Luận Văn Bài tập nhóm Quản trị chiến lược CÔNG TY SỮA VINAMILK (9d)

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 15/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bài làm hay, có hình ảnh minh họa
    Định dạng file word

    I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
    1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
    · Năm 1976, lúc mới thành lập, Công ty Sữa Việt Nam (VINAMILK) có tên là Công ty Sữa - Cà Phê Miền Nam, trực thuộc Tổng Cục thực phẩm, bao gồm 4 nhà máy thuộc ngành chế biến thực phẩm:
    - Nhà máy Sữa Thống Nhất;
    - Nhà máy Sữa Trường Thọ;
    - Nhà máy Sữa Dielac;
    - Nhà máy Cà Phê Biên Hoà.
    · Năm 1982, Công ty Sữa – Cà phê Miền Nam được chuyển giao về Bộ Công nghiệp thực phẩm và đổi tên thành Xí nghiệp Liên hiệp Sữa - Cà phê – Bánh kẹo I.
    · Năm 1989, Xí Nghiệp Liên Hiệp Sữa – Cà phê – Bánh kẹo I chỉ còn 3 nhà máy trực thuộc:
    - Nhà máy Sữa Thống Nhất.
    - Nhà máy Sữa Trường Thọ.
    - Nhà máy Sữa Dielac.
    · Tháng 3/1992, Xí Nghiệp Liên Hiệp Sữa – Cà phê – Bánh kẹo I chính thức đổi tên thành Công ty Sữa Việt Nam (VINAMILK) - trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ, chuyên sản xuất, chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa.
    · Năm 1994, Công ty Sữa Việt Nam (VINAMILK) đã xây dựng thêm một nhà máy sữa ở Hà Nội để phát triển thị trường tại miền Bắc, nâng tổng số nhà máy trực thuộc lên 4 nhà máy:
    - Nhà máy Sữa Thống Nhất.
    - Nhà máy Sữa Trường Thọ.
    - Nhà máy Sữa Dielac.
    - Nhà máy Sữa Hà Nội.
    · Năm 1996, Xí nghiệp Liên doanh Sữa Bình Định tại Quy Nhơn ra đời, góp phần thuận lợi đưa sản phẩm Vinamilk phục vụ rộng khắp đến người tiêu dùng khu vực miền Trung.
    · Năm 2000, Công ty đã tiến hành xây dựng thêm:
    - Nhà máy sữa Cần Thơ.
    - Xí nghiệp Kho vận.
    · Tháng 12/2003, Công ty chuyển sang hình thức Công ty cổ phần, chính thức đổi tên là Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam.
    · Tháng 04/2004: Công ty sáp nhập nhà máy sữa Sài Gòn (SAIGONMILK), nâng tổng vốn điều lệ của Công ty lên 1.590 tỷ đồng
    · Tháng 06/2005: Công ty mua lại phần vốn góp của đối tác trong Công ty Sữa Bình Định và sáp nhập vào Vinamilk
    · Ngày 30/06/2005: Công ty khánh thành nhà máy sữa Nghệ An
    Những thành tích đã đạt được:
    Trải qua quá trình hoạt động và phát triển gần 30 năm qua, Vinamilk đã trở thành một doanh nghiệp dẫn đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa tại Việt Nam. Những danh hiệu Vinamilk đã được nhận là:
    - Danh hiệu Anh Hùng Lao Động.
    - Huân chương Lao động hạng nhất, nhì, ba.
    - Liên tiếp đứng đầu “Topten hàng Việt Nam chất lượng cao” từ 1995 – 2004 (do bạn đọc báo Sài Gòn Tiếp Thị bình chọn).
    - Giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO – World Intellectual Property Organization) năm 2000 và năm 2004.
    - Tháng 9/2005: Huân chương Độc lập hạng ba do chủ tịch nước Trần Đức Lương trao tặng vì đã có thành tích xuất sắc trong sản xuất kinh doanh 5 năm liền từ năm 2000 – 2004.


    I. TẦM NHÌN: “Trở thành thương hiệu hàng đầu tại thị trường Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng, và sức khoẻ phục vụ cuộc sống con người”
    II. SỨ MỆNH: “Sản phẩm dinh dưỡng, có uy tín khoa học với chất lượng quốc tế luôn hướng tới sự đáp ứng hoàn hảo cho sức khỏe người tiêu dùng”.
    Công ty Vinamilk: “Mang đến cho khách hàng niềm tin chất lượng của sản phẩm dinh dưỡng”
    Nội dung của bản tuyên bố sứ mệnh:
    (1) Đối tượng khách hàng: bà mẹ, trẻ em, người.
    (2) Sản phẩm, dịch vụ: Các loại sữa.
    (3) Thị trường: đồng bằng sông Cửu Long.
    (4) Mức độ quan tâm đến công nghệ: rất cao, đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm cao nhất.
    (5) Nguyện vọng của chi nhánh: Lợi ích của người tiêu dùng là mục tiêu phát triển của Vinamilk.
    (1) Lợi thế so với chi nhánh khác: Danh mục sản phẩm đa dạng và mạnh, thương hiệu được xây dựng tốt, nguồn cung ổn định, tin cậy, kinh nghiệm quản lí tốt, thiết bị công nghệ sản xuất đạt chuẩn quốc tế.
    (2) Mức độ quan tâm đến hình ảnh của tổ chức ở công chúng: xây dựng thương hiệu chất lượng, uy tín.
    (3) Chính sách nhân sự: môi trường làm việc là ngôi nhà thứ hai của nhân viên.

    Phân tích môi trường kinh doanh
    I) Khái niệm và mục đích môi trường kinh doanh:
    A) Khái niệm: môi trường kinh doanh là những yếu tố, những lực lượng, những thể chế nằm bên ngoài của doanh nghiệp mà nhà quản trị không thể kiểm soát được nhưng chúng lại ảnh hưởng đến hoạt động và kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
    B) Mục đích: đánh giá các rủi ro và các cơ hội mà một công ty đối mặt và học cách làm thế nào để xác định mô hình cũng như vấn đề/nhiệm vụ cần giải quyết, và các quy trình chủ chốt cần thiết để mô hình kinh doanh của họ thành công hơn nữa. Những rủi ro có thể tác động đến việc đạt được mục tiêu chiến lược sẽ được đánh giá và các kế hoạch sẽ được triển khai để xử lý các rủi ro này.
    II) Các yếu tố trong mội trường kinh doanh:
    A) Môi trường vĩ mô:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...