Báo Cáo Bài tập lớn học kỳ - Môn Công pháp quốc tế

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
    Biên giới quốc gia là một vấn đề vô cùng quan trọng với bất cứ một quốc gia nào. Đường biên giới của mỗi quốc gia đã phân chia lãnh thổ các quốc gia với nhau. Trải qua hàng ngàn năm kể từ khi Nhà nước đầu tiên ra đời đến nay đường biên giới của quốc gia cũng đã có sự phát triển và hiện nay vấn đề lý luận về biên giới quốc gia cũng đã tương đối hoàn thiện. Đường biên giới quốc gia bao gồm nhiều bộ phận trong đó có đường biên giới trên bộ đóng vai trò quyết định đối với các bộ phận khác của đường biên giới quốc gia nhất là đối với các quốc gia không có biển.
    II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
    1. Cơ sở lý luận.
    a. Vai trò của việc xác định đường biên giới trên bộ của quốc gia.

    Biên giới lãnh thổ là yếu tố không thể thiếu của mỗi quốc gia. Lãnh thổ chính là nơi mà quốc gia khẳng định chủ quyền của mình. Nói cách khác chủ quyền quốc gia được thể hiện trước hết, chủ yếu trong lãnh thổ của mình. Còn đường biên giới chính là đường giới hạn phạm vi lãnh thổ quốc gia, thông qua đó cũng là ranh giới xác định chủ quyền của mỗi quốc gia. Việc xác định biên giới nói chung và đường biên giới trên bộ nói riêng có một vai trò vô cùng quan trọng.
    Việc xác định đường biên giới trên bộ sẽ giúp cho các quốc gia có được ranh giới lãnh thổ đất liền với các quốc gia láng giềng. Đây là vấn đề rất quan trọng vì đất đai là một yếu tố đầu tiên không thể thiếu của lãnh thổ quốc gia. Thực tế cho thấy có nhiều dạng lãnh thổ quốc gia khác nhau trong đó có lãnh thổ quốc gia nằm hoàn toàn trong lục địa đất liền, có lãnh thổ quốc gia kết hợp cả lục địa đất liền và các vùng biển, và cũng có lãnh thổ quốc gia chủ yếu được tạo thành bởi các đảo và quần đảo. Tuy vậy đại đa số các quốc gia trên thế giới đều có lãnh thổ trên đất liền. Dù lớn hay nhỏ mỗi quốc gia đều có một diện tích lãnh thổ đất đai nhất định. Và như vậy việc xác định đường biên giới trên bộ chính là yếu tố tiên quyết để xác định các bộ phận lãnh thổ. Đất đai là nơi dân cư của quốc gia sinh sống, là nơi diễn ra hầu hết các hoạt động của con người, của Nhà nước và xã hội. Trong phạm vi lãnh thổ của mình mỗi quốc gia đều có chủ quyền hoàn toàn mà không một thế lực nào có quyền đòi chia sẽ. Chỉ khi nào xác định được đường biên giới hoàn chỉnh, rõ ràng thì chủ quyền của mỗi quốc gia mới được đảm bảo có hiệu lực.
    Việc xác định đường biên giới trên bộ góp phần bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Cơ sở pháp lý của việc xác định lãnh thổ mỗi quốc gia chính là các đường biên giới trên bộ, trên biển (nếu có), trên không, trong lòng đất. Đường biên giới trên bộ chính là khách quan của việc xác định đường biên giới trên đất liền. Các quốc gia hữu quan sẽ có nghĩa vụ tôn trọng tuân thủ các cam kết đã đạt được trong việc xác định đường biên giới của mỗi bên.
    Việc xác định đường biên giới quốc gia trên bộ của mỗi quốc gia sẽ góp phần giữ gìn sự ổn định, hòa bình và an ninh thế giới. Từ xưa đến nay đã có hàng nghìn cuộc chiến tranh, xung đột giữa các quốc gia xung quanh vấn đề tranh chấp biên giới lãnh thổ, chủ yếu là biên giới trên bộ. Một trong những nguyên nhân quan trọng là các quốc gia không thỏa thuận được việc xác định đường biên giới trên đất liền của mình dẫn đến những mâu thuẫn bất đồng trong việc xác định biên giới của mình với các nước láng giềng, làm nảy sinh tranh chấp lãnh thổ đất đai của nhau.
    b. Ý nghĩa của việc xác định đường biên giới trên bộ của quốc gia.
    Xác định đường biên giới là việc hoạch định và cố định biên giới quốc gia theo các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế trong đó có chung đường biên giới cần thương lượng để giải quyết vấn đề biên giới quốc gia
    Việc xác định biên giới quốc gia có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng và có quan hệ mật thiết với chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, là vấn đề thiêng liêng và nhạy cảm đối với mọi quốc gia. Do vậy xác định biên giới quốc gia không thể là việc làm tùy tiện của bất cứ một ngành hay địa phương nào. Mọi thỏa thuận về biên giới quốc gia nếu không tuân thủ các quy định luật pháp quốc tế và trình tự luật pháp của mỗi nước sẽ không mang lại hiệu lực pháp lý ràng buộc.
    Cùng với ý nghĩa phân chia phạm vi lãnh thổ, đường biên giới cũng đồng thời có chức năng phân cách phạm vi thực thi chủ quyền giữa các quốc gia. Có thể nói, biên giới được coi là “phên dậu”, là “hàng rào” ngoại vi phân định chủ quyền giữa các quốc gia liên quan. Phên dậu, hàng rào vững chắc thì chủ quyền lãnh thổ, an ninh đất nước cũng ổn định và bền vững. Biên giới còn là xuất phát điểm của các cuộc đột kích, xâm nhập của các lực lượng thù địch bên ngoài, là bàn đạp để chúng lợi dụng phá hoại an ninh quốc gia và gây mất ổn định trong nước.
    Biên giới là bộ mặt của mỗi quốc gia, là cửa ngõ để mở rộng giao lưu kinh tế với các nước láng giềng. Biên giới là nơi diễn ra sự giao thoa đa dạng về văn hóa giữa các dân tộc láng giềng, là nơi biểu hiện các quan hệ hợp tác phối hợp giữa các cơ quan, lực lượng đại diện của các quốc gia liên quan, thực hiện các điều ước quốc tế giữa các quốc gia với nhau. Chính vì vậy việc xác định đường biên giới quốc gia có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với mỗi quốc gia, nó thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia.


    MỤC LỤC
    I. ĐẶT VẤN ĐỀ
    II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
    1. Cơ sở lý luận
    a. Vai trò của việc phân định đường biên giới trên bộ 1
    b. Ý nghĩa của phân định đường biên giới trên bộ 2
    2. Thực tiễn phân định biên giới trên bộ
    a. Phân định biên giới trên bộ giữa Việt Nam - Lào
    * Quá trình phân định và kết quả 3
    * Hạn chế 4
    b. Phân định biên giới trên bộ giữa Việt Nam – Cămpuchia
    * Quá trình phân định và kết quả 5
    * Hạn chế 6
    c . Biện pháp 7
    3. Đánh giá 8
    III. KẾT LUẬN
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...