Tài liệu Bài tập tài chính doanh nghiệp: Cấu trúc vốn và ý nghĩa của việc phân tích cấu trúc vốn

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CẤU TRÚC VỐN VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC PHÂN TÍCH CẤU TRÚC VỐNLỜI MỞ ĐẦU​ Vốn là điều kiện không thể thiếu khi tiến hành thành lập doanh nghiệp và tiến hành hoạt động kinh doanh. Ở bất kỳ doanh nghiệp nào, vốn được đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh nhằm tăng thêm lợi nhuận, tăng thêm giá trị của doanh nghiệp. Nhưng vấn đề chủ yếu là các doanh nghiệp, các công ty phải làm như thế nào để tăng thêm giá trị cho vốn. Như vậy, các quyết định về vốn suy cho cùng cũng là vì mục tiêu và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, do dó các quyết định về vốn phải kỹ lưỡng và đầy cân nhắc. Sau khi lựa chọn các loại vốn của công ty, thách thức đối với các nhà quản trị là phải quyết định cấu trúc vốn tối ưu. Bởi lẽ, một doanh nghiệp có nhiều vốn chưa hẳn đã là doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và ngược lại. Điều đó còn phụ thuộc rất nhiều vào quyết định nguồn tài trợ và phân bổ nguồn vốn của doanh nghiệp.
    Lựa chon cơ cấu vốn tối ưu cũng là hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay, khi mà đất nước đang trong giai đoạn chịu sự biến động rất lớn của nền kinh tế thị trường, nên rất cần vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh không chỉ để tồn tại, thắng trong cạnh tranh mà còn đạt được sự tăng trưởng vốn chủ sở hữu. Một thực trạng nữa hiện nay ở các doanh nghiệp, nhìn chung vốn được cấp nhỏ bé so với nhu cầu, tình trạng thiếu vốn diễn ra liên miên gây căng thẳng trong quá trình kinh doanh và thực hiện các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp mình. Công cụ mà các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp không thể không quan tâm khi quyết định cơ cấu vốn của công ty đó là các loại “ đòn bẩy” .Trong lĩnh vực tài chính, thuật ngữ “ đòn bẩy” được sử dụng thường xuyên.
    Cả nhà đầu tư lẫn doanh nghiệp đều sử dụng đòn bẩy nợ để tạo ra tỷ suất sinh lợi trên tài sản hoạt động lớn hơn. Doanh nghiệp thường hay sử dụng 2 loại đòn bẩy: đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính. Sử dụng “đòn bẩy” đúng cách sẽ làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp đáng kể. Còn ngược lại, doanh sẽ phải gánh chịu những rủi ro khó tránh khỏi. Do đó, một khi sử dụng đòn bẩy kinh doanh hay tài chính, các nhà quản trị tài chính cần nghiên cứu kỹ và thận trọng. Hy vọng bài thuyết với chủ đề “ Cấu trúc vốn của doanh nghiệp, đòn bẩy kinh doanh và đòn bẩy tài chính” sẽ giúp làm rõ hơn những vấn đề như đã trình bày .
    I. Cấu trúc vốn : ( Capital structure )
    1. Định nghĩa :
    Cấu trúc nguồn vốn liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau trong công tác quản trị tài chính. Việc huy động vốn một mặt vừa đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo sự an toàn trong tài chính, nhưng mặt khác liên quan đến hiệu quả và rộng hơn là rủi ro của doanh nghiệp. Do vậy, để có thể huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của mình, doanh nghiệp phải xác định cho mình một cấu trúc vốn hợp lý.
    Cấu trúc vốn của doanh nghiệp được định nghĩa là quan hệ về tỷ trọng giữa nợ (debt) và vốn chủ sở hữu (equity), bao gồm vốn cổ phần ưu đãi và vốn cổ phần thường trong tổng số nguồn vốn của công ty thường được dùng để tài trợ cho quyết định đầu tư của một doanh nghiệp.
    Ví dụ:Một công ty phát hành 20 tỷ đồng cổ phiếu và đi vay nợ 80 tỷ đồng, thì cấu trúc vốn của công ty là 20 tỷ đồng từ cổ phiếu, 80 tỷ từ đi vay
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...