Tiểu Luận Bài tập kì môn luật lao động

Thảo luận trong 'Vật Lý' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ BÀI

    1. Phân tích và nêu ý kiến về vấn đề bồi thường thiệt hại trong đình công bất hợp pháp.
    2. Năm 2000, bà B thường trú tại quận TX, thành phố H được công ty TNHH thức ăn chăn nuôi Hoa Kỳ (có trụ sở đóng tại huyện BG, tỉnh Hải Dương, sau đây gọi tắt là công ty HK) tuyển dụng hợp đồng lao động vào làm việc tại công ty với thời hạn 1 năm, công việc đảm nhiệm là bác sỹ và nhân viên hành chính. Hết thời hạn hợp đồng, hai bên tiếp tục ký lại hợp đồng với thời hạn 3 năm. Hết thời hạn 3 năm, mặc dù không ký tiếp hợp đồng nhưng bà B vẫn tiếp tục làm công việc cũ.
    Ngày 16/12/2007, Giám đốc công ty HK ra quyết định số 34 sa thải với bà B kể từ ngày 01/02/2008 sau khi đã tham khảo ý kiến của BCH công đoàn với lý do bà đã tự ý nghỉ việc khi chưa được giám đốc cho phép 3 ngày trong tháng 11/2007. Hôm công ty tiến hành xử lý kỷ luật, bà có được triệu tập đến nhưng giữa chừng bà đã bỏ về và không ký vào biên bản vì cho rằng tuy có sự tham gia của chủ tịch công đoàn song trưởng phòng tổ chức nhân sự không có quyền chủ toạ phiên họp xử lý kỷ luật (dù trưởng phòng nhân sự có được giám đốc uỷ quyền)
    Ngày 01/03/2008 bà B đã làm đơn khiếu nại đến công ty HK và Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương. Nhận thấy việc sa thải của mình là trái pháp luật nên ngày 28/3/2008 công ty HK có thông báo 260 gửi cho bà B với nội dung mời bà B trở lại tiếp tục làm việc theo hợp đồng đã ký kết và gia hạn chậm nhất là ngày 14/4/2005 bà phải có mặt ở công ty để làm việc. Nếu hết ngày này mà bà không đến làm việc thì xem như bà B tự ý chấm dứt hợp đồng lao động.
    Mặc dù nhận được thông báo của công ty nhưng bà B không đến công ty làm việc và ngày 18/7/2008, bà vẫn có đơn gửi đến cơ quan có thẩm quyền yêu cầu tuyên quyết định số 34 là trái pháp luật nhưng không yêu cầu trở lại công ty làm việc, yêu cầu công ty bồi thường cho bà toàn bộ tiền lương trong thời gian từ khi bà bị sa thải đến ngày toà án giải quyết cộng với 2 tháng lương do sa thải trái pháp luật và 5 tháng tiền lương tối thiểu để bù vào sự tổn hại về tinh thần do bị sa thải trái pháp luật, 2 tháng tiền lương tối thiểu để tìm việc mới. Tổng cộng tất cả là 480 triệu đồng.
    a) Cơ quan, tổ chức nào có thẩm quyền giải quyết vụ việc trên?
    b) Theo anh, chị công ty có tuân thủ đúng quy định của pháp luật về thủ tục xử lý kỷ luật lao động hay không? Tại sao?
    c) Việc bà B không quay trở lại làm việc theo thông báo của công ty có coi là trường hợp bà tự ý đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hay không?
    d) Những yêu cầu nào của bà B sẽ được Toà án chấp nhận? Yêu cầu nào không được chấp nhận? Cụ thể bà sẽ được hưởng những quyền lợi gì.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...