Đồ Án Bài tập lớn thiết bị thu phát vô tuyến điện

Thảo luận trong 'Viễn Thông' bắt đầu bởi phuongha, 8/5/15.

  1. phuongha

    phuongha New Member

    Bài viết:
    2
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BÀI TẬP LỚN MÔN THIẾT BỊ THU PHÁT VÔ TUYẾN ĐIỆN ( 2011 )


    BÀI TẬP LỚN
    Môn : Thiết bị thu phát vô tuyến điện .
    Bài 1 : Phân tích sơ đồ khối và bộ khuếch đại công suất máy thu phát SRG – 1150 DN.
    Yêu cầu bài tập
    - Khái quát về lý thuyết máy phát – thu Vô tuyến điện.
    - Phân tích sơ đồi khối , chức năng nhiệm vụ của từng khối























    MỤC LỤC





    Phần I : KHÁI QUÁT VỀ LÝ THUYẾT THIẾT BỊ THU – PHÁT VTĐ 2

    A. Các thành phần của hệ thống thiết bị thu phát 2
    1. Sơ đồ khối hệ thống thiết bị thu phát 2
    2. Sơ đồ khối của Máy phát VTĐ 3
    3. Sơ đồ khối của Máy thu VTĐ 5
    B. Phổ tần số 6
    C. Băng thông 7

    Phần II : PHÂN TÍCH SƠ ĐỒ THIẾT BỊ THU PHÁT SRG- 1150DN 8

    1.Giới thiệu về thiết bị thu phát SRG-1150DN 8
    a) Giới thiệu chung 8
    b)Các thông số kỹ thuật của SRG-1150DN 8
    2. Phân tích sơ đồ khối máy thu VTĐ SRG-1150 DN 9




















    LỜI MỞ ĐẦU

    Ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thông tin vô tuyến thì thiết bị vô tuyến điện(VTĐ) đã đóng một vai trò rất quan trọng trong việc truyền tải tin tức đi xa. Thiết bị thu phát được sử dụng rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực thông tin như việc phát thanh truyền bá các thông tin đại chúng, các thông tin quân sự Đặc biệt thiết bị thu phát được sử dụng trên các tàu thuyền nhằm phục vụ cho mục đích an toàn và cứu nạn trên biển.
    Thông tin liên lạc trước khi được truyền đi xa nó phải được điều chế để dịch lên miền tần số cao có khải năng tự bức xạ ra không gian. Thiết bị thực hiện xử lý tin tức, điều chế và bức xạ sóng điện từ gọi là máy phát vô tuyến điện. Thiết bị làm chức năng ngược lại gọi là máy thu vô tuyến điện.
    Mô hình truyền sóng trong không gian tự do của hệ thống thông tin VTĐ :










    Để nghiên cứu kĩ hơn sau đây chúng ta sẽ nghiên cứu tổng quan về thiết bị vô tuyến điện và đi sâu phân tích chi tiết sơ đồ khối của máy thu phát VTĐ JSS-720.Phân tích chi tiết sơ đồ phối hợp trở kháng.



    PHẦN І : TỔNG QUAN VỀ THIẾT BỊ THU PHÁT

    I. Tổng quan về máy phát vô tuyến điện.

    1. Khái niệm:
    Máy phát vô tuyến điện là một thiết bị vô tuyến điện tạo ra dao động cao tần đưa vào anten để bức xạ ra không gian tự do dưới dạng sóng điện từ để truyền thông tin đi xa.

    2. Sơ đồ khối





    . Nguyên lý hoạt động :
    - Khối dao động nội là bộ dao động tự kích tạo ra tần số f0 với độ ổn định đựoc quyết định bởi độ ổn định của máy phát. Để nâng cao độ ổn định người ta sử dụng bộ dao động thạch anh. Nhược điểm một bộ dao động chỉ tạo ra 1 tần số f0 muốn tạo ra nhiều tần số cần nhiều bộ dao động làm cồng kềnh.
    - Khuếch đại đệm có nghĩa là vừa khuếch đại vừa đệm để tạo tín hiệu đưa vào khối điều chế có biên độ lớn, và ngăn cách sự ảnh hưởng giữa 2 khối khối dao động nội và khối điều chế. Bội tần có nghĩa là tạo ra tần số tùy ý để mở rộng dải tần
    - Bộ điều chế có tác dụng trộn tín hiệu tin tức với sóng mang làm biến dổi một thông số nào đó của sóng mang thay đổi theo quy luật của tín hiệu tin tức. Có nhiều cách điều chế tín hiệu:
    * Điều chế biên độ AM : Biên độ của tín hiệu sóng mang thay đổi theo quy luật của tín hiệu tin tức.

    U S (t)=U mS .cosw St U đb (t)


    U c (t)= U mc .cos(w c t)

    Trong đó: U đb (t) = (U mc + U mS .cosw St ).cos(w ct) = U mc (1+mcosw St ).cos(w c t)
    Với m gọi là độ sâu điều chế.
    m = U mSU mc
    Với điều chế biên độ yêu cầu m<=1 tức U mS <= U mc để không gây méo dạng tín hiệu
    Dạng phổ : Xét với hài bậc 1

    U đb (w)


    U mc
    U mS2
    w c - w S w c w c + w S w
    + Điều chế đơn biên:
    Trong máy phát đầy đủ sóng mang thì 3/4 năng lượng sẽ được dùng để truyền tải sóng mang. Việc truyền đi một bên biên tần hoặc cả hai bên biên tần sẽ giải quyết được vấn đề tiết kiệm năng lượng. Vì tín hiệu tin tức của cả 2 bên biên tần là như nhau nên trong lĩnh vực phát người ta chỉ phát một biên hoặc biên trên hoặc biên dưới là đủ.
    Có thể thực hiện điều chế không sóng mang bằng mạch điều biên dùng 2 điôt hoặc mạch điều chế cân bằng. Thực tế dùng mạch điều chế cân bằng dùng điôt. Mạch điều chế cân bằng có khả năng khử được sóng mang và các hài bậc lẻ của tín hiệu điều chế và biên tần 2w c của sóng mang nên hệ số phi tuyến nhỏ đồng thời dễ dàng cắt bỏ biên trên hoặc biên dưới nhờ các mạch lọc.



    Dạng phổ của điều chế đơn biên triệt tiêu sóng mang
    U đb (w)



    U mS2
    w c + w S w

    + Ưu điểm của tín hiệu đơn biên không sóng mang.
    - Thu hẹp dải tần tiết kiệm băng thông
    - Hiệu suất máy phát cao, thông tin tốt
    - Chống gây can nhiễu cho các thiết bị khác
    - Kết cấu máy phát đơn giản làm giảm giá thành
    + Nhược điểm: máy thu cần bộ khôi phục sóng mang và phục hồi biên tần. Do đó kết cấu máy thu phức tạp làm giá thành tăng
    Do đó trong thông tin quảng bá tuy băng tần rộng công suất lớn nhưng vẫn sử dụng máy phát đủ sóng mang để làm cho kết cấu máy thu đơn giản.
    * Điều tần FM : tần số sóng mang bị thay đổi theo quy luật của tín hiệu tin tức
    U FM (t) = U 0m cos[(1+m f sint)]t, trong đó
    - U 0m biên độ sóng mang cao tần
    -  : tần số sóng mang cao tần:  = 2f
    -  : tần số của tín hiệu tin tức điều chế :  = 2f
    - m f :là chỉ số điều chế được xác định bằng biểu thức sau: m f =  = fF .
    Trong đó f là độ lệch tần số của tín hiệu sóng mang cao tần bị điều chế tần só hay còn được gọi là độ di tần. Thực tế các mạch điều chế tần số là các dao động tự kích có tần số điều khiển được bởi điện áp của tín hiệu tin tức (Bộ dao động VCO) với độ di tần được xác định.
    - Tiền khuếch đại công suất làm nhiệm vụ khuếch đại tín hiệu sau điều chế tạo tín hiệu đủ lớn đưa vào tầng khuếch đại công suất.
    - Khối khuếch đại công suất quyết định công suất máy phát làm nhiệm vụ khuếch đại tín hiệu đảm bảo tín hiệu ra có công suất đủ lớn để bức xạ ra anten. Nó quyết định cự li thông tin. Yêu cầu : tín hiệu vào có biên độ đủ lớn, công suất ra lớn, không sinh nhiễu không sinh hài và đảm bảo phối hợp trở kháng với tải. Để công suất ra lớn người ta sử dụng transistor trường, hoặc đèn manhẻton, đèn sóng chạy hoặc mắc nhiều tầng khuếch đại bằng phương pháp nối tiếp hoặc song song.
    - Bộ phối hợp trở kháng anten có nhiệm vụ phối hợp cộng hưởng với anten làm cho hiệu suất phát cao và làm giảm sự tổn hao tín hiệu. Yêu cầu đảm bảo phối hợp trở kháng, không sinh hài không sinh nhiễu, lọc bỏ được các thành phần hài, không gây tổn hao công suất.
    Để tăng hiệu quả của việc phát sóng vô tuyến điện người ta đưa ra sơ đồ khối phức tạp hơn như sau:



    +> Khối tổng hợp tần số và tạo tần số phát: Có nhiệm vụ tạo ra nhiều tần số phát theo yêu cầu từ tần số chuẩn của bộ dao động thạch anh.
    +> Tiền khuếch đại công suất: Có nhiệm vụ khuếch đại biên độ tín hiệu từ khối điều chế tới để có biên độ đủ lớn trước khi bức xạ ra không gian.
    +> Khuếch đại công suất: Có nhiệm vụ lọc hài, phối hợp trở kháng với mạch ra Anten.
    3. Phân loại máy phát:
    Có nhiều cách phân loại khác nhau tuỳ theo mục đích sử dụng
    a.Phân loại theo nhóm công tác có các loại sau:
    - Máy phát liên tục: Các sóng siêu cao tần luôn luôn bức xạ ra không gian.
    - Máy phát không liên tục: Chỉ bức xạ ra không gian khi có tin tức.
    b.Phân loại theo tần số phát:
    Trong dải tần vô tuyến điện người ta chia ra các dải tần:
    -sóng dài: 30KHz 300KHz.
    -Sóng trung: 300KHz ư 3000KHz
    -Sóng ngắn: 3MHz ư 30MHz
    -Sóng cực ngắn: 30MHz ư 300MHz
    -Sóng siêu ngắn: 300MHz ư 3000Mhz
    -Sóng SHF: 3GHz ư 30GHz
    Theo cách này ta có máy phát sóng trung, sóng ngắn, sóng cực ngắn .
    c.Phân loại theo công suất phát bao gồm:
    -Công suất thấp.
    -Công suất trung bình.
    -Công suất lớn.
    d.Phân loại theo phương pháp điều chế gồm:
    - Điều biên
    - Điều tần
    - Điều fa
    - Kết hợp
    - Xung
    4. Các chỉ tiêu kĩ thuật của máy phát
    a. Chỉ tiêu về điện:
    + Công suất phát của máy phát: là công để đưa ra anten để bức xạ ra không gian. Công suất này quyết định cự li thông tin của thiết bị gọi là công suất có ích Pt. Công suất tổn hao Pa, công suất tiêu thụ P0 (tiêu thụ năng lượng của nguồn ).
    + Hiệu suất của máy phát:


    + Dải công tác: Là khả năng làm việc của máy phát (bức xạ ra anten) trong một dải tần số, đoạn tần số nào đó.
    + Độ ổn định tần số phát: Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất của máy phát nó đảm bảo được quá trình thông tin liên lạc nhanh chóng, thu hẹp được độ rộng dải tần không gây can nhiễu cho các đài phát khác. Độ ổn định tần số phụ thuộc chủ yếu vào tầng tạo dao động chủ của máy phát do đó để nâng cao độ ổn địnhcủa tần số dao động chủ người ta dùng thạch anh.
    + Độ chính xác của tần số: Là sự sai lệch giữa bộ chỉ thị tần số phát với tần số bức xạ thực tế của anten của máy phát đó ra không gian. Nó phụ thuộc vào cơ cấu chỉ thị của máy phát đó:
    + Sóng hài: Là các tần số hài bức xạ ra không gian cùng với thành phần tần số cơ bản của máy phát, tần số hài sẽ gây nhiễu cho các đài phát khác và gây nhiễu cho đài xung quanh.
    + Tham số điều chế gồm:
    +/ Dải tần điều chế: Là gải tần số để thực hiện điều chế tin tức trong máy phát. Tuỳ theo từng loại tin tức mà sử dụng tần số điều chế thích hợp.
    +/ Phải đảm bảo độ sâu điều chế: Tức là sử dụng dải tần và tần số thích hợp, thường sử dụng cho phương pháp điều chế đơn biên.
    +/ Đặc tuyến tần số điều chế: Đường cong biểu diễn sự phụ thuộc hệ số điều chế theo tần số.
    +/ Méo phi tuyến điều chế:
    Méo phi tuyến do tính chất phi tuyến của các phần tử phi tuyến gây nên. Mạch khuếch đại có đặc điểm là chèn ép tạp âm nên ta dựa vào đó để triệt tiêu các thành phần không có lợi. Trong mạch khuếch đại hệ số khuếch đại cũng không đồng đều với các tín hiệu khác nhau.
    b. Các chỉ tiêu kĩ thuật về kết cấu:
    Phụ thuộc vào điều kiện, mục đích sử dụng thiết bị để người ta xét đến chỉ tiêu:
    +/ Trọng lượng thể tích
    +/ Khả năng chịu va đập
    +/ Khả năng chịu nhiệt độ, độ ẩm
    +/ Thuận lợi cho việc thao tác sử dụng
    +/ Hệ số an toàn cơ khí của thiết bị
    +/ Giá thành của thiểt bị
    II. Máy thu
    1.Các tham số kĩ thuật
    a. Độ nhạy trong máy thu:
    Độ nhạy là khả năng thu được tín hiệu nhỏ nhất ở đầu vào mà máy thu cho ra được mức tín hiệu tin tức ở bộ chỉ thị bình thường. Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chất lượng của máy thu. Độ nhạy phụ thuộc rất lớn vào các tầng đầu vào và phụ thuộc vào hệ số phẩm chất của các linh kiện. Đơn vị để đánh giá độ nhạy là mv hoặc àv
    b. Độ ổn định tần số:
    Độ ổn định tần số của máy thu được đánh giá bằng độ di tần ∆f của máy thu, ∆f càng nhỏ thì độ ổn định tần số càng cao.
    c. Độ chính xác của tần số:
    Được đánh giá bằng độ sai lệch tần số giữa tần số trên bộ chỉ thị của máy thu và tần số cộng hưởng ở đầu vào của máy thu đó.
    d. Dải tần công tác:
    Dải tần công tác là thông số đánh giá khả năng làm việc của máy thu trong một đoạn tần số công tác nhất định.
    e. Chế độ công tác:
    Chế độ công tác là khả năng máy thu có thể thu được các loại tín hiệu ở các chế độ điều chế khác nhau.
    f. Nguồn cung cấp:
    Nguồn cung cấp gồm điện áp sử dụng, công suất nguồn tiêu thụ.
    Ngoài ra còn một số thông số khác như kích thước, kết cấu làm việc,nhiệt độ, độ ẩm .
    2.Phân loại máy thu
    a. Phân loại theo dải tần số công tác gồm:
    + Máy thu sóng dài
    + Máy thu sóng trung
    + Máy thu sóng ngắn
    + Máy thu sóng cực ngắn
    + Máy thu sóng siêu cao tần
    + Máy thu toàn sóng
    b. Phân loại theo chế độ thu gồm:
    + Máy thu điều biên: gồm máy thu đơn biên và máy thu đa biên
    + Máy thu điều tần
    + Máy thu điều pha
    c. Phân loại theo tín hiệu tin tức gồm:
    + Máy thu hình
    + Máy thu thanh
    + Máy thu chữ(Telex)
    + Máy thu ảnh
    + Máy thu Fax
    3. Máy thu khuếch đại thẳng:

    + Mạch vào là khung cộng hưởng để cộng hưởng tần số cần thu, thường là khung dao động LC.
    + Khối tách sóng: tách tần số cần thu ra khỏi tần số cao tần.
    + Khối khuếch đại công suất: Khuếch đại biên độ tín hiệu thu đủ lớn đưa ra loa.
    Nhược điểm của máy thu này là: Độ ổn định kém, dải tần làm việc hẹp, tạp âm lớn và nhiễu.
    Ưu điểm: Đơn giản, rẻ tiền, không đòi hỏi công nghệ.
    4. Máy thu đổi tần:


    + Tín hiệu được lấy từ mạch vào – mạch vào thực chất là các mạch cộng hưởng để chọn tần số cần thu , các nhiễu và tần số lớn cần được loại bỏ các tín hiệu có dải thong rộng có thể qua được.
    +Tín hiệu lấy vào từ mạch vào có thể là 1 tần số hoặc 1 dải tần số được đưa qua mạch khuếch đại cao tần mạch khuếch đại cao tần có nhiệm vụ nâng cao tỷ số giữa tín hiệu trên tạp âm s/n nhằm giảm tạp âm.
    +Tín hiệu sau khi được khuếch đại nhằm giảm bớt tạp âm được đưa vào bộ đổi tần để tạo tần số trung tần = OSC – Tín hiệu cao tần không đổi . Tại đây ta có tín hiệu OSC là dao động nội tạo ra tùy vào mục đích muốn thu tín hiệu có tần số bao nhiêu. Rồi dùng mạch lọc lọc lấy tần số trung tần mang muốn mang thông tin của tần số cần thu trong dải tần số trung tần tạo ra.
    +Khối khuếch đại trung tần có nhiệm vụ khuếch đại tín hiệu trung tần từ bộ đổi tần đưa qua khuếch đại với một tần số duy nhất . Mạch cần có hệ số khuếch đại lớn và tầng này quyết định độ nhạy của máy thu.
    +Tín hiệu trung tần đã được khuếch đại được đưa vào khối tách song để loại bỏ song mang tái tạo tín hiệu tin tức đảm bảo không méo.
    + Sau khi tách sóng tín hiệu tin tức được khuếch đại để có cường độ đủ lớn để đưa ra bộ chỉ thị .
    +Trong sơ đồ khối AGC là khối hiệu chỉnh tần số là mạch hồi tiếp âm tích cực để điều khiển hệ số khuếch đại của các tầng chống hiện tượng phading.

    Phần II : PHÂN TÍCH SƠ ĐỒ THIẾT BỊ THU PHÁT SRG- 1150DN


    1.Giới thiệu về thiết bị thu phát SRG-1150DN

    a) Giới thiệu chung
    Thiết bị thu phát SRG-1150DN là thiết bị được chế tạo và phát triển cho cự ly thông tin trung bình và cự ly xa. SRG-1150DN tuân thủ và đáp ứng đầy đủ tất cả các yêu cầu của “ Hệ thống cấp cứu & an toàn Hàng Hải toàn cầu ’’ GMDSS (Global Maritime Distress Safety System) .Nó có thể được triển khai trên cả tàu IMO và tàu không IMO.
    SRG-1150DN được tích hợp DSC, dễ dàng đọc thông tin với màn hình LCD lớn (10.4).Là 1 thiết bị thông tin liên lạc đáng tin cậy và cũng dễ dàng lắp đặt !
    b)Các thông số kỹ thuật của SRG-1150DN
    Tần số phát: 1.6MHz – 27.5MHz. Bước nhảy tần số: 10Hz.
    Tần số thu : 500KHz ~ 29.9999MHz. Bước nhảy tần số: 10Hz.
    Độ ổn định tần số: Trong vòng 10Hz
    Kênh thu phát: Tất cả các kênh mà ITU qui định, 300 bộ nhớ kênh.
    Các phương thức phát xạ: J3E, H3E, F1B
    Phương thức thông tin: Đơn công hoặc bán song công
    Nguồn cung cấp: DC24V ± 15% (2.5 A tai nơi thu,15 A tại nơi phát )
    Nhiệt độ môi trường và độ ẩm : -150C ~ +550C ; 95%

    ã Máy phát :
    Phương thức phát và công suất đầu ra : J3E (150W) ; F1B (100W) ; H3E (75W )Băng thông : J3E (3KHz ) ; F1B (0.5 KHz)

    ã Máy Thu
    Độ nhạy: J3E 3uV, 3uV F1B, 6uV H3E, S / N 20dB 100m / w
    Tần số trung gian : 49.455 MHz, 455 KHz
    Độ bóp méo và tiếng ồn : Hơn 20dB - Trở kháng đầu vào 50 ( )
    2. Phân tích sơ đồ khối máy thu VTĐ SRG-1150 DN
    Dựa vào sơ đồ khối của SRG-1150 DN ta thấy rằng :
    +Máy thu VTĐ SRG – 1150 DN được điều khiển bằng kĩ thuật vi xử lý gồm bộ xử lý trung tâm MAIN CPU V25 sử dụng điện áp 24V thông qua khối chuyển đổi điện áp (A/D CONV ) & khi xử lý toàn bộ tín hiệu thu được – máy thu sẽ xuất dữ liệu ra máy in (PRINTER) , Màn hình LCD và dùng các phím điều khiển thông số và các kênh thông qua KEY BOARD.
    +Nguồn cung cấp cho máy thu là nguồn DC+24V và dùng 4 bộ AVR :
    -Điện áp cung cấp cho khối AVR (78T15) –bộ mạch vi điều khiển xử lý tín hiệu vào 15V
    -Điện áp cung cấp cho khối AVR ( 7812 ) –bộ mạch vi điều khiển xử lý tín hiệu vào 12V
    -Điện áp cung cấp cho khối AVR (7805 ) – bộ mạch vi điều khiển xử lý tín hiệu vào 5V
    -Điện áp cung cấp cho khối AVR (7808 ) – bộ mạch vi điều khiển xử lý tín hiệu vào dùng cho máy in (PRINT) là 8V.
    +) Trong sơ đồ khối của máy thu ta thấy rằng bộ Tổng hợp tần số trung tâm (FREQUENCY SYNTHESIZER) là bộ phận quan trọng và quyết định chủ yếu đến hoạt động của máy thu,khối này được chia làm 2 khối :
    Khối 1 : Dùng cho điều chế đơn biên SSB & đưa dữ liệu khóa pha (PLL DATA) và bộ chọn lựa (BAND SELECT) từ bộ xử lý trung tâm vào xử lý cho ra các đầu tín hiệu để phối hợp với các bộ trộn v .v
    Khối 2 : Dùng để điều chế và nhận tín hiệu từ ANT (W/K RECEIVER) với chức năng tương đương khối 1.
    Cả hai khối này được bộ tạo dao động chẵn OVEN OSC (OVEN OSYLOSCOPE) cung cấp cho tần số ổn định là 14 MHz . Cấu trúc cơ bản của bộ tổng hợp tần số là 1 nguồn dao động chuẩn,1 bộ PLL (Pharse Lock Loop -mạch vòng khóa pha) và các mạch chia tần với hệ số chia thay đổi được .Các phép biến đổi cơ bản trong bộ tổng hợp tần số là nhân và chia tần,chúng được thực hiện trong PLL .

    Đường đi của tín hiệu :
    Đường 1 :
    + Đầu tiên tín hiệu được thu từ Anten lấy tín hiệu từ sau đó được đưa tới khối ATU ,tiếp sau đó tín hiệu được đưa tới bộ FIX/TX SELECT RELAY (bộ chia & chọn tần) sử dụng tần số mong muốn (TX KEY) .Tại đây tín hiệu được chia thành 2 đường:1 đường được đưa vào bộ lọc thông thấp LOW PASS FILTER lấy từ suy giảm ATT có nhiệm vụ làm giảm tín hiệu theo sự lựa chọn chế độ phát xạ trong mạch rồi phản hồi ra 2 bộ khuếch đại lấy tần số liên tục đưa về bộ chọn lọc lấy tần số theo ý muốn.Đường thứ 2 tín hiệu đi vào bộ chọn lọc tần số FILTER SELECT,bộ này gồm nhiều dải tần nhỏ gồm các dải tần lựa chọn:1.6MHz-2.0MHz,2.0MHz-3.0MHz,3-5MHz,5-7MHz,7-10MHz,10-14MHz,14-20MHz,20-30MHz.
    + Sau khi lựa chọn tần số từ bộ chọn tần số ,tín hiêu được chọn sẽ được đưa vào bộ khuếch đại tần số sóng thu vô tuyến đầu tiên để nâng cao chất lượng tín hiệu (RF AMP – Radio Frequecy – Ampiler) tiếp đến tín hiệu sẽ đưa vào bộ trộn tần đầu tiên 1st MIX,khi đó tín hiệu được trộn với tần số sóng mang phụ có tần số là 49.455MHz.Sau đó tín hiệu được đưa vào bộ lọc thông dải để thu lấy tần số trung tâm f1=49.455MHz,với độ rộng dải thông là 15 KHz. Để tránh hiện tượng nhiễu – tại các khối trộn tần sử dụng các mạch phản hồi đưa xuống bộ lọc thông dải qua TX.L1 rồi khuếch đại về ban đầu bằng cách sử dụng tranzitor C3880 tín hiệu về bộ lọc thông thấp. Quá trình này xảy ra liên tục và đồng thời .
    + Qua khối IF AMP (khuếch đại trung tần) tín hiệu được khuếch đại lên đủ lớn thông qua tầng khuếch đại có tự động điều chỉnh hệ số khuếch đại RF AGC (Radio Frequecy Auto Gain Controller) để chống hiện tượng pha –đinh để đưa vào bộ giải điều chế Sau khi qua tầng khuếch đại trung tần 1 ,tín hiệu lại được đưa vào bộ trộn tần thứ 2 (2nd MIX ) để trộn với tần số 49 MHz do bộ tổng hợp tần số cung cấp. Tín hiệu phản hồi tiếp tới bộ trộn TX.L2 rồi đưa tới bộ khuếch đại nguồn PWR APC quay trở lại bộ lọc.
    + Tín hiệu đã lọc xong và được khuếch đại sẽ đưa ra các bộ lọc thông dải H3E và J3E có nhiệm vụ :
    H3E : Điều chế đơn biên tần 455Mhz tới nhà cung cấp dịch vụ , sử dụng kênh duy nhất chứa tần số 455Mhz được điều chế từ các bộ trước.
    J3E : Điều chế sóng ngắn hữu ích đưa tới các trạm không chuyên ,sử dụng kênh duy nhất chứa tần số 455 được điều chế từ các bộ trước.
    + Sau đó tín hiệu lại được đưa tiếp qua khối Qua khối IF AMP lần 2.Ở đây dùng hồi tiếp âm để đưa tín hiệu về điều khiển các tầng khuếch đại trung tần.Mạch hồi tiếp gồm các mạch IF AMP,AGC DET,C1923,LM324 để tự động điều chỉnh hệ số khuếch đại của các tầng khuếch đại trung tần để khắc phục hiện tượng pha-đinh. Từ các bộ lọc thông dải (H3E & J3E) và các mạch hồi tiếp sẽ đưa tổng hợp ra bộ điều chế H3E DEMOD đưa ra loa điều chỉnh âm lượng (Audio volume) dùng để nghe các tín hiệu được chuyển đồi từ việc chuyển đổi trước. Cùng với các tín hiệu dao động được tạo ra từ MIC thu đưa các trạng thái như BEEP, ERROR TONE , FSK v .vvv dùng phản hồi tạo công suất cho bộ dạo động đưa về đầu ra đưa ra bộ khuếch đại của loa để tăng công suất tín hiệu nhận được.
    + Khi xử lý xong tín hiệu ở đường 1 ,ta sẽ tổng hợp lại thành hộp điều khiển với bộ điều chế điều khiển FSK DEMODULATOR - Frequecy Switching Key demodulator (MF/HF RECEIVER) để đưa về bộ xử lý trung tâm để chạy .
    Đường 2 :
    + Bắt đầu từ W/K RECEIVER ANT (anten thu w/k) với dải tần số chạy từ 2  16.8045Mhz đưa tới bộ lọc thông thấp có nhiệm vụ làm giảm tín hiệu theo sự lựa chọn chế độ phát xạ trong mạch. Tín hiệu được đưa tiếp tới bộ khuếch đại dùng thu tần số sóng vô tuyến (RF AMP ) tiếp đó tín hiệu được bộ trộn tần đầu tiên 1st MIX,khi đó tín hiệu được trộn với tần số sóng mang phụ có tần số là 49.455MHz . Sau đó tín hiệu được đưa vào bộ lọc thông dải để thu lấy tần số trung tâm f1=49.455MHz,với độ rộng dải thông là 15 KHz .
    + Qua khối IF AMP (khuếch đại trung tần) tín hiệu được khuếch đại lên đủ lớn thông qua tầng khuếch đại có tự động điều chỉnh hệ số khuếch đại RF AGC (Radio Frequecy Auto Gain Controller) để chống hiện tượng pha –đinh để đưa vào bộ giải điều chế Sau khi qua tầng khuếch đại trung tần 1 ,tín hiệu lại được đưa vào bộ trộn tần thứ 2 (2nd MIX ) để trộn với tần số 49 MHz do bộ tổng hợp tần số cung cấp . Sau đó tín hiệu lại được đưa vào khối IF AMP lần 2 ( khuếch đại trung tần ) tín hiệu lại được khuếch đại đủ lớn sau lần trộn thứ 2 bị nhiễu rồi tín hiệu đưa tới bộ lọc thông dải F18 để lọc tần số sử dụng giá trị 455Mhz đưa tới khối IF AMP lần thứ 3 để nâng cao công suất của tín hiệu .Sau đó dùng mạch phản hồi đưa về bộ khuếch đại dùng transitor C1923 ,khối khuếch đại tự động AGC DET và khuếch đại thêm lần nữa để lấy tín hiệu KĐ trung tần vừa đủ . Từ khối này sẽ chạy tới 1 trong 3 khối IF AMP để khuếch đại mức phù hợp. Khi các khối khuếch đại đã hoàn thành xong nhiệm vụ thì tín hiệu được đưa ra bộ trộn cuối của đường
    2 (SN 16913 ) tín hiệu cuối cùng được đưa ra bộ điều chế điều khiển gọi là FSK DEMODULATOR – Frequecy Switching Key demodulator (Khóa tần số điều chế ) dãn tới bộ xử lý trung tâm để chạy và làm việc .
    + Bộ tổng hợp tần số ( FREQUENCY SYNTHESIZER ) nhận tín hiệu âm tần ( AF ),chọn lọc dải tần (BAND SELECTOR) và tần số 14 MHz từ bộ tạo dao động chẵn OVEN OSC (OVEN OSYLOSCOPE) để tạo ra các tin hiệu như là 1st Local, 2nd Local, BFO , FILTER SELECT, ATT, AGC.
    + Khối SN-100 TERMINAL có nhiệm vụ phụ - giúp điều khiển NBDP đưa trực tiếp vào bộ MAIN C.P.U VS 25

    KẾT LUẬN
    Sau V chương nghiên cứu về máy thu và phát và qua việc phân tích sơ đồ khối một máy phát thực tế SRG – 1150 DN em đã nắm được nhiều kiến thức thực tế và cách đọc sơ đồ nguyên lý của một máy VTĐ qua đó giúp em củng cố kiến thức của bản thân. Từ những tiền đề đã phân tích ở trên .Bài tập lớn này đã giúp chúng em nắm bắt được nguyên lý hoạt đông của các thiết bị thu phát – vô tuyến điện và rèn luyện cho chúng em kỹ năng đọc và phân tích sơ đồ . Do chưa có kinh nghiệm trong việc phân tích sơ đồ lên còn nhiều sai sót mong thầy thông cảm.



    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Kỹ thuật vô tuyến điện - TS . Trần Đức Inh
    2. Bài giảng môn thiết bị vô tuyến điện - của Thầy Nguyễn Ngọc Sơn
    3. Kỹ thuật mạch điện tử - Của Phạm Minh Hà
     
Đang tải...