Thạc Sĩ Bài tập nhóm về phòng chống tham nhũng [Thạc sỹ hành chính]

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trong những năm qua, đất nước ta đã đạt được những thành tựu quan trong trong công cuộc đổi mới kinh tế-xã hội không ngừng phát triển, trật tự, an ninh xã hội được giữ vững, đời sống nhân dân ngày một nâng cao. Tuy nhiên, chúng ta vẫn đang đứng trước những nguy cơ và thách thức lớn. Tình hình tham nhũng diễn ra phức tạp ở nhiều lĩnh vực và có xu hướng tăng về quy mô, tính chất ngày càng nghiêm trọng, thể hiện ở số lượng tài sản của Nhà nước bị chiếm đoạt, thất thoát; số đối tượng vi phạm pháp luật, trong đó có nhiều cán bộ, công chức, thậm chí có cả một số cán bộ lãnh đạo, quản lý đã có hành vi tham nhũng, chiếm đoạt tài sản của Nhà nước. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã đánh giá: “tình trạng tham nhũng, suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên là rất nghiêm trọng. Nạn tham nhũng kéo dài trong bộ máy của hệ thống chính trị và trong nhiều tổ chức kinh tế là một nguy cơ lớn đe dọa sự sống còn của chế độ ta”. trong nhiều văn kiện, hội nghị của Đảng và Nhà nươc sta cũng đã thể hiện quyết tâm cao trong cuộc đấu tranh với các hành vi tham nhũng nhằm đẩy lùi, ngăn chặn, hạn chế đến mức thấp nhất các hậu quả xấu của tệ nạn này.

    I.
    NỘI DUNG THỰC HIỆN:
    1. Khái nhiệm tham nhũng:
    Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi. (Luật Phòng, chống tham nhũng Việt Nam). Có thể chia tham nhũng thành 2 loại: tham nhũng lớn và tham nhũng vặt:.
    Tham nhũng lớn xảy ra chủ yếu liên quan đến dự án thu mua lớn và phổ biến trong các dự án xây dựng công cộng và tư nhân, bệnh viện; trong các hợp đồng vũ khí và quốc phòng, trong công nghệ vũ khí mới, .
    Tham nhũng vặt, còn được gọi là tham nhũng hành chính hay tham nhũng quan liêu, là loại tham nhũng diễn ra thường ngày, khi các nhân viên công chức tiếp xúc với quần chúng trực tiếp. Những vụ tham nhũng vặt còn hay xảy ra khi người dân và các công ty tìm cách né tránh nghĩa vụ và các khoản thuế và khi các viên chức lạm dụng quy định theo ý của họ bằng cách cố gắng bòn rút tiền từ các công dân và các công ty.
    Các dạng và mức độ tham nhũng
    Hối lộ: Hối lộ là cho ai đó một lợi ích nào đó để gây ảnh hưởng lên một quyết định hoặc hành động.
    Gian lận và Dối trá: Gian lận và dối trá liên quan đến giấy tờ giả mạo, lừa lọc và bóp méo sự thật về những mục đích cá nhân của họ
    Chiếm đoạt: Khi một cá nhân dính vào vụ việc chuyển tiền hoặc hàng hóa phi pháp từ nơi này sang nơi khác thì người đó được coi là thực hiện hành vi chiếm đoạt.
    Tham nhũng có hệ thống: Khi tham nhũng không những suy giảm đi mà còn được thừa nhận như “điều tất yếu” và là một phần của thủ tục trong các công việc chung và riêng của một tổ chức và một xã hội thì ta gọi đó là tham nhũng hệ thống.
    Tham nhũng có móc ngoặc: Tham nhũng có móc ngoặc xuất hiện trong các mối quan hệ có từ hai cá nhân trở lên. Nó có thể xảy ra khi bản chất của việc giao dịch là phi pháp hoặc khi một trong các bên muốn dành được phần lợi nhiểu nhất so với các bên khác.
    Tống tiền: Sử dụng vũ lực, hăm dọa, đe dọa đến một cá nhân hoặc một tổ chức để có được sự bảo hộ, thiên vị hoặc lợi ích từ đối thủ của mình.
    Lạm dụng quyền hạn: Một vài cá nhân có thể lạm dụng quyền hạn được giao để phục vụ cho mục đích cá nhân. Tham nhũng dạng này còn bao gồm dung túng và thiên vị
    2. Phòng chống tham nhũng xưa:
    2.1 Quan niệm về tham nhũng và đấu tranh phòng, chống tham nhũng:
    Trong cách hiểu của người Việt xưa, tham quan ô lại, sách nhiễu nhân dân, ăn hối lộ, đục khoét của công, vơ vét tiền của dân, cậy quyền làm bậy được dùng để chỉ những kẻ có chức, quyền và lợi dụng chức, quyền đó, bằng những thủ đoạn, cách thức khác nhau để mưu lợi cho riêng mình. Những hành vi này xâm hại đến trật tự kinh tế của xã hội phong kiến, phá hoại kỉ cương phép nước, khiến dân chúng lầm than, cực khổ và sinh lòng oán thán triều đình. Chính vì vậy, ngăn chặn, đầy lùi những tệ nạn tham nhũng là một trong những mục tiêu quan trọng của các triều đại phong kiến, không những để bảo vệ quyền lợi kinh tế của giai cấp cầm quyền mà nó còn nhằm xây dựng một trật tự xã hội ổn định, thịnh vượng, một chế độ hợp lòng dân. Bởi sự vững mạnh, lâu bền của ngôi Thiên tử trong bất kỳ triều đại nào đều không chỉ nhờ thấm nhuần và thực thi Vương đạo mà cần được sự trung thành và thương yêu nhà vua của quần thần, sự “tâm quy” của muôn dân. Do vậy, “công tâm” là chiến thuật lấy lòng dân của bất cứ triều đại nào cần duy trì sự ổn định để xây dựng và bảo vệ vương quyền. Triết lý này được thể hiện rõ nét trong các quy định pháp luật của các triều đại phong kiến Việt nam, thể hiện qua các Chỉ, Dụ, Sắc, Lệnh của Nhà vua và triều đình phong kiến.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...