Tài liệu bài tập hóa học tự luận , phần Sắt

Thảo luận trong 'ÔN THI ĐẠI HỌC' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    sắt và hợp chất
    A- sắt
    1- Tác dụng với phi kim:
    - Tác dụng với oxi: Fe + O2 không khí hỗn hợp oxit: FeO, Feư2O3 và Fe3O4


    to


    4Fe + 3O2 dư = 2Fe2O3


    to

    - Tác dụng với lưu huỳnh:
    Fe + S = FeS
    - Tác dụng với halogen
    2Fe + 3Cl2 = FeCl3
    2- Tác dụng với axit
    - Tác dụng với dung dịch axit HCl và H2SO4 loãng:
    Fe + 2HCl = FeCl2 + H2
    Fe + H2SO4= FeSO4 + H2


    to

    - Dung dịch H2SO4 đặc, nóng:
    2Fe + 6H2SO4 đặc = Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
    Nếu Fe dư:
    Fe + Fe2(SO4)3 = 3FeSO4
    Fe không tan trong dung dịch H2SO4 đặc nguội!

    - Dung dịch HNO3:



    Axit HNO3 tác dụng với Fe tạo thành Fe(NO3)3, nước và các sản phẩm ứng với số oxi hoá thấp hơn của nitơ:


    to

    Ví dụ:
    Fe + 6HNO3 đặc = Fe(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O
    Nếu Fe dư:
    Fe + 2Fe(NO3)3 = 3Fe(NO3)2
    Fe không tan trong dung dịch HNO3 đặc nguội!


    to<570oC

    3- Tác dụng với hơi nước
    3Fe + 4H2O = Fe3O4 + 4H2


    to>570oC


    Fe + H2O = FeO + H2
    4- Tác dụng với dung dịch muối
    Fe + CuSO4 = FeSO4 + Cu
    Fe + 2AgNO3 = Fe(NO3)2 + 2Ag
    B- Hợp chất sắt(II):
    Hợp chất Fe(II) khi tác dụng với chất oxi hoá sẽ bị oxi hoá thành hợp chất Fe(III).

    I- Sắt(II) oxit: FeO
    1- Trạng thái, màu sắc, tính tan: Là chất rắn màu đen, không tan trong nước.
    2- Tính chất hoá học:
    - Tính chất của oxit bazơ:
    FeO + H2SO4 loãng = FeSO4 + H2O


    to

    - Tính khử: thể hiện khi tác dụng với chất oxi hoá mạnh như oxi, dung dịch HNO3, dung dịch H2SO4 đặc
    4FeO + O2 = 2Fe2O3
    2FeO + 4H2SO4 đặc = Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O
    3FeO + 10HNO3 = 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O
    - Tính oxi hoá: thể hiện khi tác dụng với các chất khử như C, CO, H2, Al:


    to


    FeO + H2 = Fe + H2O
    3- Điều chế:


    to

    to

    - Nhiệt phân các hợp chất không bền của Fe(II) trong điều kiện không có không khí:
    Fe(OH)2 = FeO + H2O hoặc FeCO3 = FeO + CO2
    II- Sắt(II) hidroxit: Fe(OH)2
    1- Trạng thái, màu sắc, tính tan: Là chất rắn màu lục nhạt, không tan trong nước.
    2- Tính chất hoá học:
    - Tính chất bazơ: Fe(OH)2 + H2SO4 loãng = FeSO4 + 2H2O
    - Tính khử: ở nhiệt độ thường Fe(OH)2 bị oxi hoá nhanh chóng trong không khí ẩm thành Fe(OH)3 màu nâu đỏ:
    4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O = 4Fe(OH)3
    3- Điều chế:
    - Cho dung dịch muối Fe(II) tác dụng với dung dịch kiềm.
    III- Muối sắt(II):
    1- Muối tan: FeCl2, FeSO4, Fe(NO3)2:
    - Tính chất của muối: (các phản ứng trao đổi):
    FeSO4 + 2NaOH = Fe(OH)2 + Na2SO4

    - Tính khử mạnh: thể hiện khi tác dụng với chất oxi hoá mạnh như khí Cl2, dung dịch HNO3, dung dịch H2SO4 đặc, dung dịch KMnO4 trong môi trường H2SO4 loãng
    2FeCl2 + Cl2 = 2FeCl3
    2FeSO4 + 2H2SO4 đặc = Fe2(SO4)3 + SO2 + 2H2O
    3Fe2+ + NO3- + 4H+ = 3Fe3+ + NO + 2H2O

    10FeSO4 + 2KMnO4+ 8H2SO4= 5Fe2(SO4)3 +K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O
    Dạng ion thu gọn:
    5Fe2+ + MnO4-+ 8H+ = 5Fe3+ + Mn2+ + 4H2O

    - Tính oxi hoá: thể hiện khi tác dụng với các kim loại mạnh hơn:
    Mg + FeSO4 = MgSO4 + Fe


    to

    2- Muối không tan:
    - Muối FeCO3: - Phản ứng nhiệt phân: FeCO3 = FeO + CO2
    Nếu nung trong không khí: 4FeO + O2 = 2Fe2O3

    - Phản ứng trao đổi: FeCO3 + 2HCl = FeCl2 + CO2 + H2O
    - Tính khử:
    FeCO3 + 4HNO3 = Fe(NO3)3 + NO2 + CO2 + 2H2O
    2FeCO3 + 4H2SO4 đặc = Fe2(SO4)3 + SO2 + 2CO2 + 4H2O

    - Muối FeS: - Phản ứng trao đổi: FeS + 2HCl = FeCl2 + H2S
    - Tính khử:
    FeS + 6HNO3 = Fe(NO3)3 + H2SO4 + 3NO + 2H2O
    - Muối FeS2: - Tính khử:
    4FeS2 + 11O2 = 2Fe2O3 + 8SO2
    FeS2 + 18HNO3 = Fe(NO3)3 + H2SO4 + 15NO2 + 7H2O
    B- Hợp chất sắt(III)
    I- Sắt(III) oxit: Fe2O3
    1- Trạng thái, màu sắc, tính tan: Là chất rắn màu nâu đỏ, không tan trong nước.
    2- Tính chất hoá học:
    - Tính chất của oxit bazơ:
    Fe2O3 + 3H2SO4 = Fe2(SO4)3 + 3H2O
    Fe2O3 + 6HNO3 = 2Fe(NO3)3 + 3H2O


    to

    - Tính oxi hoá: thể hiện khi tác dụng với các chất khử thông thường như C, CO, H2, Al:
    Fe2O3 + 3H2 = 2Fe + 3H2O


    to

    3- Điều chế:
    - Nhiệt phân Fe(OH)3: 2Fe(OH)3 = Fe2O3 + 3H2O
    II- Sắt(III) hidroxit: Fe(OH)3
    1- Trạng thái, màu sắc, tính tan: Là chất kết tủa màu nâu đỏ, không tan trong nước.
    2- Tính chất hoá học:
    - Tính chất bazơ:
    Fe(OH)3+ 3H2SO4 = Fe2(SO4)3 + 3H2O


    to


    - Phản ứng nhiệt phân: 2Fe(OH)3 = Fe2O3 + 3H2O
    3- Điều chế:
    - Cho dung dịch muối Fe(III) tác dụng với dung dịch NH3 hoặc các dung dịch bazơ kiềm:
    FeCl3 + 3NH3 + 3H2O = Fe(OH)3 + 3NH4Cl
    FeCl3 + 3NaOH = Fe(OH)3 + 3NaCl
    III- Muối sắt(III):
    1- Muối tan: FeCl3, Fe2(SO4)3, Fe(NO3)3:
    - Tính chất của muối: (các phản ứng trao đổi):
    FeCl3 + 3NaOH = Fe(OH)3 + 3NaCl
    - Tính oxi hoá: - Thể hiện khi tác dụng với chất khử như Cu, Fe :
    Fe + 2Fe(NO3)3 = 3Fe(NO3)2
    Cu + 2Fe(NO3)3 = 2Fe(NO3)2 + Cu(NO3)2

    - Khi tác dụng với các kim loại mạnh hơn:
    Mg + 2FeCl3 = MgCl2+ 2FeCl2
    Mg + FeCl2= MgCl2+ Fe

    2- Muối không tan: Muối FePO4

    c- oxit sắt từ : Fe3O4 (FeO.Fe2O3)
    1- Trạng thái, màu sắc, tính tan: Là chất rắn màu nâu, không tan trong nước.
    2- Tính chất hoá học:
    - Tính bazơ: Fe3O4 + 8HCl = FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O
    Fe3O4 + 4H2SO4 loãng = FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 4H2O
    - Tính khử:
    2Fe3O4 + 10H2SO4 đặc = 3Fe2(SO4)3 + SO2 + 10H2O
    Fe3O4 + 10HNO3 = 3Fe(NO3)3 + NO2 + 5H2O

    - Tính oxi hoá: Thể hiện khi tác dụng với các chất khử thông thường như C, CO, H2, Al:
    Fe3O4 + 4CO = 3Fe + 4CO2
    D- Sản xuất gang
    1- Nguyên liệu
    - Quặng hematit, chứa Fe2O3 - Quặng manhetit, chứa Fe3O4
    - Quặng xiđerit, chứa FeCO3 - Quặng prit, chứa FeS2
    2- Nguyên tắc sản xuất gang
    Khử oxit sắt bằng CO ở nhiệt độ cao (phương pháp nhiệt luyện)
    Trong lò cao, sắt có số oxi hoá cao bị khử dần dần đến sắt có số oxi hoá thấp theo sơ đồ:
    Fe2O3 Fe3O4 FeO Fe
    3- Những phản ứng hoá học xảy ra trong quá trình sản xuất gang
    - Phản ứng tạo chất khử CO:
    C + O2 = CO2
    CO2 + C = 2CO
    - CO khử sắt trong oxit:
    Phần trên thân lò có nhiệt độ khoảng 400oC:
    3Fe2O3 + CO = 2Fe3O4 + CO2
    Phần giữa thân lò có nhiệt độ khoảng 500 - 600oC:
    Fe3O4 + CO = 3FeO + CO2
    Phần dưới thân lò có nhiệt độ khoảng 700 - 800oC:
    FeO + CO = Fe + CO2
    E- bàI tập
    Phần A
    Bài 1
    Hoàn thành sơ đồ phản ứng:
    FeCl2 Fe(OH)2 FeO FeSO4 Fe2(SO4)3 Fe(OH)3
    Fe Fe2O3
    FeCl3 Fe(OH)3 Fe2O3 Fe Fe3O4 Fe(NO3)3
    Bài 2
    Từ lưu huỳnh, bột sắt, muối ăn, oxi và nước, hãy viết các phương trình phản ứng để điều chế:
    - Các muối natri: Na2S, Na2SO3, Na2SO4.
    - Các muối sắt: FeS, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCl3.
    (Được dùng thêm các điều kiện và xúc tác cần thiết).
    Bài 3
    Khi cho 17,4 gam hỗn hợp gồm: Al, Fe, Cu phản ứng với 500 ml dung dịch H2SO4 loãng (vừa đủ) ta được 6,4 gam chất rắn không tan và 8,96 lít khí ở đktc.
    1- Tính % theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.
    2- Tính nồng độ mol/lit dung dịch H2SO4 đã dùng.
    Bài 4
    Khi hoà tan hết 14 gam kim loại M hoá trị II trong axit sunfuric loãng thì tạo thành 5,6 lít khí H2 (đktc) và dung dịch A.
    1- Tìm kim loại M.
    2- Khi cô cạn dung dịch A thì muối sunfat kết tinh cùng với nước để tạo thành 69,5 gam muối ngậm nước dạng MSO4.nH2O. Xác định n.
    Bài 5
    Cho 25,9 gam hỗn hợp gồm bột S và một kim loại M (hoá trị 2) vào bình kín không có không khí, đốt nóng bình cho đến khi phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn A. Biết A tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư thu được 6,72 lít khí B (đktc).
    Tỉ khối của B so với hiđro là
    1- Xác định thành phần % của hỗn hợp khí B.
    2- Xác định tên kim loại M.
    Bài 6
    Hỗn hợp bột A gồm kim loại Fe và S. Đun nóng hỗn hợp A một thời gian thu được chất rắn B. Cho B tác dụng với dung dịch HCl dư, còn lại 1,6 gam chất rắn không tan và tạo ra 8,96 lít hỗn hợp khí (đktc).Tỉ khối của hỗn hợp khí này so với hiđro là 7.
    1- Tính hiệu suất phản ứng giữa Fe và S.
    2- Tính khối lượng hỗn hợp A.
    Bài 7
    Chia hỗn hợp B gồm Fe và Fe2O3 thành hai phần bằng nhau:
    Phần 1: Tác dụng vừa đủ với 50 gam dung dịch H2SO4 9,8% (loãng).
    Phần 2: Tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư, thu được 0,672 lít khí SO2 (đktc).
    1- Viết các phương trình phản ứng 2- Tính % khối lượng các chất trong B
    Bài 8
    Hỗn hợp B gồm Fe và FeO.
    Cho B tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư, thu được 4,48 lít khí (đktc).
    Mặt khác, nếu cho B tác dụng với dd H2SO4 đặc, nóng, dư, thu được 10,08 lít khí SO2 (đktc).
    1- Viết các phương trình phản ứng 2- Tính % khối lượng các chất trong B
    Bài 9
    Hỗn hợp B gồm Fe và Fe3O4 được chia thành hai phần bằng nhau.
    Phần 1: Tác dụng vừa đủ với 90 ml dung dịch H2SO4 1M (loãng).
    Phần 2: Tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư, thu được 560 ml khí SO2 (đktc).
    1- Viết các phương trình phản ứng
    2- Tính % khối lượng các chất trong B
    Bài 10
    Có 5,56 gam hỗn hợp A gồm Fe và kim loại M (hoá trị III). Chia A làm hai phần bằng nhau:
    Phần 1: Hoà tan hết trong dung dịch HCl được 1,568 lít khí H2 (đktc).
    Phần 2: Hoà tan hết trong dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 2,016 lít khí SO2 (đktc).
    Xác định kim loại M và thành phần % theo khối lượng của mỗi kim loại trong A.
    Bài 11
    Hoà tan hết m gam hỗn hợp gồm Fe và FeCO3 trong dung dịch HCl, thu được 4,48 lít hỗn hợp khí A (đktc). Tỉ khối của A so với H2 là 11,5.
    1-Tính % thể tích các khí trong A.
    2-Tính m.
    3-Tính khối lượng dung dịch H2SO4 98% đặc nóng cần để hoà tan hết m gam hỗn hợp A.
    Bài 12
    Hoà tan hoàn toàn một lượng hỗn hợp A gồm FeCO3 và Fe3O4 trong 73,5 gam dung dịch H2SO4 đặc, nóng theo các phương trình phản ứng:
    FeCO3 + H2SO4 đ Fe2(SO4)3 + SO2+ CO2+ H2ưO
    Fe3O4 + H2SO4 đ Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
    Thể tích hỗn hợp khí thoát ra là 4,48 lít (đktc)
    Dung dịch thu được cho tác dụng vừa đủ với 310 ml dd NaOH 4M, lọc kết tủa và đem nung đến khối lượng không đổi, thu được 32 gam chất rắn .
    Tính khối lượng mỗi chất trong A và nồng độ phần trăm của dung dịch H2SO4 đã dùng.
    Bài 13
    Cho các cặp oxy hoá khử sau: Fe2+/Fe , Cu2+/Cu , Fe3+/Fe2+.
    Từ trái sang phải theo dãy trên, tính oxi hoá tăng dần theo thứ tự: Fe2+, Cu2+, Fe3+; Tính khử giảm dần theo thứ tự: Fe, Cu, Fe2+. Hỏi:
    1- Fe có khả năng tan được trong dung dịch FeCl3 và trong dung dịch CuCl2 không.
    2- Cu có khả năng tan trong dung dịch FeCl3 và dung dịch FeCl2 không.
    Bài 14
    Cho lá Fe kim loại vào:
    1- Dung dịch H2SO4 loãng.
    2- Dung dịch H2SO4 loãng có một lượng nhỏ CuSO4.
    Nêu hiện tượng xảy ra, giải thích và viết các phương trình phản ứng trong mỗi trường hợp.
    Bài 15
    Cho bột Fe vào dung dịch CuSO4 thì màu xanh của dung dịch giảm dần, ngược lại khi cho bột Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3 thì dung dịch không màu trở thành có màu xanh đậm dần.
    Giải thích hiện tượng xảy ra.
    Bài 16
    Dung dịch A có FeSO4 và Fe2(SO4)3 .
    1- Cho vài giọt dung dịch NaOH vào 10 ml dung dịch A thấy có kết tủa trắng xanh và đỏ nâu xuất hiện.
    2- Cho vài giọt dung dịch KMnO4 và vài giọt dung dịch H2SO4 vào 10 ml dung dịch A thấy mầu tím của dung dịch KMnO4 bị mất.
    3- Cho khí SO2 lội chậm qua 10 ml dung dịch A tới dư, sau đó thêm dung dịch NaOH dư thấy có kết tủa xuất hiện màu trắng xanh, lấy kết tủa này để ngoài không khí thấy chuyển thành kết tủa đỏ nâu.
    Giải thích hiện tượng và viết các phương trình phản ứng.
    Bài 17
    Cho dãy sau đây theo chiều tăng tính oxy hoá của các ion.
    Zn2+/Zn , Fe2+/Fe , Cu2+/Cu , Fe3+/Fe , Ag+/Ag.
    trong các kim loại trên:
    1- Kim loại nào phản ứng được với dung dịch muối Fe(III)?
    2- Kim loại nào có khả năng đẩy được Fe ra khỏi dung dịch muối Fe(III).
    3- Có thể xảy ra phản ứng không khi cho AgNO3 tác dụng với dung dịch Fe(NO3)2. Viết phương trình phản ứng (nếu có).
    Phần B
    Bài 1
    Hoà tan hoàn toàn một lượng oxít FexOy bằng một lượng dung dịch H2SO4ư đặc nóng thu được 4,48 lít khí SO2 ở đktc, phần dung dịch thu được chứa 240 gam một loại muối sắt duy nhất. Xác định công thức của oxít sắt.
    Bài 2
    Hoà tan hoàn toàn một lượng hỗn hợp A gồm Fe3O4 và FeS2 trong 63 gam dung dịch HNO3 theo các phương trình phản ứng:
    Fe3O4 + HNO3 đ Fe(NO3)3 +NO2 +H2O
    FeS2 +HNO3 đ Fe(NO3)3 + NO2 +H2SO4 +H2ưO
    Thể tích khí NO2 thoát ra là 1,568 lít (đktc)
    Dung dịch thu được cho tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 2M ,lọc kết tủa và đem nung đến khối lượng không đổi ,thu được 9,76 gam chất rắn .
    Tính số gam mỗi chất trong A và C% của dung dịch HNO3 đã dùng.
    (Giả thiết HNO3 không bị mất do bay hơi trong quá trình phản ứng).
    Bài 3
    Cho 8,8 gam hỗn hợp A gồm FeCO3 và CaCO3 vào bình kín dung tích là 1,2 lít chứa không khí ( 20% O2 và 80% N2) ở 19,5oC và 1atm. Nung bình đến nhiệt độ cao để phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp chất rắn B và hỗn hợp khí C. Sau đó đưa bình về nhiệt độ 682,5K, áp suất trong bình là p. Lượng hỗn hợp B phản ứng vừa đủ với HNO3 có trong 200 gam dung dịch HNO3 6,72% , thu được dung dịch D và khí NO.
    1- Tính % theo khối lượng các chất trong A.
    2- Tính p.
    3- Tính khối lượng muối tạo thành trong dung dịch D và thể tích khí NO ở đktc.
    Bài 4
    Đốt nóng 4,16 gam hỗn hợp A gồm MgO, FeO, Fe rồi cho một luồng khí CO dư đi qua, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,84 gam hỗn hợp chất rắn B.
    Mặt khác, nếu cho 4,16 gam hỗn hợp A phản ứng hoàn toàn với dung dịch CuSO4 thì thu được 4,32 gam hỗn hợp chất rắn D. Hoà tan hoàn toàn 4,16 gam hỗn hợp A bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl 7,3% ( d =1,05 g/ml) thì thu được dung dịch E và khí H2.
    1- Tính thể tích dung dịch HCl 7,3% và thể tích H2 ở đktc.
    2- Tính nồng độ % các chất trong dung dịch E.
    Bài 5
    Hỗn hợp chứa 0,035 mol các chất FeO, Fe2O3 , Fe3O4 . Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp này trong axit HCl thu được dung dịch A. Chia A thành hai phần bằng nhau:
    Phần 1 phản ứng vừa đủ với 0,084 lít khí clo ở đktc.
    Phần 2 tác dụng với dung dịch NaOH dư đun nóng hỗn hợp cho phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc lấy kết tủa rồi đem nung trong không khí tới khối lượng không đổi thì thu được 3 gam chất rắn.
    Hãy viết các phương trình phản ứng xảy ra và tính % theo khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp đầu.
    Bài 6
    M là hỗn hợp: Fe, FeO, Fe2O3 .
    1-Cho dòng khí H2 dư đi qua 4,72 gam hỗn hợp M nung nóng thu được 3,92 gam Fe.
    Mặt khác, cho 4,72 gam hỗn hợp M vào lượng dư dung dịch CuSO4 thu được 4,96 gam chất rắn. Tính % lượng mỗi chất trong hỗn hợp M.
    2- Cần bao nhiêu ml dung dịch HCl 7,3% (d = 1,03 g/ml) để hoà tan vừa đủ 4,72 gam hỗn hợp M, dung dịch thu được lúc này gọi là dung dịch D.
    3- Cho dung dịch D tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3. Tính khối lượng chất rắn thu được.
    Bài 7
    Hỗn hợp A có khối lượng 8,14 gam gồm CuO, Al2O3 và một oxit sắt FexOy. Cho H2 dư qua A đun nóng, sau khi phản ứng thu được 1,44 gam H2O. Hoà tan hoàn toàn A cần dùng 170 ml dung dịch H2SO4 loãng 1M, thu được dung dịch B.
    Cho B tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc lấy kết tủa, đem nung trong không khí tới khối lượng không đổi, thu được 5,2 gam chất rắn.
    Xác định công thức của oxit sắt và tính khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp A.
    Bài 8
    Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp FeO, Fe3O4 và Fe2O3 vừa hết V ml dung dịch H2 SO4 loãng thu được dung dịch A. Chia A làm 2 phần bằng nhau:
    Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc kết tủa rồi nung trong không khí tới khối lượng không đổi thu được 8,8 gam chất rắn.
    Phần 2: làm mất màu vừa đúng 100 ml dung dịch KMnO4 0,1M trong môi trường H2SO4 loãng dư.
    1- Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
    2- Tính m , V nếu nồng độ của dung dịch H2SO4 là 0,5M.
    Bài 9
    Cho 5,84 gam hỗn hợp Fe, FeS2 , FeCO3 vào V ml dung dịch H2SO4 98% (d = 1,84 g/ml) rồi đun nóng thu được dung dịch A và hỗn hợp khí B.
    Cho hỗn hợp khí B đi qua bình nước brom dư thì có 30,4 gam brom tham gia phản ứng, khí còn lại thoát ra khỏi bình nước brom cho đi qua dung dịch nước vôi trong dư thu được 2 gam kết tủa.
    Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch A thu được m gam kết tủa, trong đó có 116,5 gam kết tủa không tan trong dung dịch HCl dư.
    1- Tính khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp đầu. 2- Tính V, m.
    Bài 10
    Cho 18,5 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4 tác dụng với 200 ml dung dịch HNO3 loãng, đun nóng và khuấy đều. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,24 lít khí NO duy nhất ở đktc, dung dịch Y và còn lại 1,46 gam kim loại.
    1- Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
    2- Tính nồng độ mol/l của dung dịch HNO3 .
    3- Tính khối lượng muối trong dung dịch Y.
    Đề thi ĐH và CĐ khối A- 2002
    Bài 11
    Để khử hoàn toàn 8 gam oxit của một kim loại cần dùng 3,36 lít H2. Hoà tan hết lượng kim loại thu được vào dung dịch HCl thấy thoát ra 2,24 lít khí H2.
    Xác định công thức của oxit. Biết các khí đo ở đktc.
    Bài 12.
    Khử hoàn toàn 4,06 gam một oxit kim loại bằng CO ở nhiệt độ cao thành kim loại. Dẫn toàn bộ khí sinh ra vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, thấy tạo thành 7 gam kết tủa. Nếu lấy lượng kim loại sinh ra hoà tan hết vào dung dịch HCl dư thì thu được 1,176 lít khí H2 (đktc).
    1- Xác định công thức oxit kim loại.
    2- Cho 4,06 gam oxit kim loại trên tác dụng hoàn toàn với 500ml dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư) được dung dịch X và có khí SO2 bay ra.
    Hãy xác định nồng độ mol/lít của muối trong dung dịch X.
    Coi thể tích của dung dịch không thay đổi trong suốt quá trình phản ứng.
    Đề thi ĐH và CĐ khối A- 2003
    Bài 13
    Hỗn hợp A gồm FeCO3 và FeS2. A tác dụng với dung dịch HNO3 63% (khối lượng riêng 1,44g/ml) theo các phản ứng sau:
    Fe3O4 + HNO3 đ Muối X + NO2 + H2O (1)
    FeS2 + HNO3 đ Muối X + NO2 + H2SO4 + H2ưO (2)
    được hỗn hợp khí B và dung dịch C Tỉ khối của B so với oxi bằng 1,425. Để phản ứng vừa nết với các chất trong dung dịch C cần dùng 540 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M. Lọc lấy kết tủa, đem nung đến khối lượng không đổi, được 7,568 gam chất rắn (BaSO4 coi như không bị nhiệt phân). Các phản ứng diễn ra hoàn toàn.
    1- X là muối gì? Hoàn thành các phương trình phản ứng (1) và (2).
    2- Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A.
    3- Xác định thể tích dung dịch HNO3 đã dùng.
    (Giả thiết HNO3 không bị bay hơi trong quá trình phản ứng).
    Đề thi ĐH và CĐ khối A- 2004
    Bài 14:
    Hòa tan hết 22,4 gam bột Fe trong 500 ml dung dịch HCl 2M thu được dung dịch A. Cho luồng khí Cl2 sục vào dung dịch A một thời gian thu được dung dịch B. Thêm NaOH dư vào dung dịch B, lọc kết tủa và đem nung trong điều kiện không có không khí thu được 30,4 gam chất rắn.
    1- Viết các phương trình phản ứng.
    2- Tính nồng độ mol/l các chất trong dung dịch B.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...