Luận Văn Bài tập học kỳ môn Mỹ học bàn về phạm trù cái bi

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Aristot từng nói “ Cái bi là hiện tượng phổ biến của xã hội, là đỉnh cao của nghệ thuật”. Quả thật, cái bi từ lâu đã luôn xuất hiện, đi liền gắn bó với đời sống tinh thần của con người. Cái bi có những biểu hiện hết sức đa dạng, có khi đó là sự bi thảm trong cuộc xả sung kinh hoàng của đế quốc Mỹ xuống làng Sơn Mỹ(Mỹ Lai, Quảng Ngãi) khiến 504 người thiệt mang, có khi nó là sự bi tráng hình ảnh người lính khi ngã xuống trong thi phẩm “Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng, có khi cái bi lại gợi nhắc đến cái đẹp trong hình ảnh giọt nước mắt của mỹ nhân Tây Thi trong tích xưa, giọt nước mắt còn gợi vẻ đẹp hơn cả khi cười Nói vậy để có thể khẳng định rằng biểu hiện của cái bi trong đời sống cũng như trong nghệ thuật là vô cùng đa dạng. Vì thế mà bàn tới phạm trù cái bi dưới góc độ mỹ học nó đòi hỏi ở ta sự tổng hợp, phân tích rộng rãi mà sâu sắc.


    KẾT LUẬN

    CÁI BI là một trong số 4 phạm trù cơ bản của khách thế thẩm mỹ. Chính vì thế nó đóng vai trò quan trọng trong mỹ học cũng như trong đời sống của con người. Mac nói : “Cái bi là một tất yếu của lịch sử và con người” . Các sinh vật trong tự nhiên ngoài thế giới loài người dù đấu tranh sinh tồn quyết liệt tới đâu thì cái bi cũng không xuất hiện.Cái bi là mảng thẩm mỹ đặc biệt tồn tại dài khắp nơi trong cuộc đấu tranh phát triển của con người. Nó cùng với cái đẹp, cái hài, cái cao cả khái quát những mảng hiện thực thẩm mỹ cơ bản của con người. Vì thế nghiên cứu về cái bi là một trong bốn phạm trù cơ bản phản ánh một dạng đặc biệt của các quan hệ thẩm mỹ của con người.













    MỤC LỤC

    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2
    I. Bản chất của cái bi 2
    1. Cái bi là một phạm trù mỹ học cơ bản. 2
    2. Cái bi là một tình huống xã hội 2
    3. Nội dung xã hội của cái bi 3
    II. Các quan điểm khác nhau về lịch sử cái bi 4
    III. Các hình thức biểu hiện. 5
    1. Cái bi trong lịch sử. 5
    1.1. Bi kịch của các nhân vật chêt trong đêm trường đen tối 5
    1.2. Bi kịch của những nhân vật chết trước bình minh. 6
    2. Cái bi trong đời sống con người: 7
    2.1. Bi kịch của cái cũ. 7
    2.2. Bi kịch của chính cái xấu. 7
    2.3. Bi kịch của sự nhầm lẫn, sự kém hiểu biết hoặc củ của sự “ngu dốt” 8
    2.4. Bi kịch của những khát vọng con người 8
    IV. Nghệ thuật bi kịch. 9
    1. Nguồn gốc của bi kịch. 9
    2. Bi kịch Hy Lạp cổ đại 9
    3. Bi kịch thời trung cố phương Tây. 10
    4. Bi kịch thời Phục hưng. 11
    5. Thành tựu nghệ thuật bi kịch cổ điển thế ký XVII 12
    6. Thành tựu nghệ thuật Bi kịch của thế kỷ Khai sáng. 12
    7. Những khái quát chung về nghệ thuật bi kịch hiện đại 13
    KẾT LUẬN 14
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...