Tiểu Luận bài tập lớn môn lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam

Thảo luận trong 'Các Môn Khác' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU [​IMG]
    Nếu như trong luật hình sự hiện nay, việc quy định về tội phạm thông qua nội dung trong việc định nghĩa tội phạm là vấn đề đầu tiên, thì pháp luật phong kiến Việt Nam không như thế. Và nếu như hiện nay tội phạm chỉ là đối tượng duy nhất đối với luật hình sự thì theo quan niệm của ông cha ta trong cổ luật, tội phạm là đối tượng của tất cả các lĩnh vực pháp luật phong kiến Việt Nam. Các bộ luật phong kiến Việt Nam cũng có sự phân loại tội phạm theo các quan niệm của thời bấy giờ, theo các cơ sở, tiêu chí khác nhau, nhằm mục đích tạo cơ sở pháp lý cho việc phân hóa trách nhiệm hình sự và thực hiện chính sách hình sự của Nhà nước trong việc xây dựng cũng như áp dụng các quy định của luật trong thực tiễn. Các nhà làm luật phong kiến đã rất tiến bộ và đã đưa ra nhiều quan điểm phân loại tội phạm còn được lưu giữ và áp dụng đến ngày nay: Phân loại tội phạm dựa theo hình phạt (chế tài), phân loại tội phạm dựa theo tính chất nghiêm trọng của quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại (khách thể) và phân loại tội phạm theo lỗi của người phạm tội (chủ thể).
    Việc phân loại tội phạm có một ý nghĩa quan trọng không chỉ trong thời kì phong kiến mà nó còn có một vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng pháp luật thời hiện đại.
    Vì những lý do trên, em quyết định lựa chọn đề tài “các cách phân loại tội phạm trong các bộ luật phong kiến Việt Nam và ý nghĩa của việc phân loại đó” để tìm hiểu kĩ hơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...