Tiểu Luận Bài tập nhóm Nghiên cứu nhu cầu sử dụng sữa giảm cân của người tiêu dùng Tp.HCM từ 16 – 40 tuổi 9đ

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nghiên cứu nhu cầu sử dụng sữa giảm cân của người tiêu dùng Tp.HCM từ 16 – 40 tuổi 9đ

    Bài tập nhóm Nghiên cứu nhu cầu sử dụng sữa giảm cân của người tiêu dùng Tp.HCM từ 16 – 40 tuổi 9đBài làm hay, chi tiết. Gồm có:
    Định dạng slide thuyết trình và bài tiểu luận file word
    Dữ liệu vẽ biểu đồ
    Bảng Kết quả khảo sát


    MỤC LỤC

    1. Tổng quan về đề tài nghiên cứu 1
    1.1. Lý do chọn đề tài . 1
    1.2. Mục tiêu của đề tài . 1
    1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 1
    1.4. Ý nghĩa của đề tài . 1
    2. Mô hình nghiên cứu . 1
    3. Phương pháp nghiên cứu . 2
    3.1. Phương pháp nghiên cứu 2
    3.2. Phương pháp mã hóa dữ liệu . 2
    4. Phân tích kết quả nghiên cứu . 3
    4.1. Cơ cấu mẫu điều tra thu thập được 3
    4.2. Mức độ quan tâm đến sức khỏe dinh dưỡng của người tiêu dùng . 5
    4.3. Thái độ của đối tượng điều tra đối với sữa giảm cân 9
    5. Kết luận . 12
    Phụ lục 13


    1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
    1.1. Lý do chọn đề tài:
    - Sữa là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, phù hợp cho mọi lứa tuổi; là người bạn thân thiết của mọi gia đình.
    - Tuy nhiên, cũng chính vì giàu dinh dưỡng mà sữa có thể dẫn đến tình trạng thừa cân nếu dùng với lượng quá nhiều.
    - Bên cạnh những mặt tích cực về sự phát triển kinh tế, Việt Nam, đặc biệt ở khu vực thành thị, đang phải đối mặt với tình trạng tỷ lệ người thừa cân, béo phì ngày càng gia tăng.
    - Những sản phẩm thực phẩm giảm cân nói chung hay sữa giảm cân nói riêng, dần trở thành “cứu cánh” và thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng.
    - Để thực hiện ý tưởng kinh doanh sản phẩm sữa giảm cân nhiều hứa hẹn này, nhóm Doremon đã bàn bạc và thống nhất chọn đề tài “Nghiên cứu nhu cầu sử dụng sữa giảm cân của người tiêu dùng Tp.HCM từ 16 – 40 tuổi.”
    1.2. Mục tiêu của đề tài:
    - Đo lường phản ứng của người tiêu dùng tại Tp.HCM đối với sản phẩm sữa giảm cân.
    - Xác định được những loại sữa giảm cân sẽ kinh doanh.
    - Xác định hình thức quảng bá, giới thiệu sản phẩm.
    1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
    - Thái độ của người tiêu dùng Tp.HCM từ 16 đến 40 tuổi đối với sản phẩm sữa giảm cân.
    - Các loại sữa giảm cân có trên thị trường.
    1.4. Ý nghĩa của đề tài:
    - Cung cấp thông tin cho việc mở cửa hàng kinh doanh sản phẩm sữa giảm cân.
    - Đo lường mức độ quan tâm về sức khỏe dinh dưỡng của một nhóm người tiêu dùng.
    - Giúp đánh giá triển vọng về các loại thực phẩm giảm cân nói chung trong tương lai.


    2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
    Xuất phát từ ý tưởng kinh doanh cửa hàng thực phẩm giảm cân, nhóm Doremon thực hiện nghiên cứu mô tả, thu thập dữ liệu sơ cấp để đo lường thái độ của người tiêu dùng đối với sản phẩm sữa giảm cân. Từ đó, thiết kế phương án kinh doanh sản phẩm phù hợp.
    Đối tượng điều tra là từng cá nhân, bất kỳ cá nhân nào trong độ tuổi 16 – 40 đều có thể được chọn để tham gia phỏng vấn.
    Các dữ liệu cần thu thập từ đối tượng điều tra gồm:
    ô Độ tuổi, Nơi cư trú: để lọc đối tượng
    ô Giới tính, Thu nhập, Nghề nghiệp: để phân nhóm đối tượng.
    ô Mức độ quan tâm đến sức khỏe dinh dưỡng: để đo lường tiềm năng của sản phẩm giảm cân.
    ô Thái độ đối với thực phẩm giảm cân nói chung và sữa giảm cân nói riêng: để đo lường phản ứng tích cực/ tiêu cực đối với sản phẩm.


    1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    3.1. Phương pháp nghiên cứu:
    Dùng phương pháp nghiên cứu định lượng, dữ liệu được thu thập thông qua Bảng câu hỏi được các thành viên trong nhóm phỏng vấn trực tiếp hoặc gửi qua email đến đối tượng.
    Người được phỏng vấn được chọn theo phương pháp thuận tiện (bạn bè, người quen của những thành viên trong nhóm).
    Bảng câu hỏi được xây dựng qua hai bước:
    ô Xây dựng thô, dựa vào các dữ liệu cần thu thập ở trên. Bảng câu hỏi được các thành viên trong nhóm thảo luận kỹ càng về hình thức câu hỏi, các lựa chọn trả lời và thang đo tương ứng.
    ô Chỉnh sửa, điều chỉnh lại Bảng câu hỏi sau khi phỏng vấn thử một vài người thân, bạn bè nhằm đảm bảo mọi người đều hiểu đúng ý nghĩa câu hỏi và trả lời đúng cách.
    Bảng câu hỏi được thiết kế gồm 18 câu hỏi đóng và 1 câu hỏi mở kèm một số thông tin cá nhân cơ bản. Các thang đo Định danh, Thứ bậc, Quãng (Likert, Đối nghĩa) được vận dụng tùy từng nội dung câu hỏi (xem phụ lục Bảng câu hỏi).
    Phiếu điều tra do thành viên nào thu thập được thành viên đó kiểm tra lại: loại bỏ những phiếu điều tra không đúng đối tượng (ngoài nhóm tuổi nghiên cứu), hiệu chỉnh những câu trả lời sai qui cách, mã hóa câu trả lời cho câu hỏi mở theo một qui cách đã được thống nhất trước.
    Để tránh sai sót trong nhập liệu, mỗi thành viên tự nhập dữ liệu điều tra vào chương trình Excel 2003 theo một định dạng nhập liệu thống nhất. Sau đó, dữ liệu được tập trung lại một chỗ để kiểm tra lại tính thống nhất, ráp vào một file (xem phụ lục Kết quả khảo sát dạng file .xls ) và sao chép toàn bộ qua cửa sổ Data View của chương trình SPSS. Cuối cùng, dữ liệu được xử lý, phân tích bằng chương trình SPSS.
    3.2. Phương pháp mã hóa dữ liệu:
    Mỗi câu hỏi một lựa chọn được mã hóa bằng một biến. Mỗi trả lời tương ứng với một giá trị của biến. Số thứ tự của câu trả lời chính là giá trị của biến được mã hóa.
    Đối với câu hỏi có nhiều lựa chọn (câu 7), với 7 phương án có thể lựa chọn, dữ liệu được mã hóa bằng 6 biến (do số lựa chọn tối đa của một đối tượng là 6).
    Đối với câu hỏi buộc xếp thứ tự, mỗi trả lời được mã hóa bằng 1 biến. Giá trị của biến chính là giá trị mã hóa của thứ tự lựa chọn.
    Câu hỏi mở được chia làm 2 ý, mỗi ý được mã hóa bằng 1 biến và được gán giá trị theo nguyên tắc:
    ô Ý 1 : xác định đối tượng đã từng dùng qua sữa giảm cân chưa
    Đã dùng: đánh giá 2 điểm (biến mang giá trị 2)
    Đang dùng: đánh giá 1 điểm (biến mang giá trị 1)
    Chưa dùng: đánh giá 3 điểm (biến mang giá trị 3)
    ô Ý 2: xác định thái độ của đối tượng đối với sản phẩm
    Có đánh giá thiếu thiện cảm: 0 điểm (biến mang giá trị 0)
    Trung dung: 1 điểm (biến mang giá trị 1)
    Đánh giá tích cực: 2 điểm (biến mang giá trị 2)
    Câu hỏi mở không bắt buộc phải trả lời (biến mang giá trị 4 cho cả 2 ý nếu rơi vào trường hợp này).


    1. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
    4.1. Cơ cấu mẫu điều tra thu thập được:
    Những người được điều tra là bạn bè, người quen của các thành viên trong nhóm nên 100% nằm trong nhóm tuổi nghiên cứu.
    Nhóm cũng đã thử nghiệm đưa Bảng câu hỏi lên trang web khảo sát trực tuyến www.sirvina.com nhưng chỉ thu được 5 người trả lời với 3 kết quả hợp lệ, 2 kết quả phải loại bỏ vì không thuộc đối tượng nghiên cứu. Có lẽ do thời gian khảo sát quá ngắn và những địa chỉ mail gửi mời tham gia khảo sát là những địa chỉ mail lạ (các thành viên trong nhóm không quen biết những người này) nên không được người trả lời quan tâm (tham khảo Bảng câu hỏi trực tuyến tại http://www.sirvina.com/WebSurvey/129428837699870000/61836F.aspx).
    Tổng cộng thu được 69 phiếu điều tra hoàn chỉnh. Cơ cấu được thể hiện qua bảng sau:
    Theo Nơi cư trú: nơi cư trú của đối tượng được chia thành 4 cụm
     
Đang tải...