Tài liệu Bài tập môn Nguyên lý hoạt động ngân hàng

Thảo luận trong 'Tài Chính - Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tài liệu: Bài tập môn Nguyên lý hoạt động ngân hàng

    Nhiều bài tập tình huống tự luận và trắc nghiệm có lời giải chi tiết hay

    Tình huống 1: Ngân hàng A cho công ty B vay vốn để kinh doanh, thời hạn vay từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2000. Ngân hàng C phát hành bào lãnh cho giao dịch nói trên. cuối thàng 12 năm 2000, ngân hàng C đựơc yêu cầu thực hiện bảo lãnh từ phía ngân hàng A. Anh chị hãy cho biết:
    a- Các thành phần trong quan hệ bảo lãnh nói trên.
    b- Cách xử lý của ngân hàng C trước yêu cầu của ngân hàng A.
    Đáp án:
    a- Các thành phần trong quan hệ bảo lãnh: nêu rõ từng thành phần.

    b- Nhận định tình huống: đây là dạng bảo lãnh nợ vay.
    Xử lý của ngân hàng bảo lãnh: không giài quyết vì đã hết thời hạn hiệu lực của bảo lãnh, hoặc là hợp đồng gốc đã được điều chỉnh thời hạn mà không thông báo cho ngân hàng bảo lãnh biết, nên ngân hàng bảo lãnh mặc nhiên được giải phòng khỏi nghĩa vụ trả nợ.

    Tình huống 2: Ngày 01/04/2000 doanh nghiệp A bán chịu cho doanh nghiệp B lô hàng trị giá 200trđ. Ngay sau khi nhận được hối phiếu từ doanh nghiệp B, doanh nghiệp A đã đến ngân hàng đề nghị chiết khấu. Ngân hàng chấp nhận chiết khấu và giao cho doanh ngiệp A một số tiền: 199trđ.
    Theo thông báo của ngân hàng:
    - Lãi suất chiết khấu: 1,5%/tháng.
    - Hoa hồng phí: 0,5trđ.
    - Ngày làm việc của ngân hàng: 01 ngày.
    - Thời hạn mua bán chịu ghi trong hợp đồng: 90 ngày.

    YÊU CẦU:
    a- Xác minh mệnh giá của hối phiếu.
    b- Xác định lãi suất mua bán chịu giữa doanh ngiệp A và doanh ngiệp B?
    Đáp án:
    a- Xác định mệnh giá của hối phiếu:
    199 = MG – (MG * 1,5%/30 * 90) – 0,5
    ==> MG = 208,9 trđ

    b- Xác định lãi suất mua bán chịu:
    (208,9 – 200)/200*100 = 4,45%//3 tháng (90 ngày) = 1,48%/tháng

    Tình huống 3: Hồ sơ tín dụng của khách hàng sau khi xếp hạng, trong những trường hợp nào giám đốc ngân hàng sẽ ký chuyển sang bộ phận TRUY HỒI TÀI SẢN (Bộ phận xử lý không phải ngăn ngừa) và ý nghĩa của hành vi này – Là vấn đề gây tranh cãi nhiều và chưa thống nhất được trong một cuộc hội thảo, cả về trường hợp cả về cách giải thích.
    Anh chị cho ý kiến kết luận hội thảo về vấn đề này – Nếu là người chủ trì cuộc hội thảo?
    Đáp án:

    Hồ sơ tín dụng sau khi được xếp hạng, sẽ chuyển sang bộ phận TRUY HỒI TÀI SẢN trong 3 trường hợp sau đây:
    a- Hồ sơ xếp hạng IV (sinh viện gọi tên của hạng)
    b- Hồ sơ xếp hạng IV & sau khi ngăn ngừa nhưng không thành công (sinh viên gọi tên và giải thích).
    c- Khách hàng đang ở loại IV và V nhưng bất hợp tác hoàn toán khi ngân hàng muốn thực hiện phương án ngăn ngừa.

    Ý nghĩa của việc Giám đốc ngân hàng ký chuyển hồ sơ sang bộ phận TRUY HỒI TÀI SẢN là: Việc thu hồi nợ tiến hành càng nhanh càng tốt. Mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng không còn cơ sở để tồn tại nữa – tức là sẵn sàng chấp nhận mất khách.

    Tình huống 4: Ủy ban nhân dân tỉnh H có nhu cầu xây dựng một công trình văn hóa phục vụ nhân dân trong tỉnh. Hãy cho biết những rủi ro có thể gặp phải khi Ngân hàng cung cấp sản phẫm bảo lãnh và những loại bảo lãnh ngân hàng nên áp dụng trong suốt quá trình thực hiện từ khi chọn đối tác cho đến khi công trình hoàn thành đưa vào sử dụng.
    Đáp án:
    a- Khâu tổ chức đầu thầu: người dự thầu vi phạm quy định đấu thầu ==> bảo lãnh dự thầu.
    b- Khâu thi công công trình: người thi công không thực hiện đúng tiến độ hoặc chất lượng công trình quá kém ==> bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
    c- Khâu hoàn thành đưa vào sử dụng: chất lượng công trình không bảo đảm ==> bảo lãnh chất lượng sản phẩm.
    d- Nếu có hành vi ứng trước tiền cho bên thi công thì có thể có bảo lãnh hoàn thanh toán.

    Tình huống 5: Xác định lưu chuyển tiền tệ ròng của một doanh nghiệp với các số liệu sau:
    a- Doanh thu bán hàng trong kỳ: 100
    trong đó khách hàng nợ lại: 25
    b- Thu nợ kỳ trước: 15
    c- Chi mua hàng trong kỳ: 70
    trong đó nợ lại khách hàng: 10
    d- Chi trả nợ kỳ trước: 2
    Theo anh/chị, ngân hàng có thu đủ để trả nợ vay hay không, nếu trong kỳ khách hàng phải hoàn trả số nợ là 70 (cả gốc và lãi) và tỷ lệ thu là 70% tiền thu bán hàng.
    Đáp án:
    Thực thu tiền trong kỳ: 100 – 25 + 15 = 90
    Thực chi tiền trong kỳ: 70 – 10 + 2 = 62
    Tiền ròng trong kỳ: 90 – 62 = 28
    vì số thực thu tiền trong kỳ là 90, tỷ lệ thu là 70%, như vậy chỉ có thể thu được 63. Muốn thu đủ phải tăng tỷ lệ thu nợ lên.

    Câu 1: Đặc điểm khác biệt lớn nhất giữa ngân hàng so với các định chế khác?
    Ở Việt Nam, định nghĩa Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà họat động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền kí gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán. Từ những nhận định trên có thể thấy NHTM là một trong những định chế tài chính mà đặc trưng là cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ bản là nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Ngoài ra, NHTM còn cung cấp nhiều dịch vụ khác nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của xã hội.
    Câu 2: Vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại bao gồm những khoản mục nào?
    (*) Vốn điều lệ - vốn ghi trong điều lệ hoạt động của NHTM
    (*) Các quỹ ngân hàng: Đây là các quỹ bắt buộc phải trích lập trong quá trình tồn tại và hoạt động của ngân hàng, các quỹ này được trích lập theo tỷ lệ quy định trên số lợi nhuận ròng của ngân hàng, bao gồm:
    - Quỹ dự trữ : được trích từ lợi nhuận ròng hằng năm để bổ sung vốn điều lệ
    - Quỹ dự phòng tài chính: dự phòng bù đắp rủi ro, thu lỗ trong hoạt động ngân hàng
    - Quỹ phát triển kỹ thuật nghiệp vụ
    - Quỹ khen thưởng phúc lợi.
    (*) Lợi nhuận giữ lại, chênh lệch tỷ giá, đánh giá lại tài sản, nguồn vốn đầu tư XDCB.
    (*) Nguồn vay nợ có thể chuyển đổi thành cổ phần
    Câu 3: Tìm hiểu các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bán lẻ của 1 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam và 1 ngân hàng nước ngoài
    (*) Việt Nam: NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam
    Tài khoản

    Tiền gửi thanh toán
    Tài khoản tiền giao dịch chứng khoán
    Thẻ

    Thẻ ghi nợ nội địa
    Thẻ ghi nợ quốc tế
    Thẻ tín dụng quốc tế
    Ưu đãi dành cho khách hàng
    Dịch vụ thanh toán thẻ
    Huy động vốn

    Tiết kiệm thường
    Tiết kiệm tự động
    Chuyển & Nhận tiền

    Chuyển tiền đi nước ngoài
    Nhận tiền từ nước ngoài
    Chuyển tiền nhanh MoneyGram
    Nhận tiền REM
    Chuyển tiền trong nước
    Cho vay cá nhân

    Cho vay cá nhân
    Cho vay cán bộ công nhân viên
    Cho vay cán bộ quản lý điều hành
    Cho vay mua nhà dự án
    Cho vay mua ôtô
    Thấu chi tài khoản cá nhân
    Kinh doanh tài lộc
    Ngân hàng điện tử

    Ngân hàng trực tuyến VCB-iB@nking
    Ngân hàng qua tin nhắn VCB-SMS B@nking
    Nhận tin nhắn chủ động
    Ngân hàng 24x7 VCB-Phone B@nking
    Nạp tiền trả trước VCB-eTopup
    Dịch vụ tài chính
    Thanh toán hóa đơn trả sau
    Dịch vụ liên kết với doanh nghiệp
    (*) Nước ngoài: HSBC
    Dịch vụ ngân hàng thường nhật
    · Tài Khoản An Lợi
    · Tiền Gửi Có Kỳ Hạn
    · Thẻ Tín Dụng
    · Dịch Vụ Ngân Hàng Trực Tuyến
    · Chương Trình Ưu Đãi Dành Cho Nhân Viên Doanh Nghiệp
    Sản phẩm cho vay
    · Đăng ký vay mua nhà
    · Đăng ký vay thế chấp nhà
    · Đăng ký vay tiêu dùng
    · Đăng ký vay mua xe ôtô
    · Ước tính số tiền vay mua nhà
    · Ước tính số tiền vay tiêu dùng
    Đầu tư & bảo hiểm
    · Bảo hiểm du lịch cho chuyến đi của bạn
    · Đầu tư nước ngoài
    · Đầu tư tiền gửi song tệ
    · Mua bảo hiểm an toàn cá nhân
    · Mua bảo hiểm xe ôtô
    · Ước tính phí bảo hiểm nhà
    Câu 4: Tìm hiểu các hình thức chứng khoán hóa? ABS? MBS? CDO? CDS?
    Chứng khoán hoá - Biến nợ thành chứng khoán. Một cách đơn giản, đó là quá trình tập hợp và tái cấu trúc các tài sản thiếu tính thanh khoản nhưng lại có thu nhập bằng tiền cao trong tương lai như các khoản phải thu, các khoản nợ rồi chuyển đổi chúng thành trái phiếu và đưa ra giao dịch trên thị trường tài chính. Cho nên chứng khoán hóa đôi khi còn được gọi là trái phiếu hóa. Thông thường, kỹ thuật chứng khoán hóa được thực hiện trên 2 nhóm tài sản chủ yếu đó là: (1) các khoản vay được thế chấp bằng bất động sản và (2) các tài sản tài chính không được thế chấp bằng bất động sản. Như vậy, tương ứng với hai loại tài sản trên thì sau khi được chứng khoán hóa sẽ hình thành hai loại chứng khoán là: (1) Các chứng khoán dựa trên thế chấp bất động sản (Mortgage backed securities - MBS) và (2) các chứng khoán tài sản tài chính (Asset backed secuirities - ABS)
    (*) MBS là một loại chứng khoán có đảm bảo bằng tài sản thế chấp. Để hiểu rõ về công cụ MSB trước hết phải hiểu về công cụ Hợp đồng cho vay có thế chấp, hoặc thế chấp (mortgage), là cơ sở hình thành nên công cụ MBS trong hoạt động chứng khoán. Hợp đồng cho vay có thế chấp được coi là một công cụ nợ, là một khoản cho vay được đảm bảo bằng một loại tài sản cụ thể, thông thường là bất động sản. Nếu người đi vay không thanh toán được các khoản vay theo hợp đồng thì người cho vay được quyền nắm giữ tài sản thế chấp và bán đi để trang trải khoản cho vay. Khi người vay thanh toán hết các khoản nợ đúng hạn, khoản thế chấp này sẽ được dỡ bỏ. Trên cơ sở đó, chứng khoán có đảm bảo bằng thế chấp là một loại chứng khoán phái sinh có tài sản, công cụ cơ sở là các khoản thế chấp nêu trên thông qua quá trình chứng khoán hóa (Chứng khoán hóa theo nghĩa này là việc gộp lại các hợp đồng cho vay thế chấp có cùng tính chất và bán ra một loại chứng khoán mới, đại diện cho các quyền đối với tài sản hoặc đối với những dòng tiền phát sinh từ các khoản thế chấp trong tập hợp đó). Thông qua việc chứng khoán hóa như vậy, các hợp đồng cho vay đã trở thành công cụ được giao dịch rộng rãi và có tính thanh khoản, khác hẳn với tính chất trước đó. Điểm đáng chú ý ở đây là các MBS từ đây có thể được giao dịch và chuyển giao không cần sự tham gia của bên thứ ba ngoài hai bên mua và bán. Các quyền đối với khoản cho vay đã được chuyển từ người này sang người khác chỉ cần sự thỏa thuận của bên mua và bán mà không cần sự có mặt của người đi vay. Tuy nhiên, đầu tư vào MBS cũng ẩn chứa rất nhiều rủi ro vì đằng sau nó là rủi ro vỡ nợ của người đi vay. Một chỉ tiêu quan trọng đo lường vấn đề này là hệ số vốn vay trên giá thị trường của tài sản bất động sản (LTV). Nếu hệ số này cao thì rủi ro vỡ nợ càng cao. Ví dụ, nếu hợp đồng cho vay chưa đáo hạn mà giá nhà đất sụt giảm mạnh thì rủi ro vỡ nợ càng dễ trở thành hiện thực. Trong trường hợp vỡ nợ xảy ra, bên cho vay không nhận được bất kỳ khoản tiền lãi nào mà còn mất chi phí, cơ hội đầu tư và các tài sản khác cũng như các chi phí liên quan đến pháp lý.
    (*) ABS đơn giản là các trái phiếu hoặc giấy tờ có giá (gọi chung là chứng khoán) được hình thành từ các tài sản tài chính. Các tài sản tài chính ở đây được hiểu là các khoản phải thu khác với các khoản vay có tài sản thế chấp, ví dụ như các khoản phải thu từ thẻ tín dụng, khoản vay mua ôtô, vay để xây nhà, vay để tiêu dùng cho gia đình. Từ đó rút ra được điểm khác biệt lớn nhất giữa ABS và các loại trái phiếu khác là mức độ tín nhiệm của các nguồn thu, khả năng thanh toán của các tài sản tài chính. Ở châu Âu, chứng khoán hóa đã “cứu” các tập đoàn viễn thông khỏi nguy cơ phá sản khi họ thực hiện chuyển các khoản doanh thu tương lai của các thuê bao cố định thành các ABS. Nhờ vậy mà các công ty này có một khoản tiền đáng kể để trang trải cho các món nợ khổng lồ, hậu quả của cuộc chạy đua tranh giành quyền cung cấp dịch vụ điện di động thế hệ 3G. Đặc biệt là ở Hàn Quốc và Trung Quốc, chứng khoán hóa đã giúp Chính phủ các quốc gia này vừa giải quyết tốt các khoản nợ xấu và vừa bổ sung hàng hóa cho TTCK. TheDeal giải thích quá trình hình thành các sản phẩm tài chính trị giá hàng ngàn tỷ chỉ từ hơn sáu trăm tỷ các khoản vay bất động sản dưới chuẩn: Bắt đầu từ những công ty cho vay bất động sản trực tiếp (mortgage originators), người dân đi vay mua nhà được phân loại thành dưới chuẩn (subprime), cận chuẩn (Alt-A), chuẩn (prime), và được nhà nước bảo đảm (ví dụ được Fannie Mae hay Freddie Mac bảo đảm). Trong số này, các khoản vay dưới chuẩn (subprime) chỉ chiếm 600 tỷ trong tổng số gần 10 ngàn tỷ tín dụng bất động sản dân dụng trực tiếp. Từ tổng số tín dụng này, các công ty tài chính chứng khoán hóa (securitize) khoảng 1200 tỷ thành một loại công cụ tài chính có thể mua bán được gọi là RMBS (residential mortgage backed securities). Các nhà đầu tư khi mua RMBS sẽ được bảo đảm và trả lãi bằng chính nguồn thu từ các khoản cho vay mua nhà ở nói trên. Như vậy, đến lúc này mức độ rủi ro cũng chỉ nằm trong phạm vi 600 tỷ nếu toàn bộ các khoản vay thế chấp dưới chuẩn bị mất giá trị hoàn toàn. Số RMBS này được gộp với các loại chứng khoán tín dụng khác như cho vay bất động sản thương mại, vay thẻ tín dụng, vay mua xe hơi, vay tiền học đại học, để trở thành một loại chứng khoán có tài sản thế chấp nói chung ABS (asset backed securities).
    (*) Từ đây, các công ty tài chính chế tạo ra một loại công cụ tài chính mới gọi là CDO (collateralized debt obligations) bằng cách kết hợp các ABS vào thành các danh mục rồi chia nhỏ các danh mục này theo các mức độ rủi ro từ thấp đến cao: senior, mezzanine and equity. Ví dụ, người ta bỏ 100 ABS có nguồn gốc từ các khoản vay thế chấp dưới chuẩn, vay thẻ tín dụng, vay mua xe hơi v.v. vào một danh mục. Sau đó người ta bán 100 CDO được đảm bảo bằng danh mục này và phân thành 3 nhóm. Nhóm CDO đầu tiên có mức độ rủi ro thấp nhất sẽ có giá cao nhất và cổ tức thấp nhất (senior), sau đó đến nhóm CDO thứ hai (mezzanine), và cuối cùng là CDO thuộc hạng equity có rủi ro cao nhất và giá thấp nhất. Nhà đầu tư mua CDO không còn biết đằng sau cái CDO mình nắm giữ là tài sản gì thực sự và ai là người nợ tiền mình, họ chỉ biết nếu một phần danh mục tạo ra CDO của mình bị mất giá (ví dụ người đi vay thế chấp không trả được nợ) thì sẽ có bao nhiêu CDO khác cũng xuất phát từ danh mục đó chịu lỗ trước khi đến lượt mình bị ảnh hưởng. Trong ví dụ trên, nếu nhà đầu tư giữ senior CDO thì chỉ sau khi những người nắm giữ equity và mezzanine CDO bị lỗ thì mới đến lượt mình chịu thiệt hại. Có hai điểm cần lưu ý ở đây. Thứ nhất, mức độ rủi ro tương đối của các nhóm CDO trong một danh mục hoàn toàn là kết quả tính toán trên lý thuyết của các công ty tài chính phát hành CDO dự vào số liệu thống kê của các ABS trong danh mục. Việc tính toán dựa trên nhiều giả định và phụ thuộc vào mô hình rủi ro các nhà phân tích sử dụng. Hai danh mục của 2 công ty khác nhau, mặc dù có thể có thành phần ABS giống hệt nhau nhưng hoàn toàn có thể có cấu trúc CDO khác nhau. Ví dụ danh mục 1 tạo ra 20% senior CDO, 50% mezzanine, 30% equity, trong khi danh mục 2 có thể là 30%/60%/10%. Tất nhiên giá và cổ tức của từng loại CDO này sẽ khác nhau. Thứ hai, về nguyên tắc bản thân giá của CDO có cùng mức độ rủi ro nếu do hai công ty tài chính khác nhau phat hành cũng có thể khác nhau tùy thuộc vào uy tín của công ty phát hành. Tuy nhiên các nhà phát hành CDO có thể đánh bóng CDO của mình bằng cách mua bảo hiểm cho các ABS cấu thành danh mục từ các công ty bảo hiểm uy tín (đây là một trong nhiều hình thức credit enhancement của các công ty phát hành CDS). Nếu công ty bảo hiểm có credit rating cao (ví dụ AAA) thì các ABS vào kéo theo là CDO cũng sẽ có credit rating cao, tất nhiên sẽ bán được giá hơn.
    (*) Một hình thức bảo hiểm tuyệt vời cho CDO đã được phát minh ra trước đó khá lâu: Credit Default Swap (CDS ) tạm dịch là hợp đồng hoán đổi khả năng vỡ nợ tín dụng. Trước đó CDS được dùng để bảo hiểm cho trái phiếu, nghĩa là khi các nhà đầu tư mua trái phiếu họ có thể bảo hiểm cho việc nhà phát hành trái phiếu bị phá sản bằng cách mua CDS cho trái phiếu đó. Nếu nhà phát hành trái phiếu bị phá sản, người bán CDS sẽ có trách nhiệm bồi thường đúng mệnh giá của trái phiếu cho người mua CDS. Khi CDO phát triển, lúc đầu CDS cũng phát triển theo như một công cụ phòng ngừa rủi ro cho đến khi người ta phát hiện ra một đặc tính tuyệt vời của CDS. Tạm thời quay lại với CDO, nhớ lại CDO là cổ phần hoặc cổ phiếu từ một danh mục bao gồm các loại ABS. Đến một lúc nào đó nhu cầu CDO trở nên quá lớn vì ai cũng nghĩ rằng đây là một hình thức đầu tư tốt ít rủi ro. Nhưng ABS thì có hạn dù các ngân hàng và các mortgage brokers đã tìm mọi cách để người Mỹ trở thành con nợ (subprime chẳng hạn) để tăng lượng ABS. Thế là người ta quyết định thay ABS trong các danh mục để tạo ra CDO bằng chính các CDO, nghĩa là CDO của CDO. Rồi sau đó là CDO của CDO của CDO. Những loại CDO được xây dựng từ các danh mục cấu thành từ các CDO khác này gọi là sythetic CDO, để phân biệt với cash CDO là các CDO truyền thống cấu thành từ ABS. Nhưng phát hành CDO theo hướng này cũng chỉ có giới hạn, một phần vì càng chồng CDO lên nhau khả năng đánh giá rủi ro càng khó, phần khác vì phí hoa hồng càng ngày càng ngốn dần vào cổ tức của CDO làm cho nó bớt hấp dẫn. Thế là người ta đi tìm một loại công cụ tài chính khác để thay thế ABS và CDO cho các danh mục CDO mới, và CDS bỗng trở thành một ứng cử viên rất thích hợp. Nhớ lại CDS bản chất là một hợp đồng bảo hiểm rủi ro cho một công cụ tài chính, nghĩa là rủi ro khi nhà phát hành công cụ đó bị phá sản. Tuy nhiên đặc điểm tuyệt vời của CDS là nó hoàn toàn không bị quản lý bởi bất kỳ cơ quan chức năng nào cho nên ai cũng có thể bán sản phẩm này, nghĩa là bảo hiểm cho một tài sản nào đó mà không cần phải tuân thủ theo những qui định ngặt nghèo của ngành bảo hiểm. Thêm vào đó, ai cũng có thể mua CDS mà không cần thiết phải sở hữu tài sản cần bảo hiểm. Điều này giúp cho các bên tham gia vào thị trường CDS có thể dùng đòn bảy tài chính lên đến vô hạn.

    Còn rất nhiều bài tập khác nữa .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...