Tiểu Luận bài tập nhóm 2 môn luật hình sự modun 1 (đề số 2)

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khoảng 18 giờ ngày 25/11/2008, C (19 tuổi) đi xe máy của gia đình chở H (17 tuổi) đi chơi rồi rủ nhau đi trộm cắp. Đến một quán bán đồ điện, C mua 01 chiếc tuốc nơ vít dài khoảng 30 cm và 01 chiếc cà lê choòng dài khoảng 17cm đưa cho H để phá khoá xe máy. C chở H đi lòng vòng một hồi thì thấy có hai chiếc xe máy dựng trước cửa nhà anh D. C dừng xe đợi ở ngoài, H vào dùng tuốc nơ vít và cà lê choòng phá khoá chiếc xe Jupiter. Thấy có người lại gần, C sợ bị phát hiện nên phóng xe đi trước. Sau khi lấy được xe, H tháo gương, biển số của xe máy vừa lấy, thay bằng biển số giả rồi đem chiếc xe trên đến gửi tại phòng trọ của T. Lúc đó T không biết chiếc xe là do H đã trộm cắp được. Ngày 27/11/2008 T đã đem chiếc xe trên nộp cho Công an. Chiếc xe trị giá 19.000.000 đồng.


    Hỏi:
    Hãy lập luận giải thích và trả lời các câu hỏi sau:
    Theo phân loại tội phạm tại Điều 8 BLHS, hãy xác định tội trộm cắp tài sản thuộc loại tội phạm gì? (2 điểm)
    C và H có bị coi là đồng phạm tội trộm cắp tài sản không? (2 điểm).
    C có được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội không?(2đ)
    Giả sử khi đến gửi xe tại phòng trọ của T, H có nói cho T biết đây là xe vừa trộm cắp được, T cho H gửi xe thì T có bị coi là đồng phạm về tội trộm cắp tài sản với vai trò là người giúp sức không?




    1. Theo phân loại tội phạm tại Điều 8 BLHS, hãy xác định tội trộm cắp tài sản thuộc loại tội phạm gì?
    Phân loại tội phạm là việc phân chia tội phạm theo căn cứ cụ thể thành các nhóm tội phạm khác nhau nhằm mục đích nhất định. Trong BLHS hiện hành, tội phạm được phân loại theo mức độ tính nguy hiểm cho xã hội, theo tính chất lỗi của người thực hiện và theo nhóm quan hệ xã hội bị xâm phạm. Theo mức độ tính nguy hiểm cho xã hội thì tội phạm được phân chia thành tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Theo tính chất lỗi, tội phạm được phân thành tội phạm cố ý và tội phạm vô ý. Và theo nhóm quan hệ xã hội bị xâm hại BLHS chia toàn bộ tội phạm thành 14 nhóm tội phạm khác nhau và quy định trong 14 chương khác nhau như nhóm tội phạm xâm hại sở hữu, nhóm tội phạm xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, . Ngoài ra, trong khoa học luật hình sự, còn có thể phân loại tội phạm theo các tiêu chí sau:
    - Căn cứ vào điểm đặc biệt của chủ thể của tội phạm có tội phạm có chủ thể đặc biệt và tội pham có chủ thể thường.
    - Căn cứ vào đặc điểm CTTP có tội phạm có cấu thành hình thức, tội phạm có cấu thành vật chất và tội phạm có cấu thành cắt xén.
    - Căn cứ vào đặc điểm đặc biệt trong cấu trúc của hành vi nguy hiểm cho xã hội có tội phạm ghép, tội phạm kéo dài và tội phạm liên tục.
    - Căn cứ vào hình thức thể hiện của hành vi khách quan có tội phạm qua hành động và tội phạm qua không hành động.
    - Căn cứ vào mối quan hệ giữa các tội phạm nhất định có tội phạm tăng nặng và tội phạm giảm nhẹ.
    Trong các cách phân loại nêu trên, cách phân loại cơ bản, quan trọng và có ý nghĩa nhất là cách phân loại tội phạm theo mức độ tính nguy hiểm cho xã hội. Đây là cách phân loại tội phạm được thể hiện trực tiếp trong luật tại khoản 3 Điều 8 BLHS: “ Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình”.
    Tội trộm cắp tài sản được quy định tại điều 138 BLHS, gồm 5 khoản với 4 hình phạt chính và một hình phạt bổ sung. Ứng với mỗi khoản là một loại tội khác nhau. Vì vậy, muốn xác định tội trộm cắp thuộc loại tội phạm gì thì ta phải căn cứ vào mức cao nhất của khung hình phạt được quy định ở từng khoản của Điều 138 về tội trộm cắp tài sản tương ứng với khung hình phạt nào trong khoản 3 Điều 8 trên đây.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...