Tài liệu Bài tập lớn học kỳ luật lao động về đề tài: Tiền lương và giải quyết tình huống liên quan đến chấm d

Thảo luận trong 'Lao Động' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    166
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bài tập học kỳ luật lao động 9 điểm:Tiền lương và giải quyết tình huống về chấm dứt hợp đồng lao động giữa công ty và người lao động (có giải quyết tình huống cụ thể)9 điểm

    ĐỀ BÀI (9 điểm)


    1. Khái niệm tiền lương? Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thỏa thuận điều khoản tiền lương trong hợp đồng lao động.

    2. Năm 2005, anh A và công ty X có ký với nhau một hợp đồng lao động thời hạn 2 năm. Hết thời hạn của hợp đồng hai bên lại tiếp tục ký hợp đồng thứ hai cũng với thời hạn 2 năm. Hợp đồng sẽ kết thúc vào ngày 15.8.2009. Hết ngày 15.8.2009, do không thấy NSDLĐ thông báo gì nên những ngày sau NLĐ vẫn đến làm việc bình thường và người phụ trách vẫn giao việc cho A. Ngày 30.8.2009, NSDLĐ thông báo chấm dứt hợp đồng với A với lý do hợp đồng lao động hết thời hạn. NLĐ không đồng ý vì cho rằng sau khi hợp đồng thứ hai hết hạn, NLĐ vẫn làm việc nên hợp đồng đã ký trở thảnh hợp đồng không xác định thời hạn. NSDLĐ cho rằng trong thời hạn 30 ngày công ty có quyền ký tiếp hợp đồng hay chấm dứt theo Điều 27 BLLĐ.

    Hỏi:

    a) Việc chấm dứt hợp đồng lao động của công ty đối với A là đúng hay sai? Tại sao?

    b) A có thể gửi đơn đến cơ quan tổ chức nào để yêu cầu giải quyết bảo vệ quyền lợi cho mình?

    c) Hãy giải quyết quyền lợi cho A theo quy định của pháp luật hiện hành.

    d) Giả sử khi công ty đưa quyết định chấm dứt hợp đồng với A, A không có ý kiến gì và ký nhận vào bản thanh lý hợp đồng, đồng thời nhận các khoản tiền lương, trợ cấp thì việc chấm dứt đó có được coi là trường hợp đương nhiên chấm dứt hợp đồng do hai bên thỏa thuận không? Tại sao?


    1. Khái niệm tiền lương? Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thỏa thuận điều khoản tiền lương trong hợp đồng lao động?

    1.1. Khái niệm tiền lương

    Tiền lương là khái niệm có nội dung kinh tế, xã hội và pháp lí, được nhiều ngành khoa học nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau.

    Kinh tế chính trị học nghiên cứu tiền lương chủ yếu dưới góc độ là bộ phận chi phí sản xuất, là giá cả của hàng hóa sức lao động.

    Dưới góc độ pháp lí, tiền lương chủ yếu được xem xét với tư cách là chế định của luật lao động, là tương quan pháp lí giữa NSDLĐ và NLĐ trong lĩnh vực trả công lao động. Với tư cách là chế định của luật lao động, tiền lương bao gồm tổng thể các quy định pháp luật về các nguyên tắc, chế độ, hình thức trả lương; hệ thống thang lương, bảng lương, chế độ phụ cấp lương, chế độ tiền thưởng, việc trả lương trong các trường hợp đặc biệt Với tư cách là tương quan pháp lí giữa NLĐ và NSDLĐ, tiền lương thể hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lí của mỗi bên với mục đích chính là đảm bảo sự công bằng và bảo vệ quyền lợi của người làm công.

    Điều 1 Công ước số 95 (1949) về bảo vệ tiền lương của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) định nghĩa về tiền lương như sau: “tiền lương là sự trả công hoặc thu nhập, bất luận tên gọi hay cách tính mà có thể biểu hiện bằng tiền và được ấn định bằng sự thỏa thuận giữa NLĐ và NSDLĐ, hoặc bằng pháp luật quốc gia, do NSDLĐ phải trả cho NLĐ theo một hợp đồng thuê mướn lao động, bằng viết hoặc bằng miệng , cho một công việc đã thực hiện hay sẽ phải thực hiện, hoặc cho những dịch vụ đã làm hay sẽ phải làm”. Về phương diện pháp lí, có thể thấy đây là định nghĩa khá toàn diện về tiền lương. Pháp luật lao động của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam đã vận dụng định nghĩa này một cách linh hoạt, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước mình.

    Điều 55 BLLĐ nước ta quy định: “Tiền lương của người lao động do hai bên thoả thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc. Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định”.

    Tóm lại, dưới góc độ luật lao động, tiền lương được hiểu là số tiền mà NSDLĐ phải trả cho NLĐ căn cứ vào năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc và điều kiện lao động, được xác định theo sự thỏa thuận hợp pháp giữa hai bên trong HĐLĐ hoặc theo quy định của pháp luật.

    Định nghĩa nêu trên bao quát tiền lương với các bộ phận cấu thành cơ bản của nó, bao gồm: Lương cơ bản, phụ cấp và tiền thưởng.

    Lương cơ bản là phần tính đủ số lượng, chất lượng lao động đạt được trong điều kiện lao động trung bình.

    Phụ cấp lương là
     

    Các file đính kèm: