Tiểu Luận bài tập cá nhân 1 môn hình sự modul 2 đề số 1 A và B (là nam giới), rủ nhau đi uống rượu. Khi đã ngà

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Hành vi của A và B cấu thành tội gì? Tại sao?
    A và B phạm tội hiếp dâm qua các hành vi sau: A và B uống rượu, vào một chòi canh cá nghỉ, A bàn với B để thực hiện hành vi giao cấu với C. Thực hiện kế hoạch đã bàn, A ra ngoài buông lời trêu ghẹo chị C và dụ chị C vào chòi cá, khi bị từ chối đã dùng vũ lực giao cấu trái ý muốn với chị C
    · Chủ thể: Chủ thể phải có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi 16 tuổi tròn trở lên. A và B là nam giới và đã có đầy đủ năng lực hành vi. Vì vậy đã đủ điều kiện là chủ thể của tội hiếp dâm
    [TABLE="width: 99%, align: center"]
    [TR]
    [TD]· Khách thể: Điều 71 (HP 1992) quy định:
    “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ,
    danh dự và nhân phẩm.
    Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn,của Viện
    kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật
    Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân”
    Như vậy, A đã xâm hại đến danh dự, nhân phẩm của C được pháp luật bảo vệ
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    · Mặt khách quan thể hiện bằng 1 số hành vi: Tội hiếp dâm là hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ
    Như đề bài đã cho “A dùng tay bịt mồm chị C và gọi B ra lôi chị C vào chòi cá. Trong chòi cá chỉ riêng A thực hiện hành vi giao cấu với chị C, B chỉ đứng nhìn không nói gì”. Ở đây, A đã thực hiện hành vi giao cấu với chị C trái ý muốn của chị, khi chị C không đồng ý thì A bịt mồm chị C, gọi B lôi chị C vào chòi canh cá để thực hiện hành vi giao cấu, B chỉ đứng nhìn. Ta thấy , A và B đã dùng thủ đoạn vũ lực, dùng sức mạnh vật chất để đè bẹp sự kháng cự của chị C chống lại hành vi giao cấu.
    Như vậy, về mặt khách quan, hành vi cuả A đã thỏa mãn đầy đủ, còn B, tuy B không thực hiện hành vi giao cấu với chị C nhưng tổng hợp hành vi của A và B đã thỏa mãn mặt khách quan của tội này.
    · Mặt chủ quan: Có thể thấy đây là lỗi cố ý trực tiếp. A thấy được hành vi hiếp dâm là trái pháp luật, phi đạo đức, bị xã hội lên án nhưng đã mong muốn thực hiện hành vi hiếp dâm để thỏa mãn dục vọng
    Hiếp dâm là hành vi đồi bại, thú tính không thể chấp nhận được. Vì hoạt động của con người là hoạt động có nhận thức. Hiếp dâm bị xã hội lên án, bị pháp luật trừng trị nghiêm khắc. Như vậy, cả A và B đã thực hiện đầy đủ các hành vi được quy định trong cấu thành của tội hiếp dâm và có thể bị truy cứu theo khoản 1 Điều 111 (BLHS)
    2. Giả sử B mới 15 tuổi thì trong vụ án trên có đồng phạm không? Tại sao?
    Điều 111 BLHS quy định: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
    1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
    a) Có tổ chức;
    b) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;
    c) Nhiều người hiếp một người;
    d) Phạm tội nhiều lần;
    đ) Đối với nhiều người;
    e) Có tính chất loạn luân;
    g) Làm nạn nhân có thai;
    h) Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
    i) Tái phạm nguy hiểm.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
    a) Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên;
    b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;
    c) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.”
    Theo khoản 2 điều 12 BLHS đã quy định: “Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.”
    Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi là người tuy đã có năng lực trách nhiêm hình sự nhưng thực tiễn xét xử cho thấy năng lực trách nhiệm hình sự của họ còn rất hạn chế, chưa đầy đủ, vì thế đối với người chưa thành niên trong độ tuổi này trách nhiệm hình sự không đặt ra trong trường hợp họ thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng (dù các tội này được thực hiện bằng bất cứ dưới hình thức lỗi nào) và tội rất nghiêm trọng do vô ý.
    Áp dụng vào tình huống, và như ý 1 đã phân tích, hành vi của A và B cấu thành tội hiếp dâm và bị truy cứu theo khoản 1 điều 111 BLHS. Dựa vào khoản 3 điều 8 BLHS về phân loại tội phạm, A và B thuộc loại tội phạm nghiêm trọng.
    Như vậy, trong tình huống này, nếu B 15 tuổi thì B không phải chịu trách nhiêm hình sự, có nghĩa là vấn đề đồng phạm không được đặt ra.
    3. Nếu khi A thực hiện hành vi giao cấu với chị C, B giữ chân tay chị C thì B chỉ được coi là người giúp sức, đúng hay sai? Tại sao?
    Ta có khái niệm người giúp sức: “Người giúp sức là người tạo ra những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
    + Giúp sức về vât chất có thể là cung cấp công cụ, phương tiện, hoặc khắc phục những trở ngại để tạo cho điều kiện cho người thực hành thực hiện tội phạm được dễ dàng và thuận tiện hơn.
    + Giúp sức về tinh thần có thể là những hành vi cung cấp tình hình, đóng góp ý kiến, chỉ dẫn, hứa hẹn trước sẽ che dấu người phạm tội, che dấu các vật tang hoặc sẽ tiêu thụ tạo tác động tích cực vào quá trình thưc hiện tội phạm.”
    Xét ở tình huống trên thì A đã có đầy đủ dấu hiệu được coi là người giúp sức trong vụ án trên. Tuy nhiên, Căn cứ vào đặc điểm cấu trúc của các dấu hiệu thuộc mặt khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm (CTTP), khoa học luật Hình sự phân chia CTTP thành các loại khác nhau: CTTP vật chất và CTTP tội phạm hình thức
    CTTP hình thức là cấu thành tội phạm có một dấu hiệu hành vi nguy hiểm trong mặt khách quan của tội phạm.
    Do đặc tính nguy hiểm của tội phạm ở mức độ cao, xâm phạm vào khách thể có tầm quan trọng đặc biệt mà không cần phải chờ để khi gây ra hậu quả nghiêm trọng. Vì nếu chờ gây ra hậu quả thì mức độ nguy hiểm của nó không thể lường trước được. Hoặc hậu quả của tội phạm là hậu quả khó xác định
    Ở tội hiếp dâm theo điều 111 BLHS là tội phạm có cấu thành hình thức nhằm bảo vệ sức khỏe, danh dự, nhân phẩm người phụ nữ. Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội có hành vi xé quần áo hay dùng thủ đoạn khác với nạn nhân nhằm mục đích giao cấu ngoài ý muốn của nạn nhân. Không cần thiết phải có hành vi quan hệ tình dục trái ý muốn với nạn nhân cũng đã đủ điều kiện để cấu thành tội hiếp dâm
    B đã trực tiếp tham gia vào vụ hiếp dâm, nhưng hình thức tham gia của B khác với các đồng phạm khác là giữ chân tay để A thực hiện hành vi hiếp dâm. B đã trực tiếp tác động đến nạn nhân, tự mình thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm (dùng vũ lực giữ chân tay C). Vậy hành vi của B thỏa mãn tất cả dấu hiệu của người thực hành trong vụ án
    4. Giả sử sau khi bị bắt, A được xác định dương tính với vi rút HIV thì khung hình phạt áp dụng đối với A có thay đổi không? Tại sao?
    _Trường hợp thứ nhất, A biết mình bị HIV: Người phạm tội biết mình bị HIV mà vẫn hiếp dâm là cố ý lây truyền HIV cho người khác bằng hành vi hiếp dâm, làm cho tính chất và mức độ của hành vi nguy hiểm hơn nhiều so với tội hiếp dâm bình thường. Trong trường hợp này khung hình phạt của A sẽ tăng lên theo điểm b khoản 2 điều 111BLHS đã quy định, bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.
    _Trường hợp thứ hai, A không biết mình bị HIV, trong trường hợp này, nếu A bị nhiễm HIV nhưng không biết, chỉ sau khi bị bắt, cơ quan y tế mới xét nghiệm thấy thì A sẽ không bj áp dụng theo điểm b khoản 2 điều 111 BLHS, Vì thế mà khung hình phạt của A không thay đổi.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...