Luận Văn Bài tập quản trị chất lượng sản phẩm (9d)

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 16/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word, thuận tiện cho việc chỉnh sửa

    LỜI MỞ ĐẦU
    Sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức WTO, nhiều cơ hội mới đã mở ra cho sự phát triển kinh tế nước nhà. Song hành cùng những cơ hội đó là những thách thức vô cùng lớn. Đặc biệt là sự cạnh tranh gay gắt từ các tập đoàn, doanh nghiệp lớn của nước ngoài. Vậy với trình độ sản xuất còn hạn chế, nhiều doanh nghiệp trong nước vẫn hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, khả năng cạnh tranh của các thương hiệu sản phẩm Việt Nam trên thị trường thế giới còn yếu thì làm thế nào các doanh nghiệp Việt Nam có thể thâm nhập, phát triển và vươn xa ra thị trường quốc tế?
    Để đạt được mục đích phát triển lâu dài và bền vững, ngay từ bây giờ các doanh nghiệp trong nước cần phải cải thiện bài toán năng suất và chất lượng. Có thể nói, hiện nay chất lượng sản phẩm đang trở thành yếu tố cạnh tranh đóng vai trò ngày càng quan trọng. Một sản phẩm có chất lượng và có tính cạnh tranh đòi hỏi nó phải thỏa mãn được những nhu cầu tiêu dùng ngày càng phức tạp của khách hàng với chi phí thấp nhất có thể. Dựa vào những nhu cầu ấy, ta sản xuất những sản phẩm có những thuộc tính mà khách hàng mong muốn. Và trong quá trình sản xuất ấy, nhất thiết phải đảm bảo rằng từng khâu, từng giai đoạn sản xuất phải đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật về chất lượng. Muốn làm được điều này, khi xây dựng chính sách phát triển tổng thể, doanh nghiệp cần đưa ra chính sách chất lượng mà doanh nghiệp hướng đến là gì?; lập kế hoạch về các mục tiêu, yêu cầu chất lượng; đồng thời phải có hệ thống theo dõi, đánh giá các công việc liên quan đến toàn bộ quá trình sản xuất nhằm kiểm soát chất lượng một cách hiệu quả nhất.
    Với tầm quan trọng của các vấn đề liên quan đến chất lượng như đã nói ở trên, trong bài tiểu luận này, nhóm chúng tôi xin trình bày một số kiến thức về sản phẩm, các chính sách chất lượng, việc lập kế hoạch và kiểm soát chất lượng như thế nào?
    PHẦN MỘT: LÝ THUYẾT
    1. Sản phẩm
    1.1 Định nghĩa:
    Theo TCVN ISO 8402: sản phẩm là kết quả của các hoạt động hoặc quá trình (tập hợp các nguồn lực và hoạt động có liên quan với nhau để biến đầu vào thành đầu ra). Nguồn lực ở đây được hiểu là nguồn lực, trang thiết bị, cộng nghệ và phương pháp
    1.2 Các thuộc tính của sản phẩm
    1.2.1 Nhóm các thuộc tính mục đích
    · Quyết định công dụng chính của sản phẩm, thỏa mãn một loại nhu cầu nào đó trong những điều kiện nhất định.
    · Là phần cốt lõi của sản phẩm.
    · Phụ thuộc vào bản chất của sản phẩm, các yếu tố tự nhiên, kỹ thuật công nghệ (phần cứng)
    · Thường chiếm 20 – 40% giá trị sản phẩm
    1.2.2 Nhóm các thuộc tính hạn chế
    Quy định những điều kiện khai thác và sử dụng để đảm bảo khả năng làm việc, khả năng thỏa mãn nhu cầu, độ an toàn của sản phẩm khi sử dụng
    1.2.3 Nhóm các thuộc tính kinh tế kỹ thuật
    · Quyết định trình độ, mức chất lượng của sản phẩm
    · Phản ánh toàn bộ chi phí cần thiết để chế tạo, sản xuất, tiêu dùng và thải bỏ một sản phẩm.
    · Có thể nghiên cứu cải tiến, thiết kế thẩm định và lựa chọn sản phẩm dựa vào nhóm thuộc tính này.
    1.2.4 Nhóm các thuộc tính thụ cảm
    · Khó lượng hóa, nhưng có khả năng làm cho sản phẩm hấp dẫn với ngưới tiêu dùng.
    · Xuất hiện khi có sự tiếp xúc, tiêu dùng sản phẩm và phụ thuộc vào quan hệ cung cầu, uy tín của sản phẩm, xu hướng, thói quen tiêu dùng, đặc biệt là các dịch vụ trước và sau bán.

    PHẦN HAI: TRẢ LỜI CÂU HỎI
    Bài tập 3:
    Câu hỏi:
    Ý nghĩa của việc xác định các chi phí liên quan đến chất lượng ?
    Chi phí ẩn của sản xuất thực chất là gì?
    Nêu một vài ví dụ thực tế về loại chi phí này.
    Trả lời:
    3.1. Ý nghĩa của việc xác định các chi phí liên quan đến chất lượng
    Theo tiêu chuẩn TCVN 8402, những chi phí liên quan đến chất lượng là: “Các chi phí nảy sinh để tin chắc và bảo đảm chất lượng được thỏa mãn, cũng như những thiệt hại nảy sinh khi chất lượng không thỏa mãn.”
    Như vậy, chi phí liên quan đến chất lượng gồm hai bộ phận lớn là:
    v Những chi phí cần thiết đầu tư cho các mức chất lượng khác nhau, mà doanh nghiệp cần phải hoạch định, tính toán và kiểm soát một cách có kế hoạch
    v Những chi phí do những thiệt hại về chất lượng gây ra. Theo TCVN ISO 8402, những chi phí này còn được hiểu là: “Những thiệt hại do không sử dụng được tiềm năng của những nguồn lực trong các quá trình và các hoạt động.”
    Cụ thể, theo tính chất, mục đích của chi phí, chúng ta có thể phân chia chi phí chất lượng thành 3 nhóm:
    § Chi phí sai hỏng, bao gồm chi phí sai hỏng bên trong và chi phí sai hỏng bên ngoài
    § Chi phí thẩm định
    § Chi phí phòng ngừa
    Một sản phẩm, dịch vụ có khả năng cạnh tranh cao phải dựa trên sự tính toán, cân nhắc giữa chất lượng và toàn bộ những chi phí liên quan đến quá trình sản xuất, tiêu dùng và các chi phí xã hội khác. Quản lý chất lượng sẽ không có ý nghĩa nếu nó không có khả năng kiểm soát các chi phí liên quan đến chất lượng. Vì vậy việc xác định các chi phí liên quan đến chất lượng có vai trò rất quan trọng
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...