Tiểu Luận Bài tập học kì Luật lao động đề số 7 ( 8đ)

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    ​TÌNH HUỐNG.
    1.Nêu mối quan hệ giữa thỏa ước lao động tập thể và tranh chấp lao động tập thể
    2.T thường trú tại phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy là kĩ sư kỹ thuật giao kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn với ngân hàng ABC, làm việc tại chi nhánh Trung Yên quận Thanh Xuân, Hà Nội . Trước khi thực hiện hợp đồng lao động T có thử việc là 2 tháng. Trong thời gian thử việc,T được cử đi Singapore học lớp huấn luyện nghiệp vụ vận hành và bảo trì máy rút tiền ATM trong thời gian 2 tuần với chi phí do ngân hành đảm bảo. Sau 3 tháng thực hiện hợp đồng chính thức, T trúng tuyển khóa đào tạo sau đại học tại Singapore với học bổng 100% theo hợp đồng hợp tác đào tạo giữa Singapore và ngân hàng ,thời gian đào tạo là 2 năm,bắt đầu từ ngày 1/3/2010 với cam kết sau khi học sẽ tiếp tục thực hiện hợp đồng ít nhất là 5 năm, nếu không sẽ bồi thường toàn bộ chi phí đào tạo và khoản tiền tương ứng với tiền lương, thưởng đã hưởng từ ngân hàng từ khi bắt đầu làm việc. Hết thời gian học,T làm đơn xin tạm hoãn hợp đồng thêm một tháng nữa để giải quyết một số công việc cá nhân, ngân hàng không chấp nhận và yêu cầu T phải có mặt làm việc vào ngày 10/4/2012. Ngày 17/6 T vẫn không có mặt tại nơi làm việc nên ngày 20/6/2012 ngân hàng ra quyết định sa thải và buộc T bổi thường theo cam kết đến 205.000.000đ. Ngày 1/7/2012,T về nước và không đồng ý với quyết đínhathải với lý do về muộn vì bị ốm.
    Hỏi:
    a. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp nếu T có yêu cầu
    b. Nhận xét về quyết định sa thải
    c.Giải quyết quyền lợi cho T theo quy định của pháp luật hiện hành?
    d.Nếu phải bồi thường,T phải bồi thường những khoản nào? Vì sao?

    I.LÝ THUYẾT.
    1. Khái niệm thỏa ước lao động tập thể và tranh chấp lao động tập thể.
    1.1.Tranh chấp lao động tập thể.
    1.2. Thỏa ước lao động tập thể.
    2.Mối quan hệ giữa thỏa ước lao động tập thể và tranh chấp lao động tập thể.
    2.1. Vai trò của thỏa ước lao động tập thể đối với tranh chấp lao động tập thể.
    2.2.Vai trò của tranh chấp lao động đối với thỏa ước lao động tập thể.
    II. GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG.
    a.Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp nếu T có yêu cầu.
    b. Nhận xét về quyết định sa thải.
    c. Giải quyết quyền lợi cho T theo quy định pháp luật hiện hành.
    d, Nếu phải bồi thường, T phải bồi thường những khoản nào? Vì sao?
    I.LÝ THUYẾT1. Khái niệm thỏa ước lao động tập thể và tranh chấp lao động tập thể.1.1.Tranh chấp lao động tập thể.Tranh chấp lao động tập thể là tranh chấp giữa tập thể NLĐ với NSDLĐ về quyền và lợi ích của tập thể liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện khác, về thực hiện thỏa ước lao động tập thể, về quyền thành lập, gia nhập, hoạt động Công Đoàn ( Điều 157 Luật lao động)
    Tranh chấp này có thể xảy ra trong phạm vi một bộ phận doanh nghiệp, trong toàn bộ doanh nghiệp thậm chí ở phạm vi rộng hơn như trong một ngành.
    Dấu hiệu đặc trưng cơ bản của loại tranh chấp này chính là tính tập thể. Yếu tố tập thể không chỉ được thể hiện trong nội dung tranh chấp mà còn thể hiện thông qua chủ thể tham gia tranh chấp. Muốn xác định được tính chất tập thể của tranh chấp lao động trước tiên cần phải xác định được chủ thể đó có phải là tạp thể lao động hay không? Nói đến tập thể là nói đến số đông. Thông thường tập thể lao dộng được xem là chủ thể thông qua hành vi tập thể. Hành vi tập thể, thể hiện ý chí của các cá nhân là thống nhất có cùng mục đích,cùng hoạt động. Ở đó các cá nhân cùng nhau tham gia hoặc cùng nhau thừa nhận tổ chức với mục đích hoạt động thống nhất . Hình thức tổ chức tức phổ biến và đượcpháp luật chính thừa nhận của tập thể người lao động là công đoàn. Trong tranh chấp lao động tập thể , tổ chức Công đoàn là một bên của tranh chấp, trực tiếp yêu cầu người sử dụng lao động giải quyết yêu cầu của tập thể người lao động.
    Nội dung của tranh chấp lao động tập thể liên quan đến quyền và lợi ích của tập thể NLĐ. Thông thường, chúng phát sinh trong việc thực hiện các điều khoản đã thỏa thuận trước đó( thỏa thuận trong thỏa ước lao động tập thể) như: Điều kiện lao động, điều kiện sử dụng lao động hoặc trong việc thiết lập các quyền và nghĩa vụ mới mà trước đó các bên chưa thỏa thuận nhưng do những yếu tố phát sinh tại thời điểm tranh chấp mà chúng cần được thiết lập.
    1.2. Thỏa ước lao động tập thểTheo Điều 44 Bộ luật lao động thì thỏa ước lao động tập thể( sau đây gọi tắt là lao động tập thể) là văn bản thỏa thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động và sử dụng lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ lao động. Về thực chất, thỏa ước tập thể là những quy định nội bộ của daonh nghiệp, trong đó bao gồm những thỏa thuận giữa tập thể lao động và NSDLĐ về những vấn đề có liên quan đến quan hệ lao động. Nội dung mà các bên thỏa thuận trong thỏa ước là những vấn đề phát sinh trong quan hệ lao động như an toàn, vệ sinh lao động, thời gian làm việc ,thòi gian nghỉ ngơi, tiền lương, tiền thưởng Các vấn đề này hầu hết đã được pháp luật quy định song có nhiều vấn đề mới chỉ được quy định ở mức tối đa, tối thiểu hoặc còn để ngỏ. Vì vậy, các bên cần thỏa thuận cụ thể hơn cho phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...