Tiểu Luận (Bài tập học kì Pháp luật Liên minh châu Âu) Ba sự kiện có ý nghĩa, vai trò quan trọng nhất (theo ý

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1.Thành lập Cộng đồng than – thép châu Âu (ESCS) theo
    Hiệp ước Paris 1
    2.Kí kết Hiệp ước Maastricht 1992 thành lập Liên minh châu Âu (EU) . 2
    3.Ký kết Hiệp ước Lisbon 3
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 5



    Tiến trình hội nhập của Liên minh châu Âu trải qua các giai đoạn: giai đoạn hình thành nền tảng thể chế đầu tiên của EU, giai đoạn mở rộng thành viên, cải cách thể chế và nâng cấp hình thức hợp tác và giai đoạn hoàn thiện, phát triển và mở rộng sang phía đông (giai đoạn từ Hiệp ước Maastricht 1992 đến nay). Trong mỗi giai đoạn lại có những sự kiện gắn liền và có tác động lớn đối với sự hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu. Có thể kể đến ba sự kiện có ý nghĩa, vai trò quan trọng nhất (theo ý kiến cá nhân) đến sự hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu: sự thành lập Cộng đồng than – thép châu Âu (ECSC) theo Hiệp ước Paris, việc ký kết Hiệp ước Maastricht 1992 thành lập Liên minh châu Âu (EU) và việc ký kết Hiệp ước Lisbon.
    1. Thành lập Cộng đồng than – thép châu Âu (ECSC) theo Hiệp ước Paris.
    Quá trình nhất thể hóa Châu Âu là quá trình hình thành mối quan hệ kinh tế đa dạng giữa các quốc gia châu Âu một cách vững chắc mà bước đầu đó chính là việc thành lập Cộng Đồng Châu Âu về than thép.
    Tình hình thế giới: Trước chiến tranh thế giới thứ hai, Châu Âu là một cộng đồng văn minh nhưng chia rẽ về chính trị. Châu Âu có sự đa dạng về văn hóa và đi kèm với nó là sự cọ sát cạnh tranh giữa các yếu tố khác nhau về kinh tế, địa lí, chính trị và đặc biệt là tôn giáo đã khiến châu Âu có những bước phát triển vượt bậc. Bên cạnh đó, châu Âu lại có nguồn lực to lớn. Do đó, châu Âu bước vào giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa sớm hơn rất nhiều so với các trung tâm minh khác. Tuy nhiên cũng chính do sự đa dạng về văn minh của châu Âu lúc đó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chia rẽ và mất đoàn kết về chính trị của châu Âu nói riêng và Tây Âu nói chung.
    Chiến tranh thế giới thứ hai đã dẫn đến sự suy yếu toàn diện về kinh tế, quân sự, chính trị của châu Âu. Tây Âu mất đi vị trí trung tâm trong khi đó nhờ kiếm lời trong chiến tranh và nắm giữ độc quyền về vũ khí, Mỹ trở thành vị trí số 1 trong khối tư bản chủ nghĩa. Do đó Tây Âu phải lệ thuộc và phải dựa vào Mỹ, chấp nhận sự lãnh đạo và cả sự áp đặt của Mỹ trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, quân sự, chính trị trong một loạt cơ cấu do Mỹ đứng đầu.
    Bên cạnh đó, kết thúc chiến tranh thế giới II, sự xuất hiện khối Xã hội chủ nghĩa Đông Âu đã đưa Châu Âu đến một bước ngoặt lịch sử mới, Châu Âu bước vào thời kỳ chiến tranh lạnh với sự song song tồn tại 2 khối quốc gia đối lập nhau về mọi phương diện: quân sự và kinh tế, không ngừng chạy đua vũ trang và hoàn toàn cắt đứt mọi mối quan hệ kinh tế truyền thống Đông - Tây vốn có. Cũng đã xuất hiện những khuôn khổ hòa bình hợp tác giữa các nước Tây Âu với nhau nhưng do điều kiện kinh tế còn yếu kém, về chính trị vẫn còn tồn tại sự nghi kị lẫn nhau hoặc do quy chế hợp tác còn lỏng lẻo nên các khuôn khổ hợp tác này đều không phát huy được.
    Đứng trước tình hình đó, để thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mỹ, tránh ngày càng tụt hậu và để có thể cạnh tranh với các nền kinh tế lớn khác và phát triển nhằm tìm lại vị thế của mình, các nước Tây Âu không còn cách nào khác là hòa bình hợp tác với nhau.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...