Tiểu Luận bài tập hành chính học kì

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 14/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu tài liệu bài tập hành chính học kì
    A. ĐẶT VẤN ĐỀ
    Xử phạt vi phạm hành chính là hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền, căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành, quyết định áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính khác (trong trường hợp cần thiết, theo quy định của pháp luật) đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính (theo quan điểm của Giáo trình Luật hành chính Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội 2009). Dựa vào định nghĩa nêu trên, chúng ta có thể thấy rằng xử phạt vi phạm hành chính có ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và lợi ích của những chủ thể nhất định. Do đó việc pháp luật có quy định về thẩm quyền cũng như thủ tục xử phạt vi phạm hành chính cũng nhằm mục đích đảm bảo cho hoạt động Nhà nước tiến hành hợp lý cũng như bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của cá nhân, tập thể và Nhà nước. Từ những lý do trên, đề tài “Đánh giá tính hợp lý của pháp luật về thẩm quyền và thủ tục xử phạt vi phạm hành chính” đã được chọn nhằm đưa ra những đánh giá cá nhân của tác giả để từ đó cung cấp cho người đọc một cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về vấn đề này.
    B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
    I. Cơ sở lý luận.
    - Vi phạm hành chính có thể hiểu là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện với lỗi cố ý hoặc vô ý, vi phạm các quy định cảu pháp luật về quản lí nhà nước mà không phải là tội phạm theo quy định của pháp luật bị xử phạt hành chính.
    - Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được giao cho nhiều cơ quan, cán bộ có thẩm quyền khác nhau.
    II. Tính hợp lí của pháp luật về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
    1. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
    Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt hành chính được quy định tại Điều 42 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2008) như sau:
    1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương.
    Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại các điều từ Điều 31 đến Điều 40d của Pháp lệnh này có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực, ngành mình quản lý.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...