Tiểu Luận Bài tập lớn lý luận nhà nước và pháp luật_chính thể cộng hòa và những biến dạng của nó

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. Đặt vấn đề.
    Đối với mỗi nhà nước thì việc lựa chọn một cách thức, trình tự xác lập hệ thống cơ quan, bộ máy nhà nước để quản lý và điều hành đất nước một cách có hiệu quả là vấn đề được đặt lên hàng đầu. Mỗi nhà nước luôn tìm ra cho mình cách thức tổ chức vận hành nhà nước phù hợp với điều kiện hoàn cảnh riêng của đất nước. Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người đã xuất hiện những cách thức tổ chức vận hành quyền lực nhà nước khác nhau. Và đó được gọi là hình thức nhà nước. Trong lịch sử nhà nước đã xuất hiện nhiều kiểu hà nước khác nhau và chúng vấn còn tồn tại và phát triển đến ngày nay và ngày càng hoàn thiện hơn. Trong đó chính thể cộng hòa và những biến dạng của nó là một hình thức nhà nước khá điển hình trong lịch sử cũng như ngày nay.
    II. Giải quyết vấn đề.
    1. Hình thức chính thể.
    Hình thức chính thể là cách thức, trình tự xác lập hệ thống cơ quan tối cao nhà nước, mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với nhau và với nhân dân trong quá trình tổ chức vận hành quyền lực nhà nước. Trong lịch sử nhà nước, hình thức chính thể của nhà nước có hai dạng cơ bản là chính thể quân chủ và chính thể cộng hòa.
    2. Chính thể cộng hòa và những biến dạng của nó.
    2.1. Định nghĩa.
    Chính thể cộng hòa là hình hức nhà nước trong đó quyền lực tối cao của nhà nước tập trung ở loại cơ quan bầu ra theo từng nhiệm kỳ.
    Trong chính thể cộng hòa quyền lực cao nhất của nhà nước được trao cho một hoặc một số cơ quan được thành lập bằng con đường bầu cử và bầu cử chỉ được coi là nguyên tắc, bên cạnh đó còn có những ngoại lệ nhất định. Trong nhà nước có ba loại quyền lực là lập pháp, hành pháp và tư pháp. Trong đó toàn bộ hoặc một phần cơ quan lập pháp được hình thành bằng con đường bầu cử trực tiếp, phần còn lại được hình thành bằng con đường bổ nhiệm; cơ quan hành pháp có thể hình thành bằng hai con đường bầu cử và bổ nhiệm; còn cơ quan tư pháp được hình hành bằng con đường bầu cử hoặc chủ yếu là bổ nhiệm hoặc vừa bầu cử vừa bổ nhiệm.



    MỤC LỤC


    I. Đặt vấn đề.
    II. Giải quyết vấn đề.
    1. Hình thức chính thể.
    2. Chính thể cộng hòa và những biến dạng của nó.
    2.1. Định nghĩa.
    2.2 Những biến dạng của chính thể cộng hòa.
    III. Kết luận.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...