Tiểu Luận Bài tập học kỳ kinh doanh bất động sản 9đ

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. Đề bài:
    Năm 2003, UBND tỉnh L, phê duyệt cho Công ty Đ thực hiện dự án với diện tích 200.000 m­­­[SUP]2[/SUP] xây dựng nhà ở hỗn hợp, song đến năm 2010. Công ty này vẫn chưa triển khai xây dựng. Đã vậy, vào thời điểm này, công ty Đ có ý định không thực hiện dự án, xin chuyển giao dự án cho công ty X xây khu chung cư cao tầng. Thay vì việc tham mưu giúp UBND tỉnh thu hồi dự án, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh L lại có văn bản đề xuất UBND tỉnh L chấp thuận cho công ty Đ tiếp tục đầu tư dự án.
    Sau đó, công ty Đ gởi đơn xin đưa diện tích đất này vào trong quy hoạch khu đô thị mới N để hưởng chính sách ưu đãi về đầu tư. Những đề nghị này đều được UBND tỉnh L ra văn bản chấp thuận. Ngay khi được phép vào quy hoạch khu đô thị mới N, công ty Đ đã chuyển dự án cho công ty M để xây dựng dự án nhà ở cao tầng, với giá chuyển nhượng là 50 tỉ đồng.
    Hỏi:
    1, Xác định các hành vi vi phạm pháp luật trong vụ việc này? Giải thích vì sao?
    2. Đưa ra hướng xử lý các hành vi vi phạm và các điều luật áp dụng để xử lý?
    B. Giải quyết tình huống
    1. Xác định các hành vi vi phạm pháp luật
    * Dữ kiện thứ 1: Năm 2005, UBND tỉnh L phê duyệt cho công ty Đ thực hiện dự án với diện tích 200.000m[SUP]2[/SUP] xây dựng nhà ở hỗn hợp song đến năm 2010, công ty này vẫn chưa triển khai xây dựng.
    Xét về loại dự án : Dữ kiện đầu bài cho biết mục đích của dự án là xây dựng nhà ở hỗn hợp với diện tích 200.000m[SUP]2[/SUP]. Về sau, Công ty Đ đã chuyển dự án cho công ty M với mức giá 50 tỉ đồng. Như vậy với những dữ kiện trên có thể thấy theo nghị định số 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thì dự án trên của công ty Đ chỉ có thể thuộc vào nhóm B hoặc C (đối với dự án nhà ở có mức giá từ 75 tỉ đồng trở xuống). Dự án này không thể thuộc vào nhóm A bởi lẽ nhóm A là các dự án quan trọng của quốc gia, đối với dự án khu nhà ở thì cần có mức giá là trên 1.500 tỉ đồng theo Nghị quyết số66/2006/QH11 của Quốc hội mà theo dữ kiện thì dự án này được chuyển giao cho công ty khác với một mức giá là 50 tỉ đồng, cho dù có chuyển giao ”lỗ” đi chăng nữa, thì mức giá của dự án cũng không thể nằm trong nhóm A theo quy định của pháp luật.
    Theo khoản a Điều 3 nghị định số 83/2009/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung nghị định số 12/2009/NĐ-CP có ghi “Người quyết định đầu tư có trách nhiệm bố trí đủ vốn theo tiến độ thực hiện dự án, nhưng không quá 3 năm đối với dự án nhóm C, không quá 5 năm đối với dự án nhóm B”. Vì vậy đối với dự án của công ty M có thể thấy thời hạn thực hiện dự án tối đa chỉ có thể là 5 năm trong khi đấy dự án này lại không được triển khai từ năm 2005 cho đến năm 2010, do đó công ty Đ đã vi phạm quy định của pháp luật về quản lý dự án đầu tư.
    Xét về nghĩa vụ của nhà đầu tư: Theo Điều 21 Nghị định 108 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư thì : “1. Nghĩa vụ của nhà đầu tư: a) Tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư; thực hiện hoạt động đầu tư theo đúng nội dung văn bản đăng ký đầu tư, nội dung Giấy chứng nhận đầu tư”.
    Để được UBND tỉnh L phê duyệt thực hiện dự án thì công ty Đ cần đăng kí đầu tư trong đó phải ghi rõ về tiến độ thực hiện dự án theo quy định của khoản 3 điều 45 luật đầu tư. Đối với hành vi không triển khai thực hiện dự án trong 5 năm liên tiếp chắc chắn đã vi phạm nội dung đăng ký đầu tư. Cũng chính vì thế mà công ty Đ đã vi phạm nghĩa vụ của mình theo luật Đầu tư.
    * Dữ kiện thứ 2: Đã vậy, vào thời điểm này, Công ty Đ có ý định không thực hiện dự án xin chuyển giao dự án, xin chuyển giao dự án cho công ty X xây dựng chung cư cao tầng.
    Có thể nói tuy chưa chính thức trở thành một hành vi pháp lý song ý định này của công ty Đ cũng sẽ trở thành một hành vi vi phạm pháp luật nếu nó được thực hiện. Bởi lẽ:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...