Tiểu Luận bài tập môn Eu đề bài lý giải trật tự các thứ bậc của các loại luật tồn tại trong không gian pháp lí

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [​IMG]
    Trường Đại học Luật Hà Nội



    [TABLE="align: left"]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD][​IMG][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]











    BÀI TẬP HỌC KÌ
    Môn: Pháp Luật Liên Minh Châu Âu

    Đề bài:
    Phân tích và lí giải về trật tự thứ bậc của các loại luật tồn tại trong không gian pháp lí của Liên minh Châu Âu



    Hà Nội, 05 – 2012

    Mở đầu
    Liên minh Châu Âu là một tổ chức quốc tế khu vực thành công nhất trên thê giới, với mô hình liên kết của mình nó mang tính chất vừa là một tổ chức quốc tế, vừa là một nhà nước liên bang. Là một tổ chức quốc tế với thành viên là các quốc gia trong liên minh Châu Âu, là một quốc gia liên bang với bộ máy liên bang là các thiết chế của EU và các bang là các quốc gia thành viên đã chia sẻ chủ quyền của mình cho Liên minh. Chính sự liên kết đặc biệt này khiến cho không gian pháp lý của Liên minh Châu Âu tồn tại đa dạng các loại luật sau theo trật tự giá trị hiệu lực giảm dần: Luật gốc, Điều ước quốc tế mà EU là thành viên, Luật phái sinh, Án lệ, Điều ước quốc tế của các quốc gia thành viên, Luật của các quốc gia thành viên. Giá trị hiệu lực của các loại luật, đặc biệt là giá trị tối cao được xác định dựa trên sự cần thiết đảm bảo tính hiệu quả của pháp luật cộng đồng, dựa trên mục đích, mục tiêu chung và tinh thần của các hiệp ước. Theo trật tự thứ bậc này thì luật gốc là luật tối cao có giá trị hiệu lực cao nhất, cao hơn cả các điều ước quốc tế mà EU là thành viên. Và pháp luật của quốc gia thành viên có giá trị pháp lý sau cùng.
    1. Giá trị tối cao của Luật gốc.
    Luật gốc của EU bao gồm: Các Hiệp ước xây dựng nên EU như: Hiệp ước paris 1951, các Hiệp ước Rome 1957 ( 2 Hiệp ước), Hiệp ước Maastricht 1992, các Hiệp ước gia nhập của quốc gia thành viên; các Hiệp ước bổ sung các Hiệp ước trên và các điều ước quốc tế chuyên ngành.
    Nguyên tắc tối cao của luật gốc được đặt nền mống bởi 3 án lệ đó là vụ Van Gend en Loos năm 1963, vụ Costa v Enels năm 1964 và vụ Defrenne v Sabena năm 1975. trong vụ Costa v Enels, pháp luât Italia áp dụng nguyên tắc “ lex posterior”- nguyên tắc ưu tiên áp dụng những văn bản được ban hành sau. Đạo luật của Italia về quốc hữu hóa của các công ty điện lực được ban hành sau Đạo luật phê chuẩn của Italia ( Italia Ratification Act) – Đạo luật sáp nhập pháp luật EC ( hiệp ước EEC). Vậy đạo luật về quốc hữu hóa nhành điện của italia có được ưu tiên áp dụng? Tòa án italia đã đưa vụ việc tới tòa án liên minh Châu Âu yêu cầu ra phán quyết sơ bộ. tòa án Liên minh Châu Âu đã đưa ra phán quyết xác nhận giá trị ưu tiên áp dụng của pháp luật của EU so với pháp luật của các quốc gia thành viên.
    Theo phán quyết trên thì nguyên tắc tối cao trong việc áp dụng luật gốc của được áp dụng khi có khi có sự xung đột giữa pháp luật EU với pháp luật của quốc gia thành viên. Hiệu lực tối cao của luật gốc so với luật của quốc gia thành viên cũng như các điều ước quốc tế mà quốc gia thành viên tham gia là điều dễ hiểu bởi Luật gốc được xây dựng dựa trên cơ sở tự nguyện thỏa thuận trực tiếp của các quốc gia thành viên. Các quốc gia thành viên đã trao một phần chủ quyền của mình cho Liên minh và tự hạn chế chủ quyền của mình do đó pháp luật của các quốc gia thành viên kể cả cá điều ước quốc tế mà các quốc gia thành viên tham gia đều có giá trị hiệu lực thấp hơn luật gốc.
    Tuy nhiên, xem xét dưới góc độ là một quốc gia, thông thường, khi tham gia một điều ước các quốc gia sẽ đối chiếu điều ước quốc tế đó với hệ thống pháp luật của mình trong đó có Hiến pháp quốc gia, nếu điều ước quốc tế trái với hiến pháp thì hoặc là quốc gia sẽ phải sửa đổi hiến pháp để tham gia điều ước quốc tế đó hoặc là không tham gia nữa. Luật gốc chính là hiến pháp của Liên minh Châu Âu, nhưng nó lại có hiệu lực cao hơn cả các điều ước quốc tế mà Liên minh Châu Âu là thành viên. Điều này có thể lý giải bởi Liên minh Châu Âu là một tổ chức quốc tế được phát triển theo hướng siêu quốc gia. Pháp luật của Liên minh Châu Âu không phải là luật quốc tế cũng không phải là luật quốc gia. Luật gốc được xây dựng dựa trên ý chí tự nguyện thỏa thuận của các quốc gia thành viên, xét về tính chất cũng như mục đích của các thỏa thuận này nó có giá trị của nó đối với quốc gia thành viên Liên minh lớn hơn bất kì một điều ước quốc tế nào.
    2. Các Điều ước quốc tế mà EU là thành viên có giá trị hiệu lực cao hơn Luật phái sinh và Án lệ.
    Trong khuôn khổ EU, có 3 loại điều ước quốc tế mà EU là thành viên. Đó là: Điều ước quốc tế được kí kết bởi các thiết chế của EU trong phạm vi thẩm quyền của thiết chế; Điều ước quốc tế “lưỡng tính” như thỏa thuận của WTO mà trong đó, một phần là nghĩa vụ của các quốc gia thành viên, một phần là của EEC; Điều ước quốc tế được kí kết trước hiệp ước EEC như GATT mà sau đó EC gia nhập.
    Giá trị hiệu lực Điều ước quốc tế mà EU là thành viên cao hơn Luật phái sinh được khẳng định trong án lệ tiêu biểu Intertanko. Trong án lệ này, tòa án đưa ra phán quyết được mở đầu bằng tuyên bố rằng các điều ước quốc tế được kí kết bởi cộng đồng sẽ ràng buộc tất cả các thiết chế của EU và có hiệu lực cao hơn những nguồn luật phái sinh khác trong hệ thống luật EU. Thừa nhận điều này có nghĩa là hiệu lực của một văn bản pháp luật do các thiết chế của EU ban hành sẽ bị xem xét tính hợp pháp bởi điều ước quốc tế mà EU kí kết. có thể lí giải giá trị hiệu lực cao hơn này bởi các thiết chế của EU khi tham gia vào một điều ước quốc tế tức là đã chấp nhận sự ràng buộc giá trị pháp lý của các Điều ước đó đối với thiết chế và phải tuân thủ các Điều ước đó theo nguyên tắc tận tâm thực hiện các cam kết (Pacta sunt servanda) của quốc tế của Luật quốc tế.
    Đối với Án lệ, Án lệ chỉ được áp dụng khi Luật gốc và Luật phái sinh không có quy định. Quy định này cho thấy giá trị hiệu lực của Án lệ thấp hơn Luật gốc và Luật phái sinh. Mà trong đó giá trị hiệu của Luật phái sinh thấp hơn các Điều ước quốc tế mà EU là thành viên. Do đó, ta có thể lý giải đơn giản theo nguyên tắc bắc cầu giá trị hiệu lực của Án lệ thấp hơn Điều ước quốc tế mà EU là thành viên.
    3. Luật quốc gia – Loại luật có giá trị hiệu lực thấp nhất trong không gian pháp lý Liên minh Châu Âu.
    Trong không gian pháp lý của Liên minh Châu Âu thì Luât quốc gia có giá trị hiệu lực thấp nhất. Mọi văn bản pháp luật do quốc gia ban hành đều phải phù hợp với các loại Luật khác kể cả Hiến pháp. Những phán quyết của tòa án quốc gia có thể bị xem xét tại tòa án của Liên minh Châu Âu, nếu việc áp dụng Luật Quốc gia trái với Luật của Liên minh.
    Khi quốc gia tham gia vào Liên minh Châu Âu là đã đồng ý chấp nhận những ràng buộc pháp lý của Liên minh. Trong vấn đề lập pháp, có thể nói các quốc gia thành viên đã trao một phần quyền lập pháp của mình cho các thiết chế của EU. Do đó các quốc gia buộc phải tuân thủ chúng. Chính vì vậy mà giá trị của pháp luật của Liên minh luôn cao hơn Luật pháp quốc gia.
    Đối với điều ước quốc tế mà quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu gia nhập, đó là ý chủ quyền và ý chí đơn phương của quốc giá đó, không phải là ý chí gia nhập chung của các quốc gia thành viên Liên minh. Nên nó có giá trị cao hơn pháp luật Quốc gia nhưng lại thấp hơn Luật gốc và Luật phái sinh – đại diện cho ý chí của tất cả các quốc gia thành viên Liên minh.




    Tài liệu tham khảo

    1. Lê Minh Tiến Và Phạm Hồng Hạnh, Tập bài giản Pháp luật Liên Minh Châu Âu, trường Đại học Luật Hà Nội – Trung tâm Luật Châu Á-Thái Bình Dương, Hà Nội 2011.
    2. Nguyễn Ngọc Quỳnh, Khóa luận tốt nghiệp, Nguồn của Pháp luật Liên minh Châu Âu- những vấn đề lý luận và thực tiễn, trường Đại học Luật Hà Nội 2010.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...