Tiểu Luận Bài tập Luật hình sự

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BÀI LÀM
    Ngày 12/10/2010 anh Nguyễn Văn A cho hàng xóm nhà mình là anh Lê Văn C mượn chiếc xe máy Wave RS màu đỏ biển số xe 30-M5 4191. Hai ngày sau anh A đòi thì anh C không trả, hai bên đã xảy ra xô xát và cả 2 đều cho rằng đó là xe của mình. Anh A đã báo với cơ quan có thẩm quyền, khi giải quyết cơ quan có thẩm quyền đã hỏi: Cả hai anh đều cho rằng đó là xe của mình, vậy giấy tờ đăng kí xe đâu? Lúc đó chỉ có mình anh A đưa giấy chứng nhận đăng kí xe. Trên giấy có ghi rõ biển số xe, đặc điểm xe và chủ sở hữu là anh A. Còn anh C không đưa ra được giấy tờ gì để chứng minh cả. Đối chiếu thấy đúng với chiếc xe anh C đang chiếm giữ, cơ quan có thẩm quyền đã buộc anh C phải giao trả xe cho anh A. Theo pháp luật hiện hành thì xe máy bắt buộc phải có đăng kí xe. Vậy pháp luật hiện hành quy định như thế nào về việc đăng kí xe máy nói riêng và đăng kí quyền sở hữu tài sản nói chung?
    1. Cơ sở pháp lí của đăng kí quyền sở hữu tài sản
    Tại Điều 174 BLDS năm 1995 cũng đã quy định về đăng kí quyền sở hữu tài sản nhưng chưa quy định rõ ràng những loại tài sản nào phải đăng kí, do đó trong thực tiễn áp dụng đã gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc.
    Khắc phục những điểm điểm này Điều 167 BLDS năm 2005 đã quy định: “ Quyền sở hữu đối với bất động sản được đăng kí theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đăng kí bất động sản. Quyền sở hữu đối với động sản không phải đăng kí, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Điều 174 BLDS năm 2005 có quy định:
    “1. Bất động sản là các tài sản bao gồm:
    a) Đất đai;
    b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó;
    c) Các tài sản khác gắn liền với đất đai;
    d) Các tài sản khác do pháp luật quy định.
    2. Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.”
    Như vậy theo quy định của Điều 167 thì tất cả các tài sản là bất động sản đều phải đăng kí quyền sở hữu. Còn với tài sản là động sản thì không phải là tất cả mà chỉ có những trường hợp pháp luật quy định có chế độ đăng kí thì mới phải đăng kí. Sở dĩ như vậy là do đối với bất động sản khi đăng kí thì quyền sở hữu mới được công khai hoá. Đăng kí là 1 nguyên tắc cơ bản trong việc thực hiện quyền sở hữu và một số quyền khác đối với bất động sản. Với động sản thì chỉ cần chiếm hữu thôi đã là biểu thị công khai quyền sở hữu trừ một số trường hợp pháp luật có quy định rõ là tài sản đó phải đăng kí. Khi quyền sở hữu của một chủ thể được công khai thì những chủ thể khác phải tông trọng quyền sở hữu của chủ thể đó, bởi nếu vi phạm điều này thì pháp luật trừng trị, nhà nước thừa nhận và bảo vệ quyền sở hữu của mỗi công dân.
    Đăng kí quyền sở hữu tài sản là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và chứng thực về phương diện pháp lí về quyền của chủ sở hữu đối với tài sản. Đăng kí quyền sở hữu tài sản là thủ tục do pháp luật quy định, tuỳ thuộc từng loại tài sản mà pháp luật quy định phải đăng kí quyền sở hữu tài sản theo trình tự, thủ tục khác nhau tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác nhau.
    Theo quy định của pháp luật hiện hành Việt Nam thì việc đăng kí sở hữu tài sản tập trung vào một số tài sản sau:
    - Tàu bay, tàu biển, phương tiện giao thông (đường bộ, đường thuỷ nội địa)
    - Quyền sử dụng đất, rừng. Chỉ là quyền sử dụng mà không phải là quyền sở hữu vì đất đai và rừng là thuộc sở hữu nhà nước(Điều 200 BLDS năm 2005, Điều 17 Hiến pháp năm 1992 - sửa đổi, bổ sung năm 2001)
    - Quyền sở hữu nhà ở, các công trình xây dựng
    - Quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng
    - Bản quyền tác giả
    - Quyền sở hữu công nghiệp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...