Tiểu Luận Bài tập học kỳ Thủ tục đặc biệt trong tố tụng dân sự - Vấn đề xây dựng thủ tục rút gọn trong tố tụng

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU:
    Năm 2003 nhà lập pháp đã nghiên cứu và xây dựng thành công trong Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) một mô hình về thủ tục tố tụng rút gọn. Theo đó, thủ tục rút gọn được áp dụng đối với các vụ án hình sự có đủ các điều kiện mà nhà lập pháp quy định như người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang; sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng; tội phạm đã thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng; người phạm tội có căn cước, lai lịch rõ ràng (Điều 319 BLTTHS). Thế nhưng, việc xây dựng thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự lại là vấn đề gây nhiều tranh luận và tồn tại những quan điểm trái ngược nhau. Đây là lý do giải thích vì sao các quy định về thủ tục tố tụng dân sự rút gọn đã không tồn tại trong BLTTDS 2004. Chúng ta biết rằng, thủ tục tố tụng hình sự là loại hình thủ tục tố tụng liên quan đến việc điều tra, truy tố, xét xử để kết luận về sự có tội hay vô tội của một cá nhân, quyết định tước bỏ hoặc không tước bỏ của họ những quyền quan trọng như quyền tự do thân thể, tự do cư trú, định đoạt tài sản, bầu cử, ứng cử Và chúng ta tự đặt câu hỏi là tại sao trong thủ tục tố tụng hình sự – loại hình thủ tục liên quan đến việc quyết định thân phận của một con người mà nhà lập pháp vẫn có thể xây dựng được một thủ tục tố tụng đơn giản hơn so với thủ tục tố tụng hình sự thông thường, trong khi đó, một thủ tục tố tụng rút gọn lại không được xây dựng trong tố tụng dân sự Việt Nam – loại hình tố tụng chỉ liên quan đến việc quyết định về các quyền tài sản và nhân thân phi tài sản giữa các bên đương sự?
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...