Tiểu Luận Bài tập lớn môn thủy văn công trình

Thảo luận trong 'Kiến Trúc - Xây Dựng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BÀI TẬP LỚN MÔN THỦY VĂN CÔNG TRÌNH

    I. Giới thiệu chung:
    1. Giới thiệu chung sông ngòi Việt Nam
    Sông là dòng nước lưu lượng lớn thường xuyên chảy, có nguồn cung chủ yếu là từ hồ nước, từ các con suối hay khe núi hay từ các con sông nhỏ hơn nơi có độ cao hơn các nguồn nước có được do nước mưa trong phạm vi lưu vực của S và chảy trong lòng S. Thông thường, sông được chia làm 2 loại là sông chính và sông nhánh (hay nhánh sông) . Tuỳ thuộc vào điều kiện hình thành chế độ nước, S được phân ra S đồng bằng, S miền núi, S đầm lầy, S cacxtơ; tuỳ thuộc vào kích thước, phân biệt ra S lớn, S nhỏ và S trung bình.
    - S chính: S có độ dài lớn nhất hay diện tích lưu vực lớn nhất hoặc có lượng nước lớn nhất. Ngoài ra, S chính còn do lịch sử, tập quán xã hội. Vd. Sông Thao là S chính của Sông Hồng, Thu Bồn - S chính của hệ thống sông Thu Bồn (do tập quán, lịch sử), Tả Trạch - S chính của Sông Hương (có lượng nước lớn nhất và chảy qua cố đô Huế).
    - S nhánh (S nhỏ chảy vào S chính): các S chảy vào S chính gọi là S nhánh cấp I; các S chảy vào S nhánh cấp I gọi là S nhánh cấp II, vv. Ở Việt Nam, thống kê có 2.864 S, độ dài lớn hơn hoặc bằng 10 km (không kể kênh, rạch ở đồng bằng) với 134 S chính, 749 S nhánh cấp I, 1.039 S nhánh cấp II, 661 S nhánh cấp III, 196 S nhánh cấp IV, 33 S nhánh cấp V, 7 S nhánh cấp VI.
    - S di động: loại S rất rộng có nhiều bãi nổi chia S thành nhiều nhánh. Các nhánh này thường tương đối nông so với các loại hình S khác và rất dễ biến động. Hàng năm, nhánh này có thể bị cạn dần và biến mất, trong khi nhánh khác có thể bị xói sâu và trở thành nhánh chính, do có tính biến động lớn nên thường gọi là S di động. Những đoạn S thuộc loại này thường gây trở ngại lớn cho giao thông thuỷ và thoát lũ. Trên chiều dài một con S, có thể đoạn này thuộc loại hình S di động nhưng đoạn kia lại thuộc loại hình khác. Loại hình S di động thường gặp trên sông Amuđaria (Amudar’ja, Trung Á) và sông Dương Tử (Trung Quốc) là những S mang nhiều bùn cát và lòng dẫn dễ bị xói lở. Ở Miền Bắc Việt Nam, những S lớn do được khai thác từ lâu đời (hiện tượng rõ nhất là tuyến đê dọc theo triền S lớn) tuyến S phần nào bị con người khống chế nên thường ít gặp loại hình S di động.
    2 Giới thiệu về thủy văn
    Đối với mỗi quốc gia thì sông ngòi cũng tựa như đất đai, dầu mỏ, rừng và biển là nguồn tài nguyên vô cũng qúy báu như tài nguyên. Việc khai thác sông ngòi như nguồn nước thủy điện, giao thông là rất quan trọng. Đối với việc xây dựng công trình trên các sông sẽ làm thay đổi chế độ thủy văn của sông phía thượng lưu và hạ lưu: ngập lụt sạt lở ở phía thượng lưu, chế độ dòng chảy dòng chảy ngầm ở phía thưởng lưu sẽ bị thay đổi. Ở hạ lưu các công trình lòng sông sẽ bị sói mòn mạnh, chế độ nước sẽ điều hòa hơn hay bất ổn hơn phụ thuộc vào phương thức dùng nước. Trong tính toán và phân tích thủy văn cần dự báo được các hậu quả đó để tìm cách khắc phục. Trong chế độ XHCN của chúng ta nền kinh tế được phát triển một cách kế hoạch và toàn diện Việc khai thác sông ngòi cũng được đề ra với phương châm lợi dụng tổng hợp, có nghĩa là nguồn nước phải được khai thác cho nhiều ngành, nhiều mặt khác nhau. Do đó nhiệm vụ của thủy văn công trình là phải cung cấp các kiến thức phương pháp để nghiên cứu một cách sâu sắc và toàn điện nhất các yếu tố về tình hình dòng sông lưu lượng nước lũ hàng năm, trên cơ sở đó giải quyết một cách chắc chắn và hiệu quả những vấn đề phức tạp. Trong khuân khổ của bài tập lớn thủy văn công trình thì ta giải quyết 3 bài toán: Dòng chảy năm, dòng chảy năm thiết kế, phân phối dòng chảy năm.
    2. Giới thiệu về sông nầm bum:
    Sông nậm bum có diện tích 155Km2. Khí hậu mang đặc điểm của vùng nhiệt đới núi cao Tây Bắc, ít chịu anh hưởng của bão, thời tiết quanh năm chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa đông lạnh, mưa ít và hạ nóng ẩm, mưa nhiều. Theo số liệu quan trắc trong nhiều năm của trạm khí tượng huyện Mường Tè và các lân cận cho thấy:
    - chế độ mưa:
    Hàng năm mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng10 trùng với kỳ thịnh hành của gió Tây Nam: vùng cao lượng mưa lên tới 3000mm/năm, vùng núi trung bình có biến động từ 2000 – 2500mm. Vùng núi thấp và thung lũng từ 1500 – 1800mm. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa ít (316,4mm), trong thời gian này thường có sương mù và suất hiện sương muối vào một số ngày trong tháng 1 và tháng 2.
    Lượng mưa trung bình năm là 2.531mm, tháng 7 chiếm 87,5% lượng mưa cả năm.
    - Chế độ nhiệt:
    Vùng núi cao nhiệt độ TB 15 độ C. Núi trung bình nhiệt độ bình quân đạt 20oC, vùng thấp 23oC. Nhiệt độ bình quân hàng năm là 22,4oC.
    - Chế độ gió:
    Từ tháng 3 – tháng 7 thường có gió mùa Tây Nam, gió mùa Đông Nam thổi mạnh từ tháng 4 – tháng 10, gió mùa Đông Bắc xuất hiện từ tháng 11 – tháng 3.
    Mùa khô sông suối thường cạn kiệt, mùa mưa có lũ lụt gây sói mòn mạnh, khả năng sử dụng nước vào sản xuất bị hạn chế, giao thông đi lại khó khăn.

    thuyết nói là địa danh nguyên gọi là "Bến Hói". "Hói" là tiếng địa phương nghĩa là dòng sông nhỏ. Vì vậy "Bến Hải" là đọc trại từ "Bến Hói".
    Sau đây, tôi xin phân tích một số nội dung và đưa ra thiết kế với các thông số như lưu lượng trung bình năm (số liệu đã cho sẵn) lưu lượng trung bình của tháng cũng như phân phối dòng chảy năm.Nội dung như sau:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...