Tiểu Luận Bài tập cá nhân số 2 môn Luật TTHS ĐH Luật Hà NỘi 2010

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 12/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu tài liệu Bài tập cá nhân số 2 môn Luật TTHS ĐH Luật Hà NỘi 2010
    Giới thiệu chung​


    BÀI LÀM
    a. Công dân không chỉ có quyền tố giác tội phạm với cơ quan tiến hành tố tụng ?
    Đây là một khẳng định đúng. Tại vì:
    Căn cứ vào Điều 101 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 có quy định về tố giác và tin báo về tội phạm:
    “Công dân có thể tố giác tội phạm với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc với các cơ quan khác, tổ chức. Nếu tố giác bằng miệng thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản và có chữ ký của người tố giác.
    Cơ quan, tổ chức khi phát hiện hoặc nhận được tố giác của công dân phải báo tin ngay về tội phạm cho Cơ quan điều tra bằng văn bản.”
    Trước tiên ta cần hiểu, tố giác tội phạm là việc người công dân tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của một người nào đó mà họ cho rằng đó là tội phạm.
    Công dân có quyền và nghĩa vụ tố giác các hành vi vi phạm pháp luật hình sự mà họ biết với các cơ quan, tổ chức. Luật không bắt buộc công dân chỉ được tố giác tội phạm đến Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án mà tạo điều kiện cho họ có thể tố giác đến bất cứ cơ quan, tổ chức nào mà họ thấy thuận tiện. Trong tất cả các trường hợp đó, sự tố cáo của công dân về tội phạm đều được coi là tố giác.
    Trước đây, theo quy định ở Điều 84 Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 thì công dân có thể tố giác tội phạm với Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án hoặc với cơ quan khác của Nhà nước hoặc tổ chức xã hội. Đến nay, theo quy định mới trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, công dân có thể tố giác với bất cứ cơ quan, tổ chức nào không nhất thiết phải là cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội.
    Chủ thể tiếp nhận tố giác là Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án hoặc các cơ quan, tổ chức khác. Như vậy, chủ thể tiếp nhận tố giác không nhất thiết phải là cơ quan giải quyết tố giác. Các cơ quan, tổ chức không có thẩm quyền giải quyết tố giác cũng phải tiếp nhận tố giác và chuyển đến cơ quan có thẩm quyền.
    Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thì phạm vi chủ thể tiếp nhận tố giác tội phạm được mở rộng, tạo cơ chế thông tin nhanh chóng về tội phạm, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân tham gia rộng rãi và thuận tiện vào cuộc đấu tranh với tội phạm, đồng thời nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc đấu tranh với tội phạm, bảo vệ trật tự xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
    Tố giác của công dân có thể bằng miệng, bằng văn bản, hoặc qua điện thoại, . Nếu người bị hại làm đơn trình áo về sự việc phạm tội gây thiệt hại cho họ thì cũng được coi là tố giác của công dân.
    Trong trường hợp tố giác được trình bày trực tiếp, cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản có chữ ký của người tố giác. Và khi cơ quan, tổ chức phát hiện hoặc nhận được tố giác của công dân thì sẽ báo tin ngay về tội phạm cho Cơ quan điều tra bằng văn bản.
    Tóm lại:
    Từ những căn cứ pháp lý và phân tích trên, ta có thể khẳng định rằng: “Công dân không chỉ có quyền tố giác tội phạm với cơ quan tiến hành tố tụng” là khẳng định đúng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...