Tiểu Luận Bài tập lớn Phân tích điều kiện lịch sử - xã hội hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh 9đ

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word


    I. MỞ BÀI
    Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một vị anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới mà còn là một chiến sĩ kiên cường của phong trào cộng sản quốc tế. Người đã có những cống hiến to lớn cho phong trào giải phóng các dân tộc bị áp bức, cho sự đoàn kết các lực lượng dân chủ và hoà bình, cho sự thống nhất của phong trào cộng sản và công nhân trên toàn thế giới. Người đã sáng tạo ra một hệ tư tưởng cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người về độc lập dân tộc gắn liền với Chủ Nghĩa Xã Hội đó là tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm tất yếu của cách mạng Việt Nam, ra đời do yêu cầu khách quan, đáp ứng những nhu cầu bức thiết do cách mạng Việt Nam đặt ra từ đầu thế kỷ XX đến nay. Tư tưởng HỒ Chí Minh không chỉ có ý nghĩa lịch sứ mà còn có ý nghĩa thời đại, nó có giá trị to lớn trong thời đại hiện nay. Chính vì thế mà việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh là hết sức cần thiết. Muốn nghiên cứu được một cách sâu sắc và toàn diện tư tưởng Hồ Chí Minh thì ta cần tìm hiểu rõ được điều kiện lịch sử - xã hội hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh. Chính vì thế mà em xin chọn: “Phân tích điều kiện lịch sử - xã hội hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh” làm đề tài cho bài tập lớn của mình.
    Trong quá trình làm bài sẽ còn rất nhiều thiếu sót. Em rất mong thầy cô trong tổ bộ môn nhận xét và góp ý để bài làm của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn.


    II. THÂN BÀI
    Trước khi đi vào phân tích điều kiện lịch sử - xã hội hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh thì ta cần phải hiểu thế nào là tư tưởng Hồ Chí Minh?
    Tư tưởng Hồ Chí Minh là một “khái niệm” khoa học, định nghĩa về tư tưởng Hồ Chí Minh cần được trình bày một cách cô đọng, chặt chẽ, ở cấp độ lý luận nhằm phản ánh được bản chất và nội dung cốt lõi của nó. Do đó, có thể định nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống tư tưởng, quan điểm cơ bản phản ánh sâu sắc thực tiễn cách mạng Việt Nam, cách mạng thuộc địa, trên cơ sở kế thừa, vận dụng và phát triển chư nghĩa Mác – Lênin, tinh hoa văn hoá dân tộc, trí tuệ nhân loại, nhằm giải phóng dân tộc, giai cấp, con người.
    Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa yêu nước truyền thống văn hoá, nhân nghĩa và thực tiễn cách mạng Việt Nam với tinh hoa văn hoá nhân loại, được nâng lên tầm cao mới dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin.
    Điều kiện lịch sử - xã hội hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh gồm có tình hình xã hội Việt Nam thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, quê hương và gia đình và cuối cùng là thời đại.
    1. Xã hội Việt Nam thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX
    Suốt thế kỷ XIX, xã hội Việt Nam vẫn là một xã hội phong kiến, nông nghiệp lạc hậu, trì trệ. Chính quyền nhà Nguyễn sau khi lật đổ triều đại Tây Sơn đã thi hành một chính sách đối nội, đối ngoại bảo thủ, phản động: tăng cường đàn áp, bóc lột ở bên trong và thực hiện bế quan toả cảng đối với bên ngoài, không cho Việt Nam có cơ hội tiếp xúc và bắt nhịp với sự phát triển của thế giới. Vì thế đã không phát huy được thế mạnh của dân tộc và đất nước và rồi cuối cùng rơi vào cảnh mất nước. Nói như vậy để ta có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng việc chúng ta mất nước không phải là một định mệnh lịch sử. Trong quá khứ chúng ta đã từng đánh đuổi rất nhiều kẻ thù hùng mạnh bằng lòng yêu nước, tri thức đánh giăc, giữ nước vốn có. Rơi vào cảnh mất nước này, trách nhiệm trước hết thuộc về bọn vua chúa
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...
Chủ đề tương tự
  1. Lê Đình Linh
    Trả lời:
    0
    Xem:
    1,127
  2. Thúy Viết Bài
    Trả lời:
    0
    Xem:
    596
  3. Thúy Viết Bài

    Tiểu Luận bài tập lớn Asean

    Thúy Viết Bài, 5/12/13, trong diễn đàn: Luật Học
    Trả lời:
    0
    Xem:
    560
  4. Thúy Viết Bài

    Tiểu Luận bài tạp lớn ASEAN

    Thúy Viết Bài, 5/12/13, trong diễn đàn: Luật Học
    Trả lời:
    0
    Xem:
    571
  5. Thúy Viết Bài
    Trả lời:
    0
    Xem:
    531