Tiểu Luận Bài tập nhóm tài chính doanh nghiệp 2 Tình hình kinh tế - chính trị thế giới năm 2010 9đ

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word
    Bài tập nhóm TCDN 2


    CHƯƠNG I: PHÂN TÍCH TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ - CHÍNH TRỊ 1
    A. Tình hình thế giới 1
    I/ Tổng quan kinh tế thế giới năm 2010. 1
    1/ Kinh tế phục hồi sau khủng hoảng:. 1
    2/ Thương mại khởi sắc:. 2
    3/ Thị trường tại chính – tiền tệ phục hồi sau “ bão tố”:. 2
    II. Tình hình chính trị thế giới năm 2010. 3
    1/ Mỹ thất bại cả về quân sự lẫn chính trị tại Áp-ga-ni-xtan. 3
    2/ Tiến trình hòa bình Trung Đông chẳng những chưa có dấu hiệu vãn hồi, mà thậm chí còn tiềm ẩn nguy cơ khôn lường. 4
    3/ Châu Âu trong cơn khủng hoảng nợ công. 5
    4/ Động đất Haiti 5
    5/ Bán đảo Triều Tiên bên bờ vực chiến tranh. 5
    B. Tình hình trong nước. 7
    I/ Kinh tế. 7
    1/ Tốc độ tăng trưởng GDP 7
    2/ Lạm phát và giá cả. 9
    3/ Lãi suất 10
    Nguyên nhân của việc lãi suất tăng cao:. 11
    4/Tỷ giá. 12
    5/Tỷ lệ thất nghiệp[​IMG][​IMG] 13
    6/ Xuất nhập khẩu. 13
    7/ Cán cân thanh toán. 14
    8/ Thu chi ngân sách Nhà nước. 14
    II. Tình hình chính trị - xã hội . 15
    C. Biến động thị trường chứng khoán năm 2010. 18
    I. Thế giới 18
    1/ Thị trường chứng khoán. 18
    2/ Thị trường vàng : Năm 2010 – một năm hoàng kim của vàng. 19
    II. Trong nước. 19
    1/ Thị trường bất thường. 19
    2/ Khối ngoại mạnh tay. 20
    3/ Cổ phiếu ngân hàng mất đi tính hấp dẫn. 21
    4/ Nở rộ hoạt động sát nhập. 21
    CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH DANH MỤC ĐẦU TƯ . 22
    A. Phân tích ngành. 22
    I. Những vấn đề chung về ngành và phân tích ngành. 22
    1/ Ngành là gi?. 22
    2/ Lý do phân tích ngành. 22
    3/ Mục tiêu của phân tích ngành. 22
    II. Phân tích và lựa chọn ngành phân tích. 22
    1/ NGÀNH NGÂN HÀNG 24
    1.1/ ĐẶC ĐIỂM NGÀNH 24
    1.2/ DIỄN BIẾN NĂM 2010. 24
    1.3/ TRIỂN VỌNG NĂM 2011. 25
    a/ Cơ hội 25
    b/ Thách thức. 26
    2. NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN (PHÂN KHÚC NHÀ Ở, CĂN HỘ). 26
    2.1/ ĐẶC ĐIỂM NGÀNH 26
    2.2/ DIỄN BIẾN NĂM 2010. 27
    2.3/ TRIỂN VỌNG NĂM 2011. 28
    a/ Cơ hội 28
    b/ Khó khăn tồn đọng. 29
    3. NGÀNH DỊCH VỤ ĐẦU TƯ (CHỨNG KHOÁN). 30
    3.1/ DIỄN BIẾN NĂM 2010. 30
    3.2/ TRIỂN VỌNG NĂM 2011. 31
    a/ Cơ hội 31
    b/ Thách thức. 31
    B. Phân tích công ty. 32
    1. Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai 32
    2. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB). 35
    3. Công ty cổ phần Chứng khoán An Phát (APG). 38
    C. ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU 45
    1/Cổ phiếu công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai – Mã CK : HAG 46
    2/ Cổ phiếu Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu – Mã CK : ACB 46
    3/ Công ty Cổ phần Chứng khoán An Phát – Mã CK : APG 47


    CHƯƠNG I: PHÂN TÍCH TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ - CHÍNH TRỊ

    A. Tình hình thế giới
    I/ Tổng quan kinh tế thế giới năm 2010
    Mặc dù giai đoạn tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế đã trôi qua nhưng ảnh hưởng của nó vẫn khá nghiêm trọng, khiến nền kinh tế toàn cầu năm qua phải trải qua nhiều biến cố. Trong năm 2010, kinh tế thế giới tiếp tục phục hồi chậm chạp. Năm 2010 cũng đánh dấu những diễn biến khác thường về tỷ giá của USD, EUR, JPY – những đồng tiền quan trọng trên thế giới. Khu vực đồng Euro lâm vào cuộc khủng hoảng nợ nần. Có thể điểm lại những nét nổi bật của bức tranh kinh tế thế giới năm 2010 qua những mặt sau:
    1/ Kinh tế phục hồi sau khủng hoảng:
    Năm 2010 khép lại với một loạt những biến động bất ngờ, mà trong đó nổi bật là tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng của một loạt nền kinh tế: Kinh tế toàn cầu năm 2010 có sự phục hồi sau khủng hoảng với mức tăng trưởng ước đạt 3,9%, trong đó các nước đang phát triển tiếp tục là nhóm có mức tăng trưởng cao nhất trong năm 2010 (7,1%) gấp hơn 2 lần so với khối các nước phát triển (2,8%). Trong bức tranh kinh tế thế giới năm 2010, Đông Á vẫn là điểm sáng khi tiếp nối năm 2009 với mức tăng trưởng cao nhất (tới 9,3%); tiếp theo sau là khu vực Nam Á và Mỹ Latinh và Caribe với mức tăng trưởng lần lượt là 8,7% và 5,7%. Khu vực cận Sahara châu Phi, Đông Âu và Trung Á cũng có sự phục hồi ở mức tăng trưởng là 4,7%. Như vậy, các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi tiếp tục dẫn dắt sự phục hồi kinh tế toàn cầu trong năm 2010. Điều này là do các nước này thu hút được luồng đầu tư quốc tế lớn và có sự gia tăng mạnh của tiêu dùng nội địa. Bên cạnh đó nhu cầu cao về nhiên liệu và hàng hóa của các nền kinh tế quy mô lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia là động lực thúc đẩy sự phục hồi sản xuất cho các nước phát triển và đóng vai trò sức bật thương mại cho toàn khu vực.

    2/ Thương mại khởi sắc:
    Cùng với tốc độ tăng trưởng của GDP, thương mại toàn cầu cũng đã có nhiều biến động rất tích cực. Trong 10 tháng đầu năm 2010, thương mại toàn cầu có mức tăng trưởng khoảng 11,9%. Mặc dù xuất khẩu của thế giới đã trở lại mức bắt đầu khủng hoảng (tháng 8/2008) nhưng vẫn còn thấp hơn so với mức đỉnh trước khủng hoảng và thấp hơn khoảng 13,6% so với mức xuất khẩu thế giới trong trường hợp không có khủng hoảng xảy ra. Mặc dù khối lượng thương mại đã tăng lên nhưng do sự giảm sút của giá cả hàng hóa nên giá trị thương mại hàng hóa vẫn thấp hơn 8% so với trước khủng hoảng.
    So với các nước phát triển, thương mại có sự phục hồi nhanh hơn ở các nước đang phát triển. Trong 10 tháng đầu năm 2010, kim ngạch xuất khẩu của các nước phát triển tăng 10,4%, thấp hơn con số 15,5% của các nước đang phát triển. Tính đến cuối năm 2010, trong khi kim ngạch xuất khẩu của các nước đang phát triển đã vượt 16% thời điểm trước khủng hoảng thì con số này đối với các nước phát triển vẫn thấp hơn 2%. Sự gia tăng nhanh nhu cầu từ các nước đang phát triển đã thúc đẩy phục hồi thương mại toàn cầu. Thực tế, trong nửa đầu năm 2010, 58% sự gia tăng trong xuất khẩu của thế giới là xuất phát từ sự tăng mạnh nhập khẩu từ các nước đang phát triển.
    3/ Thị trường tại chính – tiền tệ phục hồi sau “ bão tố:
    Hệ thống tài chính - ngân hàng thế giới từng bước phục hồi, đa số các ngân hàng châu Âu đã vượt qua đợt kiểm tra của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Kết quả kiểm tra các ngân hàng châu Âu khá tích cực (84 trên tổng số 91 ngân hàng châu Âu đã vượt qua đợt kiểm tra này) cho thấy hệ thống ngân hàng châu Âu trước khủng hoảng nợ công vẫn được duy trì khá ổn định. Nhiều ngân hàng đạt mức lợi nhuận tích cực trong những tháng đầu năm 2010 và đang trong quá trình trả lại tiền cứu trợ của chính phủ. Hệ thống tài chính tại các nền kinh tế lớn vẫn khá ổn định, làm động lực cho sự tăng trưởng trở lại của kinh tế thế giới.
    Thị trường chứng khoán cũng có sự tăng trưởng mạnh mẽ (các chỉ số chứng khoán của Mỹ, EU, Nhật Bản đều tăng 30% - 60% so với mức thấp nhất khi khủng hoảng nổ ra, trong đó, tăng trưởng mạnh nhất là nhóm các cổ phiếu ngành ngân hàng - tài chính).
    Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, thị trường tài chính, tiền tệ thế giới vẫn biến động phức tạp, khó lường. Thị trường tài chính - tiền tệ thế giới vẫn còn tiềm ẩn nhiều bất ổn. Trong 7 tháng đầu năm có khoảng 40 ngân hàng tại Mỹ đã phá sản, có những ngày có tới 4 ngân hàng đồng loạt phá sản. Tỷ giá giữa một số ngoại tệ mạnh trên thế giới biến động mạnh (đồng Euro giảm giá tới gần 20% trong vòng 2 tháng, đồng Yên Nhật lại tăng lên mức cao nhất trong vòng 15 năm qua so với đồng USD) đã tác động tới cán cân thanh toán quốc tế, dòng chảy vốn và thương mại quốc tế, đe dọa sự ổn định của hệ thống tài chính toàn cầu. Trong khi đó, nguy cơ lạm phát đang tăng tại một số nước chủ yếu do việc tăng giá năng lượng (chỉ số giá tiêu dùng tại Trung Quốc tháng 7-2010 tăng 3,3% so với cùng kỳ năm trước, mức cao nhất kể từ tháng 10-2008; bên cạnh đó bong bóng thị trường bất động sản tại một số nước, như Trung Quốc, Ấn Độ, Bra-xin cũng đang đe dọa sự ổn định và phục hồi kinh tế của các nước này nói riêng và nền kinh tế toàn cầu nói chung.
    II. Tình hình chính trị thế giới năm 2010
    Không hơn kém gì so với tình hình kinh tế, thế giới năm 2010 vừa qua cũng đã chứng kiến đầy áp những sự kiện chính trị với những sự thay đổi lớn, trong đó nổi bật hơn cả là:
    1/ Mỹ thất bại cả về quân sự lẫn chính trị tại Áp-ga-ni-xtan.
    Năm 2010, mục tiêu mà Mỹ theo đuổi là loại trừ sự đe dọa của chủ nghĩa khủng bố tại Áp-ga-ni-xtan chứ không phải là xây dựng một chế độ dân chủ ở nước này. Tháng 12-2009, việc Mỹ tăng 30.000 quân, các nước NATO bổ sung khoảng 7.000 quân, nâng tổng số quân của Mỹ và NATO tại Áp-ga-ni-xtan lên tới 150.000 quân, chính là bước đi ban đầu để Mỹ thực hiện mục tiêu trên. Có thêm quân trong tay, Mỹ muốn tăng sức mạnh để chống lại những phần tử nổi dậy, bảo vệ các trung tâm mấu chốt, sau đó “chuyển giao quyền lực cho chính quyền Áp-ga-ni-xtan”. Song toan tính của Mỹ đã vấp phải sự đáp trả quyết liệt của các phần tử Ta-li-ban. Ngay từ tháng 1-2010, bất chấp các cuộc tiến công của liên quân, quân Ta-li-ban vẫn đánh chiếm trung tâm thủ đô Ca-bun, kết hợp tiến
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...