Tiểu Luận bài tập nhóm tháng 1 tố tụng dân sự: Thẩm quyền dân sự của tòa án theo loại việc về tranh chấp kinh

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2004 ra đời, được sửa đổi, bổ sung năm 2011 cùng với các văn bản hướng dẫn thi hành là cơ sở pháp lý để tiến hành các thủ tục, trình tự giải quyết vụ việc dân sự, tạo cơ sở để Tòa án thực hiện thẩm quyền xét xử, tạo nên sự thống nhất trong hoạt động xét xử của hệ thống Tòa án Việt Nam. Dựa trên những quy định của BLTTDS 2004 về việc phân định thẩm quyền dân sự theo loại việc, nhóm xin chọn phân tích các quy định về “Thẩm quyền dân sự của tòa án theo loại việc về tranh chấp kinh doanh, thương mại”, qua đó, nhóm mong muốn có thể phân tích, đánh giá quy định của pháp luật hiện hành để có thể tìm ra những hạn chế, đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thẩm quyền của tòa án theo loại việc về tranh chấp kinh doanh, thương mại.
    B- NỘI DUNG.
    1. Một số vấn đề lý luận chung về thẩm quyền dân sự của Tòa án theo loại việc
    1.1 Thẩm quyền dân sự của tòa án:
    Xuất phát từ những đặc thù về tổ chức hệ thống tòa án cho nên quan niệm về thẩm quyền của tòa án trong tố tụng dân sự cũng có những điểm khác biệt. Khái niệm về thẩm quyền của tòa án được tiếp cận dưới ba góc độ là thẩm quyền theo loại việc, thẩm quyền của tòa án các cấp và thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ. Trên cơ sở đó, thẩm quyền dân sự của tòa án được định nghĩa như sau:
    Thẩm quyền dân sự của tòa án là quyền xem xét giải quyết các vụ việc và quyền hạn ra các quyết định khi xem xét giải quyết các vụ việc đó theo thủ tục tố tụng dân sự của tòa án.
    Khác với thẩm quyền xét xử hành chính và thẩm quyền xét xử hình sự của tòa án, thẩm quyền dân sự của tòa án có những đặc trưng sau.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...