Tiểu Luận Bài tập học kỳ thương mại 2 Phân tích những vướng mắc trong quy định của pháp luật về đấu giá hàng h

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bài tập kỳ Luật thương mại 2 (9 điểm)

    MỤC LỤC




    LỜI MỞ ĐẦU 1

    NỘI DUNG 1

    I. Một số vấn đề khái quát về đấu giá hàng hóa 1

    1. Khái niệm đấu giá hàng hóa 1

    2. Đặc điểm của đấu giá hàng hóa 2

    II. Pháp luật về đấu giá hàng hóa và những vướng mắc trong quy định của pháp luật về đấu giá hàng hóa 4

    1. Chủ thể tham gia bán đấu giá hàng hóa 4

    2. Thủ tục bán đấu giá 6

    3. Phương thức bán đấu giá 8

    III. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về đấu giá hàng hóa 8

    1. Hoàn thiện những quy định của pháp luật về đấu giá hàng hóa 8

    2. Tăng cường các biện pháp giám sát, xử lý vi phạm trong thực tiễn hoạt động bán đấu giá hàng hóa 13

    KẾT LUẬN 15

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

















    LỜI MỞ ĐẦU

    Đấu giá hàng hóa đã hình thành, phát triển và trở thành một hoạt động thương mại phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, đấu giá hàng hóa cũng ngày càng khẳng định vai trò là một bộ phận quan trọng trong các hoạt động thương mại. Pháp luật về đấu giá hàng hóa đã từng bước được xây dựng, hoàn thiện và hiện nay được ghi nhận trong Luật thương mại năm 2005 . Các quy định này bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia quan hệ đấu giá hàng hóa, bảo vệ tài sản của Nhà nước và công dân, đồng thời góp phần tạo ra một môi trường kinh doanh thương mại lành mạnh. Bên cạnh những thành tựu đạt được, pháp luật hiện hành về bán đấu giá hàng hóa cũng còn tồn tại một số vướng mắc, bất cập cần phải được xem xét và hoàn thiện thông qua các giải pháp cụ thể. Đó chính là lý do em chọn đề tài sau cho bài luận của mình: “Phân tích những vướng mắc trong quy định của pháp luật về đấu giá hàng hoá và đề xuất giải pháp hoàn thiện”.

    NỘI DUNG

    I. Một số vấn đề khái quát về đấu giá hàng hóa

    1. Khái niệm đấu giá hàng hóa

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 185 LTM 2005, “Đấu giá hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó người bán hàng tự mình hoặc thuê người tổ chức đấu giá thực hiện việc bán hàng hoá công khai để chọn người mua trả giá cao nhất”.

    Đấu giá hàng hóa là phương thức bán hàng đặc biệt, trong đó, người bán tự mình hoặc thuê người tổ chức đấu giá thực hiện việc bán hàng hóa công khai tại một địa điểm và thời gian đã thông báo trước để những người muốn mua đến trả giá. Quyền mua hàng hóa sẽ thuộc về người trả giá cao nhất. Do ưu điểm của đấu giá là có sự cạnh tranh giữa những người mua nên người bán hàng sẽ thu được một số tiền cao nhất từ việc bán đấu giá hàng hóa của mình.


    2. Đặc điểm của đấu giá hàng hóa

    Thứ nhất, hoạt động bán hàng có sự tham gia của nhiều chủ thể:

    Các chủ thể đó là: người bán hàng hóa, người tham gia đấu giá hàng hóa và có thể có sự tham gia của thương nhân kinh doanh dịch vụ bán đấu giá với vai trò là người tổ chức đấu giá hàng hóa.

    Theo quy định của LTM 2005 thì:

    Người bán hàng là chủ sở hữu hàng hoá, người được chủ sở hữu hàng hoá ủy quyền bán hoặc người có quyền bán hàng hoá của người khác theo quy định của pháp luật (khoản 2 Điều 186 LTM).

    Người tổ chức đấu giá là thương nhân có đăng ký kinh doanh dịch vụ đấu giá hoặc là người bán hàng của mình trong trường hợp người bán hàng tự tổ chức đấu giá (khoản 1 Điều 186).

    Người tham gia đấu giá hàng hoá là tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia cuộc đấu giá (khoản 1 Điều 187).

    Thứ hai, về đối tượng của hoạt động đấu giá:

    Pháp luật không quy định phạm vi đối tượng của hoạt động đấu giá hàng hóa nên về mặt lý luận tất cả các hàng hóa đều có thể bán thông qua đấu giá. Tuy nhiên, do mục đích của hoạt động đấu giá và do tính chất đặc thù của việc bán hàng theo phương thức này mà không phải hàng hóa nào cũng được bán bằng phương thức đấu giá. Chính vì vậy, trên thực tế hàng hóa là đối tượng đấu giá thường là những hàng hóa đặc biệt, khó xác định được giá trị thực. Nói cách khác là hầu hết chỉ những hàng hóa có đặc thù về giá trị cũng như giá trị sử dụng mới thường được cân nhắc để lựa chọn bán theo phương thức đấu giá. Những hàng hóa này rất khó xác định giá trị thực của nó như các loại hàng hóa khác. Do vậy, người bán chỉ đưa ra một mức giá cơ sở để người mua tham khảo (giá khởi điểm), còn giá bán thực tế do những người tham dự cuộc bán đấu giá xác định trên cơ sở có sự cạnh tranh. Giá bán thực tế có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá mà người bán đưa ra ban đầu.

    Thứ ba, về hình thức pháp lý của quan hệ bán đấu giá:

    Hình thức pháp lý của quan hệ bán đấu giá có thể được thiết lập dưới một dạng rất đặc biệt là hợp đồng ủy quyền bán đấu giá và văn bản bán đấu giá hàng hóa. Hợp đồng ủy quyền bán đấu giá được xác lập giữa người bán hàng và người làm dịch vụ bán đấu giá. Nó làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ ủy quyền bán đấu giá hàng hóa. Còn văn bản bán đấu giá thực chất là hợp đồng mua bán hàng hóa được xác lập giữa các bên liên quan (người bán hàng, người mua hàng và tổ chức bán đấu giá). Văn bản này là cơ sở pháp lý để xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ mua bán hàng hóa, đồng thời là căn cứ để xác lập quyền sở hữu của người mua hàng đối với hàng hóa bán đấu giá.

    Tóm lại, bản chất của hoạt động đấu giá hàng hóa chính là
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...