Tiểu Luận bài tập dân sự module 1 về giao dịch dân sự (8 điểm) *_^

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tìm hiểu 03 vụ việc có tranh chấp liên quan đến hình thức của giao dịch dân sự.

    Yêu cầu:

    - Có địa chỉ rõ ràng;

    - Mô tả nội dung vụ việc. Những tranh chấp đó đã được cơ quan nào giải quyết hay chưa được cơ quan nào giải quyết?

    - Ý kiến của nhóm về cách giải quyết của cơ quan;

    - Nếu vụ việc chưa được cơ quan nào giải quyết thì nhóm hãy nêu ra cách giải quyết vụ việc của nhóm mình.




    BÀI LÀM

    Mỗi cá nhân sống và tồn tại trong xã hội đều phải tham gia vào những mối quan hệ khác nhau tạo nên những mối liên kết. Để thỏa thuận những nhu cầu trong cuộc sống con người thường tham gia vào những giao dịch khác nhau trong đó có giao dịch dân sự. Để bảo vệ quyền và lợi ích của chủ thể pháp luật dân sự cũng đề cập tới vấn đề này và đồng thời quy định luôn hình thức giao dịch dân sự nhằm đảm bảo tính rõ ràng và hiệu lực của những giao dịch đó. Tuy nhiên trong thực tế những tranh chấp liên quan đến hình thức của dao dịch dân sự còn rất nhiều. Việc giải quyết những tranh chấp đó cũng còn nhiều khó khăn trong thực tiễn xét xử. Trong khuôn khổ bài tiểu luận của nhóm mình em xin chọn đề tài: "Tìm hiểu 3 vụ việc có tranh chấp liên quan đến hình thức của Giao dịch dân sự".

    B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

    1. Cơ sở lý thuyết
    Điều 121, bộ luật dân sự năm 2005 quy định "Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền , nghĩa vụ dân sự".
    Cho dù là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương thì GDDS cũng đều nhằm làm phát sinh hậu quả pháp lý nhất định, đó chính là việc làm phát sinh , thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Hậu quả pháp lý của giao dich dân sự là các chủ thể được pháp luật được pháp luật bảo đảm thực hiện. được pháp luật bảo đảm thực hiện thì các quyền và nghĩa vụ đó được xác lập phù hợp với quy định của pháp luật. Trong trường hợp các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ GDDS không phù hợp với quy định của pháp luật thì GDDS đó vô hiệu.
    Điều 124, BLDS 2005 quy định về hình thức GDDS:
    1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói , bằng văn bản hoặc hành vi cụ thể. Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi là giao dịch bằng văn bản.
    2. Trong trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký xin phép thì phải tuân theo các quy định đó".
    Như vậy căn cứ vào hình thức thể hiện của giao dịch dân sự thì giao dịch dân sự được thể hiện dưới hình thức văn bản và giao dịch dân sự thể hiện dưới hành vi cụ thể.
    Giao dịch dân sự thể hiện dưới hình thức lời nói( hình thức miệng) là giao dịch dân sự mà pháp luật không buộc chủ thể tuân theo một hình thức khác. Thông thường hình thức lời nói của giao dịch dân sự được áp dụng đối với các giao dịch dân sự mà các chủ thể có quen biết, tin cậy lẫn nhau, đối tượng của giao dịch có giá trị nhỏ hoặc với các giao dịch dân sự phát sinh hậu quả pháp lý sau khi thỏa thuận và các bên thực hiện nghĩa vụ ngay sau đó giao dịch dân sự chấm dứt. Trong một số trường hợp hình thức này được pháp luật quy định điều kiện, trình tự và thủ tục thì phải tuân thủ theo quy định đó.
    Giao dịch dân sự được thể hiện dưới hình thức văn bản: Hình thức văn bản có thể do pháp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện dưới hình thức văn bản thì các chủ thể tham giao dịch dân sự phải được thể hiện dưới hình thức văn bản thì các chủ thể tham gia giao dịch dân sự phải tuân thủ hình thức này. Ngoài ra trong trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó. Bên cạnh đó giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi là giao dịch bằng văn bản.
    Giao dịch dân sự thể hiện dưới hành vi cụ thể, hình thức này cũng phổ biến trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt khi công nghệ ngày càng phát triển với sự tác động được áp dụng từ nhiều nơi đặc biệt là các thành phố, thị xã như bán hàng qua máy tự động .
    Theo nguyên tắc chung thì các chủ thể được tự do lựa chọn hình thức của giao dịch. Chỉ những giao dịch pháp luật bắt buộc phải thể hiện bằng văn bản, phải có chứng thực chứng nhận, đăng hôặc xin phép mà các bên không tuân thủ quy định này thì giao dịch dân sự đó vô hiệu.
    2. Tìm hiểu thực tiễn.
    a. Vụ án thứ nhất: tranh chấp liên quan đến đến hợp đồng tặng cho nhà ở.
    Nguyên đơn: Cụ Nguyễn Thị Lê, sinh năm 1922, trú tại KP1/35B nội ô thị trấn Gò Dầu,huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh. Ủy quyền cho ông Hồ Hoàng Long(con rể cụ Lê) sinh năm 1957, trú tại KP1/35B nội ô thị trấn Gò Dầu, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh theo giấy ủy quyền ngày 16/9/2002 (có chứng thực của UBND thị trấn Gò Dầu, huyện Gò Dầu tỉnh Tây Ninh).
    Bị đơn ông Nguyễn Văn Long, sinh năm 1941, trú tại 10112 đường meson ave, quận Garden Grove, bang california, Hoa Kỳ. Ủy quyền cho anh Đinh Ngọc Quang( anh của Nguyễn Thị Lê trình bày rằng: Căn nhà có diện tích sử dụng 123m2 tại KP1/35B nội ô thị trấn Gò Dầu mang tên cụ Nguyễn thị lê theo giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, đất số 279/CNSH ngày 6/6/1988 do sở xây dựng Tây Ninh cấp. Năm 1995 căn nhà này được xây thành nhà 1 tầng trệt, 1 tầng lầu diện tích 120m2. Ngày 17/2/2011 cụ Lê làm hợp đồng tặng cho ông Nguyễn Văn Long con trai cụ Lê, căn nhà 1 trệt,1 lầu nêu trên. Hợp đồng tặng cho nhà đất được phòng công chứng số 2 tỉnh Tây Nunh chứng nhận ngày 23/7/2001. Ngoài ra hai bên còn thỏa thuận miệng với nhaukhi nào cụ Lê từ nước ngoài trở về thì ông Long phải trả nhà cho cụ Lê. Lí do là năm 2001, cụ Lê và con rể là ông Hồ Hoàng Long được phép xuất cảnh sang Mỹ nên cụ Lê nhờ ông Nguyễn Văn Long đứng tên giùm và ông Nguyễn Văn long hứa sẽ trả lại nhà khi cụ về nước. Ngày 10/8/2001 cụ Lê xuất cảnh. Ngày 11/1/2002 cụ Lê về nước và xin nhập khẩu về ô 1/52 Thanh Hà, thị trấn Gò Dầu. Ngày 4/3/2003 cụ Lê được cục quản lý xuất nhập cảnh Bộ công an đồng ý cho hồi hương. Ngày 4/9/2002, cụ Lê yêu cầu tòa án huyện Gò Dầu hủy hợp đồng tặng cho nhà đất giữa cụ và ông Nguyễn Văn Long lập ngày 17/7/2001 với lí do chính sách nhà nước là người đi nước ngoài không được đứng tên tài sản tại Việt Nam nên cụ mới nhờ ông Nguyễn văn long đứng tên giùm. Căn nhà này là vợ chồng ông Hồ hoàng long và bà Nguyễn Thị Giàu bỏ tiền ra mua vào năm 19888 và bỏ tiền ra xây dựng vào năm 1995. Lúc làm hợp đồng tặng cho nhà thì ông Hồ hoàng long không biết.
    Ông Nguyễn Văn Long trình bày ngày 12/7/2001 cụ Lê lập hợp đồng tặng cho ông căn nhà trên. Hợp đồng được phòng công chứng số 2 chứng nhận ngày 23/7/2001. Cụ Lê đã giao nhà và giấy tờ liên quan đến nhà đất cho ông. Ngày 16/10/2002 ông đã có đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gửi UBND thị trấn Gò Dầu và đã dc xác nhận đủ điều kiện. Nay cụ Lê yêu cầu hủy hợp đồng tặng cho ông không đồng ý còn việc ông Hò Hoàng Long và Bà Nguyễn Thị Giàu cho rằng có một phần tài sản và công sức đóng góp xây dựng căn nhà là không đúng sự thật vì khi cụ Lê làm thủ tục tặng nhà và bàn giao giấy tờ nhà thì có mặt cả bà giàu và ông Long không ai có ý kiến tranh chấp gì về quyền sở hữu ngôi nhà nêu trên.
    Tại bản án số 05/DSST ngày 27/4/2004, Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh căn cứ điều 143,460,463 bộ luật dân sự và điểm a, khoản 2 điều 11 pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự quyết định:
    - tuyên bố hủy hợp đồng tặng cho nhà đất giữa cụ Lê với ông Nguyễn Văn Long ký ngày 17/7/2001 tại phòng công chứng số 2 tỉnh Tây ninh về căn nhà KP2/35B nội ô thị trấn Gò Dầu, huyện Gò Dầu tỉnh Tây Ninh.
    - Buộc ông Nguyễn Văn Long phải trả lại giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà đất số 279/CNSH do sở xây dựng Tây Ninh cấp ngày 6/6/1988 cho cụ Lê.
    - Hiện nay anh đinh Ngọc quang đang giữ giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà đất số 279/CNSH do sở xây dựng tây ninh cấp ngày 6/6/1988 có trách nhiệm giao lại cho cụ Lê.
    - Ngoài ra bản án dân sự sơ thẩm còn quyết định án phí và tuyên bố quyền kháng cáo của các đương sự theo quy định của pháp luật.
    Ngày 27/4/2004 anh Quang có đơn kháng cáo đề nghị yêu cầu của cụ Lê công nhận hợp đồng tặng cho nhà đất giữa cụ lê với ông Nguyễn Văn Long.
    Tại bản án phúc thẩm số 251/DSPT ngày 26/8/2004 tòa án phúc thẩm tòa án nhân dân tối cao TP HCM quyết định:
    - Căn cứ khoản 2, điều 69 pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự chấp nhận kháng cáo của ông Nguyễn văn Long do anh Đinh Ngọc quanng được ủy quyền đại diện sửa bản án sơ thẩm.
    - Công nhận hợp đồng tặng cho nhà đất lập ngày 17/7/2001 giữa cụ Lê với ông Nguyễn Hoàng Long.
    - Ghi nhận ông Nguyễn Văn Long tự nguyện cho mẹ là cụ Nguyễn Thị Lê được cư ngụ trong căn nhà KP1/35B nội ô thị trấn Gò Dầu, huyện Gò Dầu, Tỉnh Tây Ninh.
    - Bản án có quyết định án phí.
    *. Ý KIẾN CỦA NHÓM VỀ CÁCH GIẢI QUYẾT CỦA TÒA ÁN.
    Việc giải quyết của tòa án hai cấp trong vụ việc này là khác nhau. Tuy nhiên dựa trên những tình tiết của vụ việc và căn cúa giải quyết của tòa án chúng em có đồng tình với cách giải quyết của tòa án sơ thẩm. Tức là đồng ý với vấn đề hủy hợp đồng tặng cho nhà đất của cụ Nguyễn Thị Lê với ông NGuyễn Văn Long. Căn cứ điều 463, BLDS 2005:"1.Tặng cho bất động sản phải lập thành văn bản có công chứng của phòng công chứng nhà nước hoặc có chứng thực của ủy ban nhân daan cấp có thẩm quyền, nếu theo quy định của pháp luật bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu; 2. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng kí. nếu bất động sản không phải đăng kí quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm nhận tài sản". Hơn nữa khi mà cụ Lê lập hợp đồng tặng cho nhà đất cho ông Nguyễn Văn Long cũng đã thỏa thuận miệng với nhau khi nào cụ Lê từ nước ngoài trở về thì ông Long phải trả cho cụ Lê. Tức là hai bên nguyên đơn và bị đơn đã có thỏa thuận với nhau về vấn đè hủy hợp đồng trước. Còn nữa sau khi được hồi huơng, vào ngàu 4/9/2002 cụ Lê đã có yêu cầu tòa án xin hủy hợp đồng tặng cho nhà đất nhưng bên phía bị đơn lại có đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào ngày 16/10/2002. Dựa vào cơ sở trên mà nhóm chúng em đồng tình với quyết định của tòa án sơ thẩm. Bên cạnh đó nhóm chúng em còn thấy trong việc xét xử này quý tòa nên đưa thêm những người có lợi ícha liên quan vào viẹc tố tụng để lấy lời khai từ đó có nhận định khách quan hơn về lời khai của nguyên đơn và bị đơn. Cụ thể là cần có ý kiến của ông Hồ Hoàng Long và bà Nguyễn thị Giàu theo như lời khai của hai bên.
    b. TRANH CHẤP VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN NHÀ
    Nguyên đơn: bà Nguyễn thị Phê sinh năm 1948, trú tại khu tập thể thuốc lá Bắc Sơn, phường Đáp Cầu, thành phố Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh ủy quyền cho anh Vũ Thủy sinh năm 1963 trú tại số nhà 17 ngõ Tam Thương, phố Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội đại diện(văn bản ủy quyền ngày 17/5/2004)
    Bị đơn bà: Nguyễn Thị Hiền (tức Nghệ) sinh năm 1949, ông Trần Hoàng Hiệp sinh năm 1937 (chồng bà Hiền). Bà Hiền và ông Hiệp đều trú tại thôn Hoàng Xá,Xã Liên Mạc, huyện Từ Liêm, TP Hà Nội. Bà Hiền ủy quyền cho ông Hiệp đại diện (văn bản ủy quyền ngày 19/3/2004).
    Nội dung của vụ việc tranh chấp: Bà Nguyễn Thị Phê trình bày ông Nguyễn Văn Chín chết năm 1954 và vợ là cụ Đinh Thị Gừng chết năm 1972 có 2 con chung là bà Nguyễn Thị Lợi và Nguyễn Thị Phê. Cụ Gừng có con riêng là ông NGuyễn Văn Đống. Tài sản chung của hai cụ là căn nhà ba gian, bếp, chuồng lơn, .nằm trên diện tích khoảng một sào đất tại thon Hoàng Xá, huyện Từ Liêm, TP Hà Nội. Các cụ chếtd không để lại di chúc và tài sản các cụ do bà Lợi quản lí và sử dụng. Năm 1977, bà Lợi đi Lâm Đồng xây dựng khu kinh tế mới và có nhờ bà Nguyễn Thị Hiền ( em họ) trong nom hộ nhà đất. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng nhà đất, bà Hiền đã phá nhà cũ của các cụ và làm nhà mới do đó bà Phê khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết buộc bà Hiền trả lại nhà đất và bồi thường phần tài sản đã tháo dỡ. Ngày 4/5/2004 bà Phê có đơn yêu cầu tòa án thay đổi yêu cầu khởi kiện xin hủy hợp đồng mua bán nhà ngày 22/9/1977 giữa bà Lợi và bà Hiền và yêu cầu bà Hiền trả lại nhà đất.
    Bà Nguyễn Thị Hiền và chồng là ông Trần Hoàng Hiệp trình bày: Nguồn gốc nhà đất là của cụ Gừng và cụ Chín nhưng bà Lợi nói rằng cụ Gừng đã cho bà Lợi nên vợ chồng bà đã mua nhà của bà Lợi. Khi bán nhà ông Đống biết và công nhận hộ bà Lợi 400000 là tiến bán nhà còn thiếu. Ông bà đã sử dụng đất ổn định đứng tên trên bản đồ địa chính năm 1986, năm 1994 nên không đồng ý trả lại nhà đất.
    Bà NGuyễn Thị Lợi trình bày: bà cho vợ chồng bà Hiền ở nhờ nhà đất, đất của cụ Chín và Cụ Gừng . Bà thừa nhận đã kí vào giấy bán tài sản nhưng cho rằng không đọc nội dung. Bà có yêu cầu như bà Phê yêu cầu tòa án giải quyết buộc bà hiền phải dỡ nhà trả lại nhà và đất cho bà và bà Phê.
    Ông Nguyễn Văn Đống trình bày: Nguồn gốc nhà đất cụ Gừng để lại cho bà Lọi vì bà có công chăm sóc cụ cho đến lúc chết. Sau khi cụ mất bà Lợi có bàn bạc với ông bà Phê đứng ra bán nhà để thực hiện nghĩa vụ ma chay và trả nợ cho các cụ.Ông còn nhận nốt 400000 đồng tiền bán nhà đất còn thiếu do bà Hiền trả và đưa lại cho vợ chồng bà Lợi và ông Hợi.
    Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 29/DSST ngày 6/8/2004 tòa án nhân dân huyện Từ Liêm, TP Hà Nội quiyeets định:
    - Bác yêu cầu xin hủy hợp đồng mua bán tài sản ngày 22/9/1977 giữa bà Nguyễn Thị Lợi và Bà Nguyễn Thị Hiền của bà Nguyễn Thị Phê.
    - Ngoài ra bản án dân sự sơ thẩm còn quyết định về án phí và tuyên bố quyền kháng cáo của các đuơng sự theo quy định của pháp luật.
    Tại bản phúc thẩm số 15/DSPT ngày 19/5/2005 quyết định:
    - Chấp nhận một phần yêu cầu của bà NGuyễn Thị Phê xin hủy hợp đồng mua bán nhà đất ngày 22/9/1977 giữa bà Lợi và bà Hiền.
    - Xác định 1/2 hợp đồng mua bán tài sản giữa bà Lợi Và Bà Hiền là vô hiệu còn 1/2 hợp đồng là hợp pháp.
    - Xác định 1/2 hợp đồng vô hiệu nói trên là 171m2 thuộc quyền sử dụng của bà Phê tại thửa ruộng số 84 tờ bản đồ số 5 thôn Hoàng Xá, xã Liên Mạc, huyện Từ Liêm, Hà Nội có giá trị là 855.000000 đồng. Bà Lợi và bà Hiền mỗi người phải chịu 1/2 lỗi là 427.000000 đồng.
    - Ghi nhận sự tự nguyện của bà Phê nhường một phần quyền lợi cho bà Lợi tuơng ứng với 68,95m2 đất có giá trị là 344.750.000 đồng(diện tích này nằm trong phần đất giao cho ông Hiệp sử dụng).
    - Giao cho bà Nguyễn thị PHê được sử dụng phần đất bên tay phải đứng từ đường làng to nhìn vào có diện tích 6,5m giáp đường làng; chiều dài 15,7m có diện tích 102,05m2. Bà Phê phải có trách nhiệm thanh toán trả vợ chồng ông Hiệp, bà Hiền trị giá tài sản phát triển trên đất là 3.032.280 đồng.
    - Bà Lợi có trách nhiệm thanh toán trả bà Hiền số tiền bồi thường thiệt hại 1/2 hợp đồng bị hủy là 82.750.000 đồng( đã trừ phần bà Phê cho bà lợi là 344.750.000 đồng)
    - Phần diện tích còn lại của thửa đất giao cho vợ chồng ông Hiệp bà Hiền sử dụng là 239,95m2. Trên đaats có nhà mái bằng 2 tầng do ông bà xây dựng.
    - Việc xây ngăn giữa diện tích của bà Phê được giao với diện tích phần đất còn lại của vợ chồng bà hiền ông Hiệp hai bên thỏa thuận.Nếu một bên không xây bên kia có quyền xây và sở hữa vật liệu xây dựng đó.
    - Bà Phê và vợ chồng ông Hiệp có trách nhiệm lên hệ với các cơ quan chức năng để hoàn tất thủ tục giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các diện tích đã được giao như quyết định của bản án.
    NHẬN XÉT CỦA NHÓM:
    Dựa trên những tình tiết của vụ án và căn cứ vào những quyết định của hai cấp xét xử nhóm chuíng em đồng ý với cách giải quyết của tòa án phúc thẩm. Các quyết định của tòa án phúc thẩm là đầy đủ và giải quyết được việc tranh chấp theo hướng đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng và những người có lợi ích liên quan. Quyết định chấp nhận yêu cầu của bà Phê xin hủy hợp đồng mua bán tài sản nhà đất ngày 22/9/1977 giữa bà Lợi và bà Hiền là có căn cứ. Bởi rằng bà Phê cũng là đồng sở hữu đối với căn nhà trên của cha mẹ bà mà chủ sở hữu chung hợp nhất thì có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung đó. Khi mà cụ Chín và cụ Gừng chết không đẻ lại di chúc bà Phê cũng là con chung của hai cụ nên bà Phê có quyền khởi kiện để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Hơn nữa khi bán nhà đất cho bà Hiền bà Lợi đã trực tiếp kí vào giấy bán tài sản nhưng trên thực tế lại không có văn bản ủy quyền của các đồng sở hữu và cũng không có người làm chứng cho việc ủy quyền nên bà Lợi không phải là người được đại diện ủy quyền hợp pháp. Quyết định của tòa án phúc thẩm là có căn cứ tại các điều 131,133,136,144,146 BLDS 1995 từ đó tóa án phúc thẩm xác định 1/2 hợp đồng bán tài sản (nhà đất) ngày 22/9/1977 giữa bà Hiền và Bà Lợi là vô hiệu còn 1/2 hợp đồng là hợp pháp. Ngoài ra quyết định của tòa phúc thẩm còn xác định quyền sở hữu tài sản của từng chủ thể một cách rõ ràng. cụ thể là xác định hợp đồng vô hiệu 171m2 đất thuộc quyền sở hữu của bà Phê. Tòa phúc thẩm cũng ghi nhận việc bà Phê nhường một phần quyền lợi cho bà Lợi là 68,95m2 đất. Bên cạnh đó tòa cũng quy định rõ ràng phần tài sản bị vô hiệu và phần tài sản hợp pháp được phân chia một cách rõ ràng, có căn cứ đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch. Như vậy nhóm chúng em đồng tình với quyết định của tòa án phúc thẩm là tuyên bố hợp đồng mua bán tài sản( nhà đất trên là giao dịch dân sự vô hiệu từng phần. Điều đó là có cơ sở và căn cứ pháp lý.
    c.VỤ ÁN THỨ BA: TRANH CHẤP VỀ THỪA KẾ NHÀ Ở
    Nguyên đơn bà Trần thanh Mai sinh năm 1962 trú tại số 46, đường Quang Trung, TP Vinh, tỉnh Nghệ An.
    Bị đơn: bà Trần thanh Lam sinh năm 1968 trú tại số 27, Nguyễn Biểu, thị xã hà Tĩnh, Tỉnh Hà Tĩnh.
    Nội dung vụ việc tranh chấp: Căn nhà số 278, Hà Huy Tập, phường Nam Hà, thị xã Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh thuộc sở hữu của cụ Nguyễn Văn Huân. Ngày 8/6/2007 ông Huân lập di chúc để lại căn nhà trên cho bà Trần Thanh Mai là con gái ông. Tờ di chúc này có Ông Lê Văn Bình làm chứng và được Văn phòng công chứng phường Nam Hà chứng nhận.Ngày 10/11/2007 cụ HUân chết. Trước lúc chết cụ có căn dặn là để lại căn nhà trên cho con gái thứ hai là bà Trần Thanh Lam vì trong thời gian đau yếu bà luôn bên cạnh chăm sóc cho cha là ông Huân. Việc này có sự chứng kiến của bà Trần Thị Mơ(em gái ông Huân), anh Nguyễn Đức Tuấn (con trai bà Mơ), còn chị Mai vì bận đi công tác nước ngoài nên không có mặt để chứng kiến. Đến ngày 18/11/2007 bà Lam đã soạn lại di chúc miệng của ông Huân có chữ kí của bà Mơ và anh Tuấn. Ngày 20/11/2007 bà Mai từ Đức trở về. Lúc này xảy ra tranh chấp thừa kế giữa bà Mai và bà Lam. Tháng 12/2007 bà Mai có đơn khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết để bà được thừa kế di sản là căn nhà mà cụ Huân để lại cho bà theo di chúc lập ngày 8/6/2007.
    Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 23/DSST ngày 20/7/2008 của Tòa án nhân dân thị xã quyết định chấp nhận yêu cầu của bà Trần Thanh Mai.
    - Bà Mai được sở hữu căn nhà trên là di sản mà cụ Huân để lại trước lúc chết.
    - Bà Mai có quyền liên hệ với các cơ quan chức năng để sang tên sở hữu căn nhà.
    Ý KIẾN CỦA NHÓM VỀ CÁCH GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC:
    Qua nội dung vụ việc nhóm chúng em thấy đây là một tranh chấp về hình thức của giao dịch dân sự. Về vấn đề di chúc miệng hay di chúc bằng văn bản đều được pháp luật dân sự ghi nhận. Trong vụ việc cụ thể này cụ Huân đã để lại 2 di chúc với hai nội dung và hình thức khác nhaucho hai người con của ông. vậy thì để xét xử một cách công bằng đúng với di nguyện của người quá cố ở đây cũng là một vấn đề. Tuy nhiên dựa trên những căn cứ xét xử của tòa án cũng như nội dung tranh chấp của nhóm chúng em vẫn có đồng tình với quan điểm của tòa án cấp sơ thẩm.
    Theo Điều 649, BLDS 2005 quy định:"Di chúc phải được lập thành văn bản nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng"
    Điều 651, BLDS 2005 quy định: "Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng kí tên hoặc điểm chỉ".Trong thời hạn 5 ngày kể từ thời điểm người di chúc miệng thể hiện ý chí cuói thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực". Do vậy việc thừa kế theo di chúc bằng văn bản cụ Huân lập ngày 6/8/2007 và di chúc miệng đều có căn cứ và được pháp luật bảo vệ. Tuy nhiên theo khoản 5 điều 652 BLDS 2005 nếu di chúc miệng của cụ Huân được bà Lam soạn thảo và chứng thực trong thời hạn 5 ngày sau khi cụ Huân chết thì nó mới thực sự được pháp luật bảo vệ.Nhưng trong vụ việc này cụ Huân chết ngày 10/11/2007 nhưng đến ngày 18/11/2007 bà Lam mới soạn thảo và đưa đi chứng thực di chúc miệng của cụ Huân thì bản di chúc này đã không được coi là hợp pháp. Hơn nữa trong lúc cụ Huân đang trong cơn hấp hối có thể thể trạng lúc này yếu nên việc cụ nhầm lẫn cũng là vấn đà cần được đặt ra. Từ ngững căn cứ này mà nhóm chúng em đồng ý với quyết định cộng nhận di chúc bằng văn bản của cụ Huân lập ngày 6/8/2007 để lại di sản thừa kế cho bà Trần Thanh Mai.

    NHẬN XÉT CHUNG
    Cùng với sự phát triển mọi mặt của xã hội những giao dịch dân sự phát sinh ngày càng nhiều và bên cạnh đó không tránh khỏi phát sinh tranh chấp. Thông qua việc tìm hiểu 3 vụ việc tranh chấp liên quan đến hình thức giao dịch dân sự trên ta thấy thực tiễn xét xử cũng còn gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khi tham gia vào giao dịch dân sự. Do vậy việc đổi mới, bổ sung và hoàn thiện về pháp luật dân sự nói chung và các quy định về vấn đề này nói riêng là việc làm rất cần thiết. Bên cạnh đó là việc tập trung đào tạo nâng cao nghiệp vụ xét xử của các thẩm phán, cán bộ tòa án cũng là việc cần chú trọng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...