Tiểu Luận bài tập cá nhân tố tụng dân sự đề số 02

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bài tập cá nhân/tuần 1
    ĐỀ BÀI 02:
    Trong một lần xô xát, anh A làm anh B bị thiệt hại. Ngày 23/5/2007 anh B kiện anh A ra Tòa án yêu cầu bồi thường thiệt hại. Sau khi Tòa án thụ lý vụ án mặc dù các đương sự không yêu cầu nhưng để đảm bảo giải quyết đúng đắn vụ án Tòa án đã tiến hành trưng cầu giám định mức độ thiệt hại sức khỏe của B. Anh A đã khiếu nại quyết định trưng cầu giám định của Tòa án vì cho rằng Tòa án không được tự mình ra quyết định trưng cầu giám định. Hỏi:
    a, Lý do khiếu nại này của A có cơ sở để chấp nhận không? Tại sao?
    b, Giả sử A có nơi cư trú tại quận 1 thành phố H, B cư trú tại quận K thành phố Đ và tai nạn xảy ra tại thành phố TH thuộc tỉnh T. Hãy xác định những Tòa án có thẩm quyền mà B có thể gửi đơn yêu cầu giải quyết vụ án?

















    Vấn đề chung: Theo tình huống này, trong một lần xô xát A đã làm B bị thiệt hại, do đó căn cứ Điều 604 BLDS thì giữa A và B phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Do đó tranh chấp giữa A và B là một tranh chấp dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng . Chính vì vậy, theo quy định tại khoản 6 Điều 25 BLTTDS tranh chấp này sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án.
    a, Lý do khiếu nại của A có cơ sở để chấp nhận không? Tại sao?
    Chúng ta biết rằng, khi cần lấy ý kiến của các nhà chuyên môn kết luận về vấn đề nào đó của vụ việc dân sự thì cần phải trưng cầu giám định. Trưng cầu giám định là việc Toà án quyết định đưa vấn đề liên quan đến vụ việc dân sự cần xác định ra lấy ý kiến kết luận của người có chuyên môn, kinh nghiệm về lĩnh vực đó.
    Tình huống đưa ra, sau khi thụ lý vụ án Toà án đã tự mình ra quyết định trưng cầu giám định mặc dù các đương sự không có yêu cầu. Ta có thể khẳng định rằng lí do khiếu nại của anh A là hoàn toàn có cơ sở để chấp nhận. Căn cứ vào điểm b Khoản 2 Điều 85 BLTTDS Toà án muốn tiến hành trưng cầu giám định thì phải có hai điều kiện sau: Thứ nhất, đương sự không thể tự mình thu thập được chứng cứ; Thứ hai, đương sự phải có yêu cầu Toà án thu thập chứng cứ.
    Mặt khác, Điều 90 BLTTDS quy định “Theo sự thoả thuận lựa chọn của các bên đương sự hoặc theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự, Thẩm phán ra quyết định trưng cầu giám định ”.Đồng thời, Nghị quyết số 04/2005/NQ-HĐTP ngày 17/9/2005, tại phần IV mục 1 tiểu mục 1.1 chỉ rõ: Chỉ khi đương sự có yêu cầu, thì Toà án mới tiến hành một hoặc một số biện pháp thu thập chứng cứ sau đây: đ) Trưng cầu giám đinh, giám định bổ sung, giám định lại;”. Quay trở lại bài tập ta có thể thấy giữa A và B không có thỏa thuận cũng như bản thân A và B không ai có yêu cầu Tòa án tiến hành trưng cầu giám định nên theo quy định của pháp luật anh A khiếu nại về việc Toà án tự mình ra quyết định trưng cầu giám định là có cơ sở để chấp nhận. Đây là điểm mới của BLTTDS vì trước khi có BLTTDS Toà án có quyền chủ động trưng cầu giám định cũng như thu thập chứng cứ nói chung khi xét thấy cần thiết, còn hiện nay theo BLTTDS Toà án chỉ tiến hành công việc đó khi hội tụ những điều kiện đã nêu ra ở trên (bởi bản chất của quan hệ dân sự là tôn trọng quyền tự do định đoạt của các bên).
    b, Giả sử A có nơi cư trú tại quận 1 thành phố H, B cư trú tại quận K thành phố Đ và tai nạn xảy ra tại thành phố TH thuộc tỉnh T. Hãy xác định những Tòa án có thẩm quyền mà B có thể gửi đơn yêu cầu giải quyết vụ án?
    Trước tiên, xác định Toà án cấp có thẩm quyền: căn cứ điểm a khoản 1 Điều 33
    BLTTDS thì Tòa án nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự theo quy định tại Điều 25 BTTDS. Như vậy, Toà án có thẩm quyền giải quyết về tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong trường hợp này là Toà án nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.
    Tiếp theo, xác định thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ: Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 35 BLTTDS về thẩm quyền của Tóa án theo lãnh thổ thì Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Toà án theo lãnh thổ được xác định như sau:“a) Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân .”
    Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 36 BLTTDS quy định về thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu thì: “d) Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết;”.
    Như vây, dựa vào những quy định của pháp luật ở tình huống trên có thể xác định những Tòa án có thẩm quyền mà B có thể gửi đơn yêu cầu là:
    - Tòa án quận 1 thành phố H nơi bị đơn (anh A) cư trú (căn cứ điểm a khoản 1 Điều 35).
    - Tòa án quận K thành phố Đ nơi nguyên đơn (anh B) cư trú (căn cứ điểm d khoản 1 Điều 36).
    - Tòa án thành phố TH thuộc tỉnh T nơi xảy tai nạn xảy ra (căn cứ điểm d khoản 1 Điều 36).
    Tuy nhiên, ở đây chúng ta cần chú ý là theo Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP tại tiểu mục 5.2 mục 5 phần I quy định Trong trường hợp nguyên đơn, người yêu cầu được quyền lựa chọn nhiều Toà án có thẩm quyền giải quyết thì chỉ có một Toà án có thẩm quyền giải quyết, đó là Toà án đã thụ lý đơn đầu tiên theo thời gian. Như vậy, ở đây anh B cần có sự lựa chọn Toà án để giải quyết trước khi nộp đơn sao cho thuận lợi và hợp lý nhất. Theo em, trong trường hợp này anh B nên lựa chọn Toà án nơi xảy ra tai nạn (Toà án thành phố TH) bởi việc thu thập chứng cứ sẽ chính xác và dễ dàng hơn rất nhiều cũng như tránh được sự xung đột cho các bên đương sự.
    Giả sử ở tình huống này nếu xảy ra trường hợp tranh chấp về thẩm quyên giữa Toà án quận 1 thành phố H, Toà án quận K thành phố Đ và Toà án thành phố TH thuộc tỉnh T thì căn cứ vào khoản 2 Điều 37 BLTTDS thì Chánh án Toà án nhân dân tỉnh T giải quyết
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1. Giáo trình luật tố tụng dân sự Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB. Tư pháp, Hà Nội – 2005;
    2. Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004;
    3. Bộ luật dân sự 2005;
    4. Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31 tháng 3 năm 2005 hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất “Những quy định chung” của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004;
    5. Nghị quyết của hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao số 04/2005/NQ-HĐTPngày 17 tháng 9 năm 2005 hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về “Chứng cứ và chứng minh”;
    6. Bộ luật Tố tụng dân sự và 328 câu hỏi-đáp, LG.Hoàng Châu Giang, NXB. Lao động xã hội;
    7. Các Website:
    · http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com;
    · http://sinhvienluat.vn;
    · http://phapluattp.vn;
    · http://www.luatviet.org;
    · .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...