Tiểu Luận Bài tập lớn luật vận tải biển - Những qui định đối với tàu biển Việt Nam

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thời đại ngày nay là thời đại của toàn cầu hóa. Mọi nền kinh tế thế giới phát triển trong mối quan hệ qua lại lẫn nhau. Việt Nam không nằm ngoài xu hướng như vậy. Đất nước chuyển mình mạnh mẽ đổi mới và hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Và để hoạt động kinh tế thống nhất, có trật tự thì các bộ luật đã ra đời, trong đó có luật hàng hải. Đó chính là cây gậy pháp lý cho các doanh nghiệp hoạt động.
    Pháp luật là công cụ quản lý hữu hiệu của mỗi quốc gia. Nhờ có luật pháp mà các hoạt động trở nên có hệ thống và việc giải quyết các mâu thuẫn cũng trở nên dễ dàng hơn. Pháp luật có ở mọi lĩnh vực, mọi khía cạnh của cuộc sống.
    Sự hình thành của hệ thống luật hàng hải quốc tế gắn liền với lịch sử phát triển của ngành hàng hải thế giới. Từ việc ra đời ban đầu với nguồn chính là những tập quán và thông lệ, đến nay hoạt động của ngành hàng hải quốc tế được điều chỉnh bởi một hệ thống luật quốc tế gồm nhiều công ước và các lĩnh vực khác nhau do Liên hợp quốc, Tổ chức hàng hải Quốc tế và các tổ chức, hiệp hội quốc tế liên quan khác thông qua.
    Ngành hàng hải nước ta là một mắt khâu trong hoạt động của ngành hàng hải thế giới nên ngoài việc chấp hành phát luật trong nước, chúng ta còn phải tuân thủ các công ước hàng hải quốc tế đất nước đã ký kết , gia nhập cũng như nghiên cứu vận dụng các công ước khác. Điều này đặc biệt có ý nghĩa với ngành hàng hải Việt Nam trước tiến trình phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.
    Luật biển ra đời nhằm điều chỉnh mối quan hệ phát sinh liên quan đến các hoạt động trên biển . Luật biển bao gồm cả các công ước quốc tế liên quan đến các hoạt động của tàu thuyền trên biển và quyền lợi của các nước trên thế giới nhất là các nước có bờ biển sát nhau .Luật biển còn bao gồm luật hàng hải của các quốc gia để điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong lĩnh vực hàng hải của mỗi quốc gia .
    Từ khi ra đời luật biển đã đóng góp một vai trò quan trọng trong hoạt động hàng hải. Luật biển ra đời nhằm phân chia lãnh thổ lãnh hải của các quốc gia,vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của các quốc gia, đưa ra các điều kiện buộc các chủ tàu phải tuân theo để giảm thiểu các tai nạn trên biển, nó còn đưa ra các luật lệ buộc các chủ thể liên quan đến các quyền lợi bị tổn thất xảy ra trên biển khi có các tai nạn hàng hải xảy ra phảithực hiện các trách nhiệm của mình .
    Luật biển là bộ luật thường xuyên đổi mới để phù hợp với từng thời kỳ. Bởi vì các hoạt động trên biển thì thường bất ngờ ,có thể xảy ra những tình huống bất ngờ mà con ngừơi không lường trước được nhứng tình huống đó sẽ được các công ước mới bổ sung điều chỉnh .
    Các công ước quốc tế cùng với các hiệp định trên biển giữa các nước và luật hàng hải của mỗi quốc gia đã tạo nên các quy định hoàn chỉnh về hoạt động hàng hải bao gồm các quy định về tàu biển, thuyền bộ, cảng biển luồng hàng hải,vận tải biển, an toàn hàng hải an ninh hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường và các hoạt động khác liên quan đến việc sử dụng tàu biển vào mục đích kinh tế, văn hoá xã hội thể thao, công vụ và nghiên cứu khoa học
    Như vậy hàng hải của việt nam nói riêng và luật biển của các nước trên thế giới nói chung đóng vai trò vô cùng quan trọng không thẻ thiếu được trong hoạt động hàng hải thế giới và của Việt Nam.





































    NỘI DUNG BÀI TẬP LỚN

    I. MỞ ĐẦU
    1. Tàu biển
    1.1. Khái niệm
    Tàu biển là tàu hoặc cấu trúc nổi di động chuyên dùng để hoạt động trên biển. Tàu biển theo qui định của Bộ luật hàng hải không bao gồm tàu quân sự, tàu công vụ và tàu cá.
    1.2. Những qui định đối với tàu biển Việt Nam
    — Tàu biển Việt Nam là tàu biển đã được đăng ký trong sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam hoặc từ khi được cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài cấp giấy phép tạm thời mang cờ, quốc tịch Việt Nam.
    — Tàu biển Việt Nam có quyền và nghĩa vụ mang cờ, quốc tịch Việt Nam.
    — Chỉ có tàu biển Việt Nam mới được mang cờ quốc tịch Việt Nam.
    — Chỉ có tàu biển Việt Nam mới được ưu tiên vận tải nội địa đối với hàng hóa, hành khách và hành lý.
    — Tàu biển thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân được đăng ký trong sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam, gồm: Đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam và đăng ký quyền sở hữu tàu biển đó.
    — Tàu biển thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài được đăng ký trong sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam, phải có đủ điều kiện:
    + Có giấy tờ hợp pháp chứng minh về sở hữu tàu biển.
    + Có giấy chứng nhận dung tích, chứng nhận phân cấp tàu biển.
    + Có tên gọi riêng được cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam chấp nhận.
    + Giấy chứng nhận tạm ngừng đăng ký hoặc xóa đăng ký nếu tàu biển đó đã được đăng ký tại nước ngoài.
    + Chủ tàu có trụ sở, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam.
    + Tàu biển nước ngoài đã qua sử dụng lần đầu tiên đăng ký lại tại Việt Nam phải có tuổi tàu phù hợp với từng loại tàu biển theo qui định của chính phủ.
    + Đã nộp lệ phí theo qui định của pháp luật.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...
Chủ đề tương tự
  1. Lê Đình Linh
    Trả lời:
    0
    Xem:
    1,126
  2. Thúy Viết Bài
    Trả lời:
    0
    Xem:
    595
  3. Thúy Viết Bài

    Tiểu Luận bài tập lớn Asean

    Thúy Viết Bài, 5/12/13, trong diễn đàn: Luật Học
    Trả lời:
    0
    Xem:
    559
  4. Thúy Viết Bài

    Tiểu Luận bài tạp lớn ASEAN

    Thúy Viết Bài, 5/12/13, trong diễn đàn: Luật Học
    Trả lời:
    0
    Xem:
    570
  5. Thúy Viết Bài
    Trả lời:
    0
    Xem:
    531