh hại người
    Đây có phải phép nhân hoá không ? Vì sao?
    Bài 6: Có bao nhiêu phép nhân hóa? Mỗi phép nhân hóa hãy lấy hoặc đặt ít nhất 3 trường hợp
    .

    ẨN DỤ
    Bài 1:Xác định các kiểu ẩn dụ trong những trường hợp sau:
    1/ Ôi người Cha đôi mắt mẹ hiền sao
    Giọng của người không phải sấm trên cao
    Ấm từng tiếng thấm vào long mong ước
    2/ Bây giờ mận mới hỏi đào
    Vườn hồng có lối ai vào hay chưa
    3/ Trăng khoe trăng tỏ hơn đèn
    Cớ sao trăng phải chịu luồn đám mây
    Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng
    Đèn ra trước gió còn trăng hỡi đèn
    4/ Chỉ có thuyền mới hiểu
    Biển mênh mông nhường nào
    5/ Này lắng nghe em khúc nhạc thơm
    6/ Em thấy cơn mưa rào
    Ngập tiếng cười của bố
    7/ Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
    Mà sao nghe nhói ở trong tim
    8/ Trong gió trong mưa
    Ngọn đèn đứng gác
    Cho thắng lợi, nối theo nhau
    Đang hành quân đi lên phía trước
    9/ Trời xanh nhớ mắt qúa chừng
    Cỏ xanh nhớ gót chân dừng nơi đây
    10/ Trời cao mây lững lờ bay
    Cuối thu dặm liễu đã thay lá vàng
    11/ Quả bồ hòn trong tròn ngoài méo
    Trái thầu dầu trong héo ngoài tươi
    12/ Gần mực thì đen gần đèn thì sang
    13/ Đã nghe nước chảy lên non
    Đã nghe đất chuyển thành con sông dài
    14/ Con kiến mà leo cành đa
    Leo phải cành cộc leo ra leo vào
    Con kiến mà leo cành đào
    Leo phải cành cộc leo vào leo ra.
    15/ Mái rạ nghìn năm hồng thay sắc ngói
    Những đời thường cũng có bong hoa che
    16/ Mấy khi rồng gặp mây đây
    Để rồng than thở với mây vài lời
    Nữa mai rồng ngược mây xuôi
    Biết bao giờ lại nối lời nước non
    17/ Buồn trông chênh chếch sao mai
    Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ
    Buồn trông con nhện giăng tơ
    Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai
    18/ Sóng sông hồng bỗng xanh màu Đa – nuýp
    Nhạc bồng bềnh trôi tới các vì sao
    19/ Mặt trời đến mỗi ngày như khách lạ
    Gặp mỗi người đều muốn ghé môi hôn.
    20/ Nòi tre đâu chịu mọc cong
    Chưa lên đã thẳng như chông lạ thường
    Bài 2: Ẩn dụ sau đây thuộc kiểu ẩn dụ nào ? Sử dụng ẩn dụ như vậy có tác dụng gì ?
    Mà bên nước tôi thì đang hửng lên cái nắng bốn giờ chiều cái nắng đậm đà của mùa thu biên giới
    Bài3: Những câu sau đây có câu nào sử dụng ẩn dụ không ? Nếu có em hãy chỉ ra cụ thể ?
    1. Chúng ta không nên nướng tiền bạc của cha mẹ
    2. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu
    Bài 4:Trong sinh hoạt hàng ngày, chúng ta thường sử dụng ẩn dụ để trao đổi thông tin và bộc lộ cảm xúc.Em hãy kể một số ẩn dụ trong sinh hoạt mà em biết ?
    Bài 5: Hãy tìm 5 ẩn dụ có trong các bài thơ mà em đã học
    Bài 6:Hãy làm một bài thơ theo thể thơ năm chữ có sử dụng ít nhất một phép tu từ ẩn dụ .
    Bài 7: Trong đoạn thơ sau :
    Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
    Mặt trời chân lí chói qua tim
    Hồn tôi là một vườn hoa lá
    Rất đậm hương và rộn tiếng chim
    a. Tìm các phép so sánh và ẩn dụ trong đoạn thơ trên
    b. Hãy viết thành văn xuôi đoạn thơ trên
    Bài 8: Có người noi: “ Sức mạnh của so sánh là nhận thức, sức mạnh của ẩn dụ là biểu cảm”. Em hãy tìm một vài ví dụ tiêu biểu để chứng minh.


    HOÁN DỤ
    Bài 1: Chỉ ra các kiểu hoán dụ trong các câu sau :
    1. Áo chàm đưa buổi phân li 8. Vì sao trái đất nặng ân tình
    Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay Nhắc mãi tên Người Hồ Chí Minh
    2. Đảng ta đó trăm tay nghìn mắt 9 Hỡi những trái tim không thể chết
    Đảng ta đây xương sắt da đồng Chúng tôi đi theo vết các anh
    3. Đứng lên than cỏ thân cỏ thân rơm Những hồn Trần Phú vô danh
    Bùa liềm không sợ súng gươm bạo tàn Sóng xanh biển cả cây xanh núi ngàn
    4. Ta hiểu. Miên Nam thương nhớ Bác 10. Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước
    Nóng lòng mong đợi Bác vào thăm Chỉ cần trong xe có một trái tim
    Ta hiểu. Đêm nằm nghe gió gác 11. Đây suối Lê – nin kia núi Mác
    Bác thường trăn trở nhớ Miền Nam Hai tay xây dựng một sơn hà
    5. Hà Nội ngực đập thình thịch 12. Tay ta, tay súng, tay cày,
    Những người con trai năm trước Tay gươm tay bút dựng xây nước nhà
    Súng choàng vai hoa trên tay 13. Tuốt gươm không chịu sống quì
    6. Đất nước bốn nghin năm Tuổi xanh chẳng tiếc sá chi bạc đầu
    Vất vả và gian lao 14. Mặt trời xuống biển như hòn lửa
    Đất nước như vì sao Sóng đã cài then đêm sập cửa
    Cứ đi lên phía trước Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
    Bài 2:Trong đoạn thơ :
    Còi máy gọi bến tàu hầm mỏ
    Hòn Gai kêu đất đỏ đấu tranh
    Áo nâu liền với áo xanh
    Nông thôn cùng với thị thành đứng lên
    a. Đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng từ ngữ nào để làm phép hoán dụ ?
    b. Các từ ngữ dung làm hoán dụ thay cho ai ?
    c. Tác dụng của phép hoán dụ trong đoạn thơ ?
    Bài 3: Tìm phép hoán dụ trong các bài thơ em đã học
    Bài 4: Trong giao tiếp hàng người ta có sử dụng hoán dụ không ? Nếu có tìm 5 đến 7 hoán dụ minh hoạ ?
    Bài 5: Viết một đoạn văn ngắn (Nội dung tự chọn )trong đó có sử dụng phép hoán dụ? Và cho biết tác dụng của phép tu từ mà em đã sử dụng với đoạn văn .
    Bài 6: Trong các câu sau sử dụng các kiểu hoán dụ nào? Sử dụng như vậy có tác dụng gì không?
    - Tay ta, tay búa, tay cày.
    Tay gươm tay bút dựng xây nước mình.
    - Đứng lên thân cỏ thân rơm
    Búa liềm không sợ súng gươm bạo tàn !





































    CHỮA LỖI DÙNG TỪ
    Bài 1: Phát hiện và chữa lỗi dùng từ trong các câu sau?
    1/ Có thể nói em có thể tiến bộ nếu lớp em có thầy cô dạy giỏi.
    2/ Những thiệt hại do bão lụt không thể tính bằng con số hay số liệu cụ thể.
    3/ Chúng ta phải học tập chăm chỉ để sau này đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của việc lâm.
    4/ Nhân dân ta đang ngày đêm chăm lo kiến thiết xây dựng nước nhà.
    5/ Con mèo nhà em rất đẹp nên em rất thích con mèo nhà em.
    6/ Truyện dân gian thường có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo nên em rất thích truyện dân gian.
    7/ Ban Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp ai cũng đều rất lấy làm quý mến bạn Lan.
    8/ Sau khi nghe cô giáo kể câu chuyện ấy, chúng tôi ai cũng thích những nhân vật trong câu chuyện này vì những nhân vật ấy đều là những nhân vật có phẩm chất đạo đức tốt đẹp.
    9/ Quá trình vượt núi cao cũng là quá trình con người trưởng thành, lớn lên.
    10/ Ngày mai, chúng em sẽ đi thăm quan nhà bảo tàng của tỉnh.
    11/ Ông hoạ sĩ già nhấp nháy bộ ria mép quen thuộc.
    12/ Nguyễn Đình Chiểu lang thang từ tỉnh này sang tỉnh khác.
    13/ Tiếng Việt có khả năng diễn tả linh động mọi trạng thái tình cảm của con người.
    14/ Mọi người rất thích thú các cách làm của em và của bạn Lan.
    15/ Bạn ấy đúng là một vì sao tinh tú.
    16/ Nguyễn Trãi sau khi cáo quan, ông đã về Côn Sơn ẩn dận.
    17/ Tinh thần lạc quang của các chiến sĩ Cách mạng thật đáng khâm phục.
    Bài 2: Thay thế các từ đồng nghĩa với “Phù Đổng Thiên Vương” trong đoạn văn sau:
    Nghe chuyện Phù Đổng Thiên Vương tôi tưởng tượng đến một trang nam nhi sức vóc khác người, nhưng tâm hồn còn thô sơ và giản dị, như tâm hồn tất cả mọi người xưa. “Phù Đổng Thiên Vương” gặp lúc quốc gia lâm nguy đã xông pha ra trận, đem sức khoẻ mà đánh tan giặc, nhưng bị thương nặng. Tuy thế “Phù Đổng Thiên Vương” vẫn còn ăn một bữa cơm rồi nhảy xuống hồ Tây tắm, xong mới ôm vết thương lên ngựa đi tìm một rừng cây âm u, ngồi dựa vào một gốc cây to, giấu kín nỗi đau đớn mà chết.
    Bài 3: Chữa lỗi dùng từ sau đây:
    1/ Tỉnh uỷ đưa 50 con bò về giúp hợp tác xã chỉ đạo sản xuất vụ mùa.
    2/ Nhưng rồi cái kim ẩn đầu đó trong bọc sẽ lòi ra.
    3/ Khu nhà này thật là hoang mang.
    4/ Ông em được Đảng gắn danh hiệu 50 năm tuổi Đảng.
    Bài 4: Tìm lỗi dùng từ trong các câu sau đây và chữa lại cho đúng?
    1/ Lòng yêu mến thiên nhiên say đắm đã làm cho Người quên đi nỗi vất vả trên đường đi.
    2/ Trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, người xưa đã nhân cách hoá các hiện tượng thiên nhiên rất sinh động.
    3/ Bố em là thương binh, ông có dị vật lạ ở phần mền.
    4/ Lên lớp 6 em mới thấy việc học thật là nghiêm trọng.
    5/ Mái tóc ông em đã sửa soạn bạc trắng.
    6/ Bãi biển quê em mùa này đẹp ghê gớm.
    7/ Ông em nghe bì bóp câu chuyện của vợ chồng luật sư.
    8/ Làm sai thì cần thực thà nhận lỗi không nên bao biện .
    9/ Chúng ta có nhiệm vụ giữ gìn những cái tinh tú của văn học dân tộc.
    10/ Mặc dù còn một số yếu điểm, nhưng so với năm học trước em đã tiến bộ rõ rệt.
    11/ Trong cuộc họp lớp, Lan đã được các bạn nhất trí đề bạt làm lớp trưởng.
    12/ Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã được tận mắt chứng thực cảnh nhà tan cửa nát của những người nông dân.
    13/ Bảng tuyên ngôn độc lập được Bác Hồ đọc ngày 2 / 9 / 1945.
    14 / Bạn Nam bị viết bảng kiểm điểm.
    15/ Tương lai sáng lạng mở ra trước mắt các em.
    16/ Sau 30 năm buôn ba hải ngoại, Bác trở về nước lãnh đạo Cách mạng.
    17/ Thiên nhiên trong thơ Nguyễn Khuyến đẹp như một bức tranh thuỷ mạc.
    18/ Bạn Nam nói năng tuỳ tiện trong lớp.
    19/ Gia đình Ngư ông khẩn thiết cứu người bị nan.
    20/ Kiều thấy bâng khuâng vì chưa phụng dưỡng được cha mẹ lúc tuổi già.
    Bài 5: Chọn các từ ngữ điền vào các câu sau cho thích hợp?
    Chiếc xe đang đi trên đường thì bỗng đứt phanh vệ đường rồi nằm .
    ở đó khiến cho mọi người đi đường phải đưa mắt nhìn.
    Mặt trời đang dần ra khỏi đám mây đem và xua tan đi cái khung cảnh . của cơn mưa đem lại
    Nửa đêm Thạch Sanh đang thì chằn tinh sau miếu hiện ra, nanh, vuốt vồ lấy chàng.
    Ngỡ là oan hồn của Thạch Sanh .về, mẹ con hắn .van lạy
    huy động quân đội để chuẩn bị chiến tranh.
    trái hẳn với bình thường đến mức không thể ngờ tới được.
    tài giỏi khác thường, vượt trội mọi người khác.
    đi đến kinh đô.
    sân trầy trước cung điện nhà vua.
    nhà dành để tiếp các quan phương xa về kinh.
    người có kiến thức rộng.
    các thế hệ cha ông, cụ kị, . đã qua đời.
    soi xét làm chứng.
    thờ ơ, nhạt nhẽo, xa lánh đối với người lẽ ra phải gần gũi, thân thiết.
    thái độ rất ngạc nhiên trước hiện tượng kì lạ và bất ngờ.
    hùng dũng, oai nghiêm
    hình ảnh được rất nhiều người cùng thừa nhận là tiêu biểu cho một đặc điểm hay phẩm chất nào đó của một sự vật, nhân vật hoặc một cộng đồng.
    Bài 6: Viết đúng lỗi dùng từ trong sau:
    Ẩn dật, lãng mạn, hoang mang, say sưa, lỗ chỗ, lỗ đỗ, bàng quan, cảnh quan, xa lộ, đề bạt, bản kiểm điểm, loay hoay, nghênh ngang, ngoằn ngoèo, khúc khuỷu, rượu nồng, sặc sụa, chong đèn, náo nức, nô nức, háo hức, thâm sâu, tồng ngồng, phổng phao, trùng trục, chính xác, xuất khẩu, năng suất, suất đinh, định đoạt, đoạt giải, đạt giải, xông xênh, chênh vênh, vênh vác, chếnh choáng, dồ dại, sấn sổ, chùng chình, lúa nếp, nề nếp.
    Bài 7: Em hãy cho biết khi nào thì dùng:
    Đoạt giải:
    đạt giải:
    Năng suất:
    Sặc sụa:
    Nô nức:
    Chong đèn:


















    Bài tập tiếng việt lớp 6:
    I/Cấu tạo từ.
    Bài 1: Trong đoạn trích sau đây: “ Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao. kẻ ở cạn, người ở nước, tính tình, tập quán khác nhau, khó mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. kẻ miền núi người miền biển, khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn”
    (Con rồng cháu tiên)

    a) Em hãy tìm các từ phức có trong đoạn văn trên.
    b) Các từ phức trong đoạn trích trên có từ nào là từ láy không? Vì sao?
    c) Các từ phức trong đoạn trích trên, từ nào có nghĩa khái quát, từ nào không có nghĩa khái quát?
    Bài 2: Trong các từ ghép sau đây, từ nào có nghĩa khái quát, từ nào có nghĩa cụ thể ?
    Ăn chơi, ăn diện, ăn bớt, ăn mặc, ăn nhập, ăn theo, ăn xổi, ăn nói, ăn dong, ăn mày, ăn mòn, ăn sương, ăn nằm, ăn ngọn, ăn, quịt, ăn rơ, ăn theo.
    Bài 3: Em hãy nhận xét về vần và các phụ âm đầu trong các từ láy sau đây. Nghĩa của chúng có vướng mắc không ?
    thập thò, mấp mô, thấp thoáng, bập bẹ, tập tẹ,nhấp nhô, cập kề, mấp mé, nhấm nháp, vấp váp, mập mạp, tấp nập, nhấp nhổm, thấp thỏm.
    Bài 4: Trong đoạn văn sau đây : từ nào là từ láy, từ nào là từ ghép? Vì sao?
    “Mã Lương vờ như không nghe thấy, cứ tiếp tục vẽ. Gió bão càng to, mây đen kéo mù mịt, trời
    tối sầm. sóng lớn nổi lên dữ dội như những trái núi đổ sập xuống thuyền. Chiếc thuyền ngả nghiêng rồi bị chôn vùi trong những lớp sóng hụng dữ”
    (cây bút thần)
    Bài 5: có bạn cho rằng các từ sau đây là từ láy, theo em có đúng không?
    Non nước,chiều chuộng, ruộng rẫy, cây cỏ, vuông vắn, bao bọc, ngay ngắn, cười cợt, tướng tá, ôm ấp, líu lo, trong trắng, nhức nhối, tội lỗi, đón đợi,mồ mả, đả đảo, tươi tốt, vùng vẫy, thơm thảo.
    Bài 6: Tìm nhanh các từ láy mà giữa các tiếng có thể thay đổi được trật tự.
    Ví dụ: thơ thẩn, vơ vẩn.
    Bài 7: Em hãy tìm các từ láy :
    a) Tượng hình. Ví dụ: ngoằn ngèo, khấp khểnh, .
    b) Tượng thanh. Ví dụ: lách cách, rột roạt,
    c) Chỉ tâm trạng. Ví dụ: bâng khuâng, thẫn thờ,
    Bài 8: Tìm các từ láy có vần eo, vần êu.
    Bài 9: ngoài các từ đơn, từ láy, từ ghép dựa vào nghĩa của các tiếng em hãy tìm một số từ phức mà các tiếng đều không có nghĩa, cũng không có quan hệ ngữ âm.

    II/Từ mượn
    Bài 1:Trong các từ sau đây từ nào là từ mượn:
    Đầu, não, tủy, dân, ông, bà, cô, cậu, hổ, báo, xã, ấp, tỉnh, huyện, phố, thành, quần, nhung, sách, táo, lê, tùng, bách, lễ, nghĩa,đức, tài, xô, lốp,phanh, sút,gôn, giang sơn, Tổ quốc, khôi ngô, thủy cung, tập quán, cai quản, ghi đông, pê đan, may ơ.
    Bài 2: Em hãy tìm các từ Hán Việt trong truyện Con rồng cháu tiên. Giải nghĩa các từ Hán Việt mà em tìm được?
    Bài 3: Cũng như vậy với bài Bánh trưng, bánh giầy.
    Bài 4: Hãy giải nghĩa các từ sau:
    Sứ giả,học giả, khán giả, thính,giả, độc giả, diễn giả, tác giả, tác gia, nông gia, văn gia, thi gia, dịch gia, triết gia.
    Bài 5: Tại sao không có các từ: khán gia, thính gia,độc gia?
    Bài 6: Từ tiếng thu trong thu thảo hãy tìm những từ Hán Việt có tiếng thu.
    Bài 7: trong hai bài thơ sau đây:
    -Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
    Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
    Sóng biếc theo làn hơi gợi tí
    Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo
    Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
    Ngõ trúc quanh co khách vắng teo
    Tựa gối,ôm cần lâu chẳng được
    Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

    -Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn
    Tiếng ốc xa xưa vẳng trông đồn
    Gác mái ngư ông về viễn phố
    Gõ sừng, mục tử lại cô thôn
    Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi
    Dặm liễu sương sa khách bước dồn
    Kẻ chốn Chương Đài,người lữ thứ
    Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn.
    a) Hai bài thơ có gì khác nhau về cách dùng từ?
    b) Đọc hai bài thơ em có cảm giác gì?
    Bài 8: Cho các từ sau: cha mẹ, phụ huynh, thu thảo, li hương, xa quê, sơn núi,thi nhân, thi gia, phu nhân, bà xã. Hãy điền các từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:
    - Kính gửi em
    - Cô ấy có tên là .
    - . là bạn ấy.
    - Anh mời sang đây uống nước.
    Bài 9: Tìm những từ ghép thuần Việt tương ứng với các từ Hán Việt sau đây:
    Thiên địa, giang sơn, huynh đệ, nhật dạ, phụ tử, phong vân, quốc gia, tiền hậu, tiến thoái, cường nhược, sinh tử, tồn vong, mĩ lệ, sinh nhật, ca sĩ, hải quân, phụ huynh.
    Bài 25 : Trong các câu sau , câu nào sử dụng từ Hán- Việt phù hợp với sắc thái ý nghĩa ?
    A. Các chiến sĩ không quân đang làm nhiệm vụ bảo vệ không phận của tổ quốc Việt Nam.
    B. Tổng thống Pu- tin và phu nhân đã đến thăm nước ta.
    C. Đoàn đại biểu cựu chiến binh, quân phục chỉnh tề đang diễu hành qua lễ đài.
    D. Do nhiễm chất độc màu da cam, bạn ấy đã từ trần khi mới mười 15 tuổi.
    E. Nhà văn vĩ đại ấy đã từ trần, hưởng thọ 76 tuổi.
    F. Chú em và phu nhân đã lên đường sang Thái Lan.
    G. Chủ tịch nước và phu nhân đã lên đường thăm Trung Quốc.
    H. Do tuổi cao sức yếu ông em đã quy tiên, hưởng thọ 85 tuổi.
    Bài 27 : Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong những trường hợp sau :
    A. Đường thành và hào nước bao quanh một địa điểm để phòng vệ .
    B. Nơi vua chúa ở là .
    C. Nơi chôn vua chúa, vĩ nhân lúc chết là .
    D. Người làm việc trong công sở, trong cơ quan nói chung là .
    E. là quá trình sinh trưởng và phát triển của sự vật,của xã hội đã diễn ra theo thời gian.
    F. là những động từ đi kèm tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.
    G là hiện tượng gọi tên sự vật này bằng tên sự vật kia có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho lời văn.
    c. Thèng kª tõ H¸n ViÖt theo mÉu:
    - 5 tõ theo mÉu: ViÕn kh¸ch: ViÔn + x
    - 5 tõ theo mÉu: "Tø tuÇn": Tø + x .
    - 5 tõ theo mÉu: "VÊn danh": VÊn + x .





































    NGHĨA CỦA TỪ
    Bài 1: Điền các từ thích hợp vào chỗ trống trong các trường hợp dưới đây:
    phương tiện đi lại hoặc vận tải trên bộ có bánh lăn.
    xe người đi, có hai bánh, tay lái với bánh trước,dùng sức người đạp cho quay bánh sau.
    từ dùng cho người nhỏ tuổi, tự xưng một cách thân mật với thầy cô hoặc anh chị.
    công trình xây dựng có mái, có tường vách để ở hay để dùng vào một việc nào đó.
    .đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất, có nghĩa hoàn chỉnh, cấu tạo ổn định dùng để đặt câu.
    người đàn ông làm nghề dạy học.
    Bài 2:
    a) Giải thích các từ sau đây theo cách đã biết: giếng, ao, đầm, dũa, thìa, cho, biếu, tặng, khúc khuỷu, to, lớn
    b) Đặt 3 câu với các từ: cho, biếu, tặng,.
    Bài 3: Điền vào chỗ trống các tiếng thích hợp dưới đây. Biết rằng:
    + tiếng đầu của từ là hải.
    .:chim lớn cánh dài và hẹp, mỏ quặp sống, ở biển khơi.
    :cửa biển dùng làm nơi ra vào của một nước.
    : thú có chân biến thành bơi chèo, răng nanh dài, sống ở bắc cực và nam cực
    :sản phẩm động vật, thực vật khai thác ở biển khơi.
    :khoảng đất nhô lên ngoài mặt biển hoặc đại dương.
    :việc kiểm soát và đánh thuế đối với hàng hóa nhập từ nước này sang nước khác.
    +tiếng đầu của từ là giáo:
    : người dạy học ở bậc phổ thông.
    : học sinh trường sư phạm.
    : bài soạn của giáo viên lên lớp giảng.
    : đồ dùng dạy học để học sinh thấy một cách cụ thể.
    : viên chức ngành giáo dục.

    Bài 4:Trong các cách giải thích sau cách giải thích nào đúng.
    1, Khoan hồng độ lượng
    A. Đối xử rộng rãi với mọi người.
    B. Đối xử khoan rung độ lượng với mọi người
    C. Đối xử tốt, tôn trọng mọi người.
    2, Hồn xiêu phách lạc :
    A. Tình hình không bình thường khi gặp chuyện gì đó.
    B. Sợ đến mức hoảng hốt, kinh hoàng.
    C. Tỏ ra hơi sợ sệt khi gặp chuyện gì đó.
    3, Thắt lưng buộc bụng:
    A. Hoàn cảnh quá đói khổ
    B. Gặp những điều bất trắc trong cuộc sống.
    C. Phải tằn tiệm, tiết kiệm trong cuộc sống.
    4, Dựng tóc gáy;
    A. Sợ hãi cực độ, đến mức cảm thấy như tóc gáy dựng đứng lên
    B. Sự việc đến một cách lạ lùng, bất ngờ, đến nỗi tóc gáy dựng lên.
    C. Tóc gáy dựng lên khác thường với mọi người xung quanh;
    5, Đứt đuôi con nòng nọc:
    A. Hiện tượng xảy ra một cách bình thường.
    B. Quy luật tất yếu xảy ra trong hiện thực.
    C. Sự việc quá rõ ràng, không còn gì phải bàn cãi.
    6, Tiến thoái lưỡng nan:
    A. Vừa tiến, vừa lùi.
    B. Ở vào thế bế tắc, khó giải quyết, tiến cũng khó và lùi cũng kho
    C. Không tiến lên và cũng không lùi lại
    7, Khổ tận cam lai:
    A. Hết đau khổ, hết đắng cay và đã đến lúc sung sướng
    B. Còn đau khổ và đắng cay rất nhiều
    C. Cần khắc phục khó khăn để được sung sướng.
    Bài 5: Trong các cách giải thích sau, cách nào giải thích bằng cách trình bày khái niệm mà từ biểu thị? Cách nào giải thích nghĩa bằng cách dùng từ đồng nghĩa, trái nghĩa ?
    A. Áo giáp: áo được làm bằng chất liệu đặc biệt ( da thú hoặc sắt .) nhằm chống đỡ binh khí, bảo vệ cơ thể.
    B. Huyên náo : ồn ào
    C. Oái oăm : trái hẳn với bình thường đến mức không ngờ tới được.
    D. Rượu tăm : rượu có nồng độ cao, ngon, khi rót ra thường sủi tăm.
    E. Mách lẻo : đem chuyện người này nói cho người khác, với dụng ý không tốt.
    F. Chỉnh tề : Xếp đặt ngay ngắn
    G. Rong biển : loài thực vật ở biển, thân mảnh, hình dải dài, thường mọc chi chít vào nhau.
    H. Dung hạnh : là nhan sắc và đức hạnh
    I. Tam thất: là cây dược liệu, chỉ trồng được ở một số vùng núi cao,khí hậu mát, trồng lâu năm mới có củ, củ dùng làm thuốc chữa bệnh
    J. Áo bông : là áo vải hoa.
    K. Máy bộ đàm : là máy liên lạc vô tuyến điện thoại nhỏ, có thể di chuyển dễ dàng.
    L. Lờ đờ : chậm chạp, thiếu tinh nhanh.
    M. Nghĩa : lẽ phải, làm khuôn phép cư xử trong quan hệ giữa con người với nhau.
    N. Bắt bẻ : Vặn hỏi, gây khó khăn cho người bị hỏi.
    O. Trăn: rắn lớn sống ở rừng nhiệt đới, không có nọc độc, còn dấu vết chân sau, có thể bắt ăn thịt cả những con thú khá lớn.
    P. Lừ đừ : chậm chạp, mệt mỏi.
    Q. Nhà pha: nhà tù, trại giam tù nhân.
    R. Cần lao : cần cù trong lao động/
    S. Phong cách : lối sống, cách sinh hoạt làm việc, ứng xử, tạo nên nét riêng của một con người, một lớp người nào đó.


















    từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
    Bài 1: Các từ sau đây là từ một nghĩa hay nhiều nghĩa, vì sao?
    a) Kim loại, pháp luật, triết học, bồ hòn, khoai tây, rau cải, cá chép, phốt pho, kẽm, mía
    b) Võ Thị Sáu , Dốc Miếu, Khe xanh, Cồn Tiên, Trần Phú, Càu Treo, Cửa Tùng, Hà Nội.
    Bài 2: Xác định và giải thích nghĩa gốc và chuyển nghĩa của từ mũi trong các câu sau:
    a) Trùng trục như con chó thui
    Chín mắt chín mũi chín đuôi chín đầu.
    (Câu đố)
    c) Mũi thuyền ta đó mũi Cà Mau.
    (Xuân Diệu)
    d) quân ta chía làm hai mũi tấn công.
    e) Tôi đã tiêm phòng ba mũi.
    Bài 3: trong đoạn trích sau đây từ đường có những nghĩa nào? Hãy giải thích nghĩa của các từ đường trong đoạn thơ:
    Nghìn năm nửa lạ nửa quen
    Đường xuôi về biển đường lên núi rừng
    Bàn chân đặt lại bàn chân
    Tóc xanh rơi mọc mấy tầng cỏ may
    Lưới đường chằng chịt trên tay
    Trời ghi định mệnh tháng ngày lao đao
    Từ nơi vầng trán thanh cao
    Buồn vui chi cũng hằn bao nếp đường
    Bây giờ cũng chỉ bến bờ xa xăm
    Con đường lên dạo cung trăng
    Xưa là hư ảo nay gần tấc giang
    Sao đường ở giũa thế gian
    Người không mở được lối sang với người.
    (Lê Quốc Hán- Lời khấn nguyện)
    Bài 4: Giải thích nghĩa các từ Mặt trong các câu thơ sau của Nguyễn Du. Các nghĩa trên có nghĩa nào là nghĩa gốc hay không?
    - Người quốc sắc kẻ thiên tài
    Tình trong như đã mặt ngoài còn e
    - Sương in mặt tuyết pha thân
    Sen vàng lãng đãng khi gần khi xa
    - Làm cho rõ mặt phi thường
    Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia
    - Buồn trông nội cỏ rầu rầu
    Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
    Bài 5: Hai em học sinh nói với nhau. Một em nói:
    - Từ cày chỉ có một nghĩa là chiếc cày thôi.
    Một em khác nói:
    - Không phải đâu từ cày còn có nghĩa là chỉ hoạt động cày ruộng. Vậy là từ cày có 2 nghĩa cơ.
    Theo em hai bạn nói đúng chưa? Từ cày còn có nghĩa nào nữa không?




































    V/ SO SÁNH
    Bài 1; Chỉ ra từ ngữ có tác dụng tạo phép so sánh trong các trường hợp sau :
    1/ Quê hương là chum khế ngọt
    Cho con trèo hái mỗi ngày
    Quê hương là đường đi học
    Con về rợp bườm vàng bay
    2/ Con đi trăm núi ngàn khe
    Chưa bằng muôn nỗi tái tê long bầm
    Con đi đánh giặc mười năm
    Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi
    3/ Cây gạo cao sừng sững như 1 tháp đèn khổng lồ
    4/ Hoa lay ơn giống như chiếc loa kèn màu hồng phấn.
    5/ Trăng là cái liềm vàng giữa đống sao. Trăng là cái đĩa bạc trên tấm thảm nhung da trời.
    6/ Áo chàng đỏ tựa rang pha
    Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in
    7/ Ngôi nhà như trẻ nhỏ
    Lớn lên với trời xanh
    8/ Bà như quả đã chín rồi
    Càng thêm tuổi tác càng tươi lòng vàng
    9/ Mẹ già như chuối ba hương
    Như cơm nếp mậm như đường mía lau
    10/ Những ngôi sao thức ngoài kia
    Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
    Hôm nay con ngủ giấc tròn
    Mẹ là ngọn gió của con suốt đời
    11/ Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta
    Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa
    Chỉ biết quên mình cho hết thảy
    Như dòng sông chảy nặng phù sa
    Bài 2;Tìm các phép so sánh và điền vào mẫu cho thích hợp ?

    [TABLE]
    [TR]
    [TD] Vế A(sự vật được so sánh)[/TD]
    [TD]Phương diện so sánh[/TD]
    [TD] Từ ngữ so sánh[/TD]
    [TD]Vế B (sự vật dung để so sánh )[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    1/ Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
    Tỏa nắng xuống dòng song lấp loáng
    2/ Cô gái đẹp như hoa.
    3/ Cao như núi dài như sông
    Trí ta lớn hơn biển đông trước mặt
    4/ Ngôi nhà sàn dài hơn cả tiếng chiêng
    5/ Bóng đá quyến rũ tôi hơn những công thức toán học
    6/ Công cha như núi Thái Sơn
    Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
    7/ Tàu dừa chiếc lược chải vào mây xanh
    8/ Trong như tiếng hạc bay qua
    Đục như nước suối mới sa nửa vời
    9/ Mỏ Cốc như cái dùi sắt,chọc xuyên cả đất
    10/ Lòng êm như chiếc thuyền không bến
    Nghe rét thu về hạ kín mui
    Bài 3: Chỉ ra phép so sánh trong đoạn trích sau và nêu rõ tác dụng của nó đối với đoạn trích ?
    Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá bơi hàng đàn đen trủi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng sông rộng hơn ngàn thước,trông hai bên bờ,rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận
    Bài 4: Trong hai câu ca dao: Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
    Như đứng đống lửa như ngồi đống tro
    1. Từ bổi hổi bồi hồi là từ gì? Giải nghĩa từ láy bổi hổi bồi hồi
    2. Phân tích cái hay của câu ca dao do phép so sánh đem lại
    Bài 4: Kể 10 thành ngữ có sử dụng phép so sánh mà từ chỉ phương tiện so sánh là từ láy?
    Bài 5: Khi nói về thiếu nhi, Bác Hồ viết :Trẻ em như búp trên cành
    Cho biết phép so sánh này bi lược bỏ yếu tố nào ? Yếu tố bị lược bỏ có thể được thay thế bằng những từ ngữ nào trong các từ ngữ sau : Tươi non, quyến rũ, đầy hứa hẹn, đáng trân trọng, chứa chan hy vọng, đầy sức sống, yếu ớt đáng thương, nhỏ nhắn chưa đáng chú ý.
    Bài 6; Tìm trong ca dao, thơ 10 phép so sánh trong đó vắng từ chỉ phương diện so sánh?
    Bài 7: Trình bày tác dụng của phép so sánh trong đoạn thơ dưới đây :
    Ta đi tới, trên đường ta bước tiếp
    Rắn như thép, vững như đồng
    Đội ngũ ta trùng trùng điệp điệp
    Cao như núi, dài như sông
    Chí ta lớn như biển đông trước mặt
    Bài 8: Phân tích hai câu thơ sau ,cho biết câu nào hay hơn ,vì sao?
    Lũ đế quốc như bầy rơi hốt hoảng
    Lũ đế quốc là bầy rơi hốt hoảng
    Bài 9: Trong bài Lượm của Tố Hữu có đoạn:
    Chú bé loắt choắt
    Cái xắc xinh xinh
    Cái chân thoăn thoắt
    Cái đầu nghênh nghênh

    Ca lô đội lệch
    Mồm huýt sáo vang
    Như con chim chích
    Nhảy trên đường vàng
    A, Phép so sánh ở trong đoạn thơ trên độc đáo ở chỗ nào? Em hãy phân tích cái hay của sự độc đáo đó?
    B, Các từ láy trong đoạn thơ thuộc từ loại nào? Tác dụng gì?
    Bài 10: Phép so sánh sau đây có gì đặc biệt’?
    Mẹ già như chuối và hương
    Như xôi nếp một, như đường mía lau.

    NHÂN HOÁ

    Bài 1:Chỉ ra phép nhân hoá trong các trường hợp sau :
    1. Khăn thương nhớ ai, 2. Em hỏi cây kơ nia
    Khăn rơi xuống đất Gió mày thổi về đâu
    Khăn thương nhớ ai Về phương mặt trời mọc
    Khăn vắt lên vai
    2. Dế Choắt ra cửa, hé mắt nhìn chi Cốc. Rồi hỏi tôi :
    - Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta đấy hả?
    3. Bác Giun đào đất suốt ngày
    Hôm qua chết dưới bóng cây sau nhà
    4. Trâu ơi ta bảo trâu này
    Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
    5. Thuyền về có nhớ bến chăng
    Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
    6. C« M¾t, cËu Ch©n, cËu Tay, b¸c Tai, l·o MiÖng tõ x­a vÉn sèng víi nhau rÊt th©n thiÕt. Bçng mét h«m, c« M¾t ®Õn than thë víi cËu Ch©n, cËu Tay r»ng:
    - B¸c Tai, hai anh vµ t«i lµm viÖc mÖt nhäc quanh n¨m, cßn l·o MiÖng ch¼ng lµm g× c¶, chØ ngåi ¨n kh«ng. Nay chóng ta ®õng lµm g× nưa, thö xem l·o MiÖng cã sèng ®­îc kh«ng?
    7. Gậy tre chông tre chống lại sắt thép quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác.Tre
    giữ làng giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hy sinh để bảo vệ con người. Tre anh hùng lao động. Tre anh hùng chiến đấu.
    8. Trong họ hang nhà chổi thì cô bé Chổi Rơm vào loại xinh xắn nhất.Cô có chiếc váy
    vàng óng, không ai đẹp bằng. Áo của cô cũng bằng rơm thóc nếp vàng tươi được tết săn lại, cuốn từng vòng quanh người, trông cứ như áo len vậy
    9. Chị Tre chải tóc bên ao
    Nàng Mây áo trắng ghé vào soi gương
    10. Cứ như thế hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng
    11. Vì mây cho núi lên trời
    Vì cơn gió thổi hoa cười với trăng
    12. Bëi t«i ¨n uèng ®iÒu ®élµm viÖc cã chõng mùc nªn t«i chãng lín l¾m. Ch¼ng bao l©u t«i ®· trë thµnh mét chµng dÕ thanh niªn c­êng tr¸ng. §«i cµng t«i mÉm bãng. Nhưng c¸i vuèt ë ch©n ë khoeocøng dÇnnhän ho¾t.
    Bài 2: Tìm 5 câu ca dao trong đó mỗi câu có một phép nhân hoá và nêu rõ tác dụng cụ thể của mỗi phép nhân hoá trong câu em vừa tìm được
    Bài 3: Bài thơ Cây dừa của Trần Đăng Khoa đã sử dụng những từ ngữ có tác dụng nhân hoá
    Cây dừa cao toả nhiều tàu
    Dang tay đón gió gật đâu gọi trăng
    Thân dừa bạc phếch tháng năm
    Quả dừa đàn lợn con nằm trên cao
    Hoa dừa nở lẫn cùng sao
    Tàu dừa chiếc lược chải vào mây xanh
    Ai đem nước ngọt nước lành
    Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa
    Đứng canh trời đất bao la
    Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi
    Bài 4:Hãy viết 1 đoạn văn tả cảnh hay làm 1 bài thơ 5 chữ có sử dụng phép nhân hoá?
    Bài 5: Trong bài thơ “Kính gửi cụ Nguyễn Du” Tố Hữu viết:
    Song còn bao nỗi chua cay
    Gớm quân Ưng Khuyển, ghê bầy Sở Khanh
    Cũng loài hổ báo, ruồi xanh
    Cũng phường gian ác hôi tanh hại người
    Đây có phải phép nhân hoá không ? Vì sao?
    Bài 6: Có bao nhiêu phép nhân hóa? Mỗi phép nhân hóa hãy lấy hoặc đặt ít nhất 3 trường hợp
    .

    ẨN DỤ
    Bài 1:Xác định các kiểu ẩn dụ trong những trường hợp sau:
    1/ Ôi người Cha đôi mắt mẹ hiền sao
    Giọng của người không phải sấm trên cao
    Ấm từng tiếng thấm vào long mong ước
    2/ Bây giờ mận mới hỏi đào
    Vườn hồng có lối ai vào hay chưa
    3/ Trăng khoe trăng tỏ hơn đèn
    Cớ sao trăng phải chịu luồn đám mây
    Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng
    Đèn ra trước gió còn trăng hỡi đèn
    4/ Chỉ có thuyền mới hiểu
    Biển mênh mông nhường nào
    5/ Này lắng nghe em khúc nhạc thơm
    6/ Em thấy cơn mưa rào
    Ngập tiếng cười của bố
    7/ Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
    Mà sao nghe nhói ở trong tim
    8/ Trong gió trong mưa
    Ngọn đèn đứng gác
    Cho thắng lợi, nối theo nhau
    Đang hành quân đi lên phía trước
    9/ Trời xanh nhớ mắt qúa chừng
    Cỏ xanh nhớ gót chân dừng nơi đây
    10/ Trời cao mây lững lờ bay
    Cuối thu dặm liễu đã thay lá vàng
    11/ Quả bồ hòn trong tròn ngoài méo
    Trái thầu dầu trong héo ngoài tươi
    12/ Gần mực thì đen gần đèn thì sang
    13/ Đã nghe nước chảy lên non
    Đã nghe đất chuyển thành con sông dài
    14/ Con kiến mà leo cành đa
    Leo phải cành cộc leo ra leo vào
    Con kiến mà leo cành đào
    Leo phải cành cộc leo vào leo ra.
    15/ Mái rạ nghìn năm hồng thay sắc ngói
    Những đời thường cũng có bong hoa che
    16/ Mấy khi rồng gặp mây đây
    Để rồng than thở với mây vài lời
    Nữa mai rồng ngược mây xuôi
    Biết bao giờ lại nối lời nước non
    17/ Buồn trông chênh chếch sao mai
    Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ
    Buồn trông con nhện giăng tơ
    Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai
    18/ Sóng sông hồng bỗng xanh màu Đa – nuýp
    Nhạc bồng bềnh trôi tới các vì sao
    19/ Mặt trời đến mỗi ngày như khách lạ
    Gặp mỗi người đều muốn ghé môi hôn.
    20/ Nòi tre đâu chịu mọc cong
    Chưa lên đã thẳng như chông lạ thường
    Bài 2: Ẩn dụ sau đây thuộc kiểu ẩn dụ nào ? Sử dụng ẩn dụ như vậy có tác dụng gì ?
    Mà bên nước tôi thì đang hửng lên cái nắng bốn giờ chiều cái nắng đậm đà của mùa thu biên giới
    Bài3: Những câu sau đây có câu nào sử dụng ẩn dụ không ? Nếu có em hãy chỉ ra cụ thể ?
    1. Chúng ta không nên nướng tiền bạc của cha mẹ
    2. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu
    Bài 4:Trong sinh hoạt hàng ngày, chúng ta thường sử dụng ẩn dụ để trao đổi thông tin và bộc lộ cảm xúc.Em hãy kể một số ẩn dụ trong sinh hoạt mà em biết ?
    Bài 5: Hãy tìm 5 ẩn dụ có trong các bài thơ mà em đã học
    Bài 6:Hãy làm một bài thơ theo thể thơ năm chữ có sử dụng ít nhất một phép tu từ ẩn dụ .
    Bài 7: Trong đoạn thơ sau :
    Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
    Mặt trời chân lí chói qua tim
    Hồn tôi là một vườn hoa lá
    Rất đậm hương và rộn tiếng chim
    a. Tìm các phép so sánh và ẩn dụ trong đoạn thơ trên
    b. Hãy viết thành văn xuôi đoạn thơ trên
    Bài 8: Có người noi: “ Sức mạnh của so sánh là nhận thức, sức mạnh của ẩn dụ là biểu cảm”. Em hãy tìm một vài ví dụ tiêu biểu để chứng minh.


    HOÁN DỤ
    Bài 1: Chỉ ra các kiểu hoán dụ trong các câu sau :
    1. Áo chàm đưa buổi phân li 8. Vì sao trái đất nặng ân tình
    Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay Nhắc mãi tên Người Hồ Chí Minh
    2. Đảng ta đó trăm tay nghìn mắt 9 Hỡi những trái tim không thể chết
    Đảng ta đây xương sắt da đồng Chúng tôi đi theo vết các anh
    3. Đứng lên than cỏ thân cỏ thân rơm Những hồn Trần Phú vô danh
    Bùa liềm không sợ súng gươm bạo tàn Sóng xanh biển cả cây xanh núi ngàn
    4. Ta hiểu. Miên Nam thương nhớ Bác 10. Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước
    Nóng lòng mong đợi Bác vào thăm Chỉ cần trong xe có một trái tim
    Ta hiểu. Đêm nằm nghe gió gác 11. Đây suối Lê – nin kia núi Mác
    Bác thường trăn trở nhớ Miền Nam Hai tay xây dựng một sơn hà
    5. Hà Nội ngực đập thình thịch 12. Tay ta, tay súng, tay cày,
    Những người con trai năm trước Tay gươm tay bút dựng xây nước nhà
    Súng choàng vai hoa trên tay 13. Tuốt gươm không chịu sống quì
    6. Đất nước bốn nghin năm Tuổi xanh chẳng tiếc sá chi bạc đầu
    Vất vả và gian lao 14. Mặt trời xuống biển như hòn lửa
    Đất nước như vì sao Sóng đã cài then đêm sập cửa
    Cứ đi lên phía trước Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
    Bài 2:Trong đoạn thơ :
    Còi máy gọi bến tàu hầm mỏ
    Hòn Gai kêu đất đỏ đấu tranh
    Áo nâu liền với áo xanh
    Nông thôn cùng với thị thành đứng lên
    a. Đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng từ ngữ nào để làm phép hoán dụ ?
    b. Các từ ngữ dung làm hoán dụ thay cho ai ?
    c. Tác dụng của phép hoán dụ trong đoạn thơ ?
    Bài 3: Tìm phép hoán dụ trong các bài thơ em đã học
    Bài 4: Trong giao tiếp hàng người ta có sử dụng hoán dụ không ? Nếu có tìm 5 đến 7 hoán dụ minh hoạ ?
    Bài 5: Viết một đoạn văn ngắn (Nội dung tự chọn )trong đó có sử dụng phép hoán dụ? Và cho biết tác dụng của phép tu từ mà em đã sử dụng với đoạn văn .
    Bài 6: Trong các câu sau sử dụng các kiểu hoán dụ nào? Sử dụng như vậy có tác dụng gì không?
    - Tay ta, tay búa, tay cày.
    Tay gươm tay bút dựng xây nước mình.
    - Đứng lên thân cỏ thân rơm
    Búa liềm không sợ súng gươm bạo tàn !





































    CHỮA LỖI DÙNG TỪ
    Bài 1: Phát hiện và chữa lỗi dùng từ trong các câu sau?
    1/ Có thể nói em có thể tiến bộ nếu lớp em có thầy cô dạy giỏi.
    2/ Những thiệt hại do bão lụt không thể tính bằng con số hay số liệu cụ thể.
    3/ Chúng ta phải học tập chăm chỉ để sau này đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của việc lâm.
    4/ Nhân dân ta đang ngày đêm chăm lo kiến thiết xây dựng nước nhà.
    5/ Con mèo nhà em rất đẹp nên em rất thích con mèo nhà em.
    6/ Truyện dân gian thường có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo nên em rất thích truyện dân gian.
    7/ Ban Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp ai cũng đều rất lấy làm quý mến bạn Lan.
    8/ Sau khi nghe cô giáo kể câu chuyện ấy, chúng tôi ai cũng thích những nhân vật trong câu chuyện này vì những nhân vật ấy đều là những nhân vật có phẩm chất đạo đức tốt đẹp.
    9/ Quá trình vượt núi cao cũng là quá trình con người trưởng thành, lớn lên.
    10/ Ngày mai, chúng em sẽ đi thăm quan nhà bảo tàng của tỉnh.
    11/ Ông hoạ sĩ già nhấp nháy bộ ria mép quen thuộc.
    12/ Nguyễn Đình Chiểu lang thang từ tỉnh này sang tỉnh khác.
    13/ Tiếng Việt có khả năng diễn tả linh động mọi trạng thái tình cảm của con người.
    14/ Mọi người rất thích thú các cách làm của em và của bạn Lan.
    15/ Bạn ấy đúng là một vì sao tinh tú.
    16/ Nguyễn Trãi sau khi cáo quan, ông đã về Côn Sơn ẩn dận.
    17/ Tinh thần lạc quang của các chiến sĩ Cách mạng thật đáng khâm phục.
    Bài 2: Thay thế các từ đồng nghĩa với “Phù Đổng Thiên Vương” trong đoạn văn sau:
    Nghe chuyện Phù Đổng Thiên Vương tôi tưởng tượng đến một trang nam nhi sức vóc khác người, nhưng tâm hồn còn thô sơ và giản dị, như tâm hồn tất cả mọi người xưa. “Phù Đổng Thiên Vương” gặp lúc quốc gia lâm nguy đã xông pha ra trận, đem sức khoẻ mà đánh tan giặc, nhưng bị thương nặng. Tuy thế “Phù Đổng Thiên Vương” vẫn còn ăn một bữa cơm rồi nhảy xuống hồ Tây tắm, xong mới ôm vết thương lên ngựa đi tìm một rừng cây âm u, ngồi dựa vào một gốc cây to, giấu kín nỗi đau đớn mà chết.
    Bài 3: Chữa lỗi dùng từ sau đây:
    1/ Tỉnh uỷ đưa 50 con bò về giúp hợp tác xã chỉ đạo sản xuất vụ mùa.
    2/ Nhưng rồi cái kim ẩn đầu đó trong bọc sẽ lòi ra.
    3/ Khu nhà này thật là hoang mang.
    4/ Ông em được Đảng gắn danh hiệu 50 năm tuổi Đảng.
    Bài 4: Tìm lỗi dùng từ trong các câu sau đây và chữa lại cho đúng?
    1/ Lòng yêu mến thiên nhiên say đắm đã làm cho Người quên đi nỗi vất vả trên đường đi.
    2/ Trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, người xưa đã nhân cách hoá các hiện tượng thiên nhiên rất sinh động.
    3/ Bố em là thương binh, ông có dị vật lạ ở phần mền.
    4/ Lên lớp 6 em mới thấy việc học thật là nghiêm trọng.
    5/ Mái tóc ông em đã sửa soạn bạc trắng.
    6/ Bãi biển quê em mùa này đẹp ghê gớm.
    7/ Ông em nghe bì bóp câu chuyện của vợ chồng luật sư.
    8/ Làm sai thì cần thực thà nhận lỗi không nên bao biện .
    9/ Chúng ta có nhiệm vụ giữ gìn những cái tinh tú của văn học dân tộc.
    10/ Mặc dù còn một số yếu điểm, nhưng so với năm học trước em đã tiến bộ rõ rệt.
    11/ Trong cuộc họp lớp, Lan đã được các bạn nhất trí đề bạt làm lớp trưởng.
    12/ Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã được tận mắt chứng thực cảnh nhà tan cửa nát của những người nông dân.
    13/ Bảng tuyên ngôn độc lập được Bác Hồ đọc ngày 2 / 9 / 1945.
    14 / Bạn Nam bị viết bảng kiểm điểm.
    15/ Tương lai sáng lạng mở ra trước mắt các em.
    16/ Sau 30 năm buôn ba hải ngoại, Bác trở về nước lãnh đạo Cách mạng.
    17/ Thiên nhiên trong thơ Nguyễn Khuyến đẹp như một bức tranh thuỷ mạc.
    18/ Bạn Nam nói năng tuỳ tiện trong lớp.
    19/ Gia đình Ngư ông khẩn thiết cứu người bị nan.
    20/ Kiều thấy bâng khuâng vì chưa phụng dưỡng được cha mẹ lúc tuổi già.
    Bài 5: Chọn các từ ngữ điền vào các câu sau cho thích hợp?
    Chiếc xe đang đi trên đường thì bỗng đứt phanh vệ đường rồi nằm .
    ở đó khiến cho mọi người đi đường phải đưa mắt nhìn.
    Mặt trời đang dần ra khỏi đám mây đem và xua tan đi cái khung cảnh . của cơn mưa đem lại
    Nửa đêm Thạch Sanh đang thì chằn tinh sau miếu hiện ra, nanh, vuốt vồ lấy chàng.
    Ngỡ là oan hồn của Thạch Sanh .về, mẹ con hắn .van lạy
    huy động quân đội để chuẩn bị chiến tranh.
    trái hẳn với bình thường đến mức không thể ngờ tới được.
    tài giỏi khác thường, vượt trội mọi người khác.
    đi đến kinh đô.
    sân trầy trước cung điện nhà vua.
    nhà dành để tiếp các quan phương xa về kinh.
    người có kiến thức rộng.
    các thế hệ cha ông, cụ kị, . đã qua đời.
    soi xét làm chứng.
    thờ ơ, nhạt nhẽo, xa lánh đối với người lẽ ra phải gần gũi, thân thiết.
    thái độ rất ngạc nhiên trước hiện tượng kì lạ và bất ngờ.
    hùng dũng, oai nghiêm
    hình ảnh được rất nhiều người cùng thừa nhận là tiêu biểu cho một đặc điểm hay phẩm chất nào đó của một sự vật, nhân vật hoặc một cộng đồng.
    Bài 6: Viết đúng lỗi dùng từ trong sau:
    Ẩn dật, lãng mạn, hoang mang, say sưa, lỗ chỗ, lỗ đỗ, bàng quan, cảnh quan, xa lộ, đề bạt, bản kiểm điểm, loay hoay, nghênh ngang, ngoằn ngoèo, khúc khuỷu, rượu nồng, sặc sụa, chong đèn, náo nức, nô nức, háo hức, thâm sâu, tồng ngồng, phổng phao, trùng trục, chính xác, xuất khẩu, năng suất, suất đinh, định đoạt, đoạt giải, đạt giải, xông xênh, chênh vênh, vênh vác, chếnh choáng, dồ dại, sấn sổ, chùng chình, lúa nếp, nề nếp.
    Bài 7: Em hãy cho biết khi nào thì dùng:
    Đoạt giải:
    đạt giải:
    Năng suất:
    Sặc sụa:
    Nô nức:
    Chong đèn:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...