Thạc Sĩ Bài soạn về nội dung cải cách thể chế hành chính công

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Cải cách hành chính công là hoạt động sửa đổi hoàn thiện các khâu trong lĩnh vực tổ chức quản lí và điều hành của cơ quan hành chính nhà nước, làm cho bộ máy và cơ chế hợp lí phù hợp với yêu cầu trong từng giai đoạn phát triển của đất nước.
    Nội dung cải cách hành chính công bao gồm: cải cách thể chế hành chính công, cải cách tổ chức bộ máy hành chính, đổi mới nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức và cải cách tài chính công.
    Cải cách thể chế hành chính công
    1. xây dựng và hoàn thiện các thể chế
    Báo cáo của ban chấp hành trung ương đảng X về phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế giai đoạn 2006 – 2010 đã nêu rõ: việc xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn nhiều vướng mắc và chưa thật đồng bộ. các thị trường tài chính, thị trường bất động sản, thị trường khoa học và công nghệ còn phát triển chậm, chưa đáp ứng được êu cầu. quarnlis nhà nước đối với từng loại thị trường còn nhiều bất cập. vì vây, việc xây dựng và hoàn thiện và thẻ chế cần tập trung vào một số thể chế cơ bản sau:
    - thể chế về thẩm quyền quản lí nhà nước đối với doanh nghiệp, phân biệt rõ quyền của chủ sở hữu, quyền quản lí hành chính nhà nước và quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp. tránh tình trạng nhà nước can thiệp quá xâu vào các hoạt động của doanh nghiệp, dẫn đến làm mất sự năng động sáng tạo, trói buộc doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh; ngược lại cũng cần tránh tính trạng các doanh nghiệp hoạt động thoát hẳn khỏi sự kiểm soát của nhà nước, dẫn đến vô chính phủ và vi phạm pháp luật.
    vai trò chủ yếu của nhà nước, như Bộ Công thương trước hết là ban hành chính sách, xử lý quy hoạch các chiến lược, hỗ trợ thông tin cho các DN nhà nước và ngoài nhà nước. Đây là việc hàng ngày của chúng tôi, còn việc sản xuất kinh doanh là việc của DN.
    Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, nhà nước vẫn còn can thiệp quá xâu vào các hoạt động kinh tế. rất nhiều rắc rồi đã bộc lộ trong thời gian gần đây khi mà nhà nước can thiệp xâu nhưng không hiệu quả. Một ví dụ là sự can thiệp của bộ công thương đối với hoạt động của nhà mạng. các chính sách khuyến mãi là đem lại lợi ích cho người tiêu dùng nhưng bộ công thương lại can thiệp vào hoạt động này bằng việc xiết khuyến mãi di động.
    - thể chế về thị trường vốn và tiền tệ, thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán, thị trường khoa học và công nghệ, thị trường lao động, thị trường dịch vụ. mỗi loại thị trường này đều có những đặc điểm riêng biệt, nên cần phải có những quy định riêng biệt về thiết chế bộ máy và về từng chính sách cụ thể, sao cho nhà nước đảm bảo hướng dẫn và thúc đẩy phát triển, nhưng vẫn kiểm soát chặt chẽ được các thị trường này.
    Hiện nay nước ta đã có hệ thống các luật điều chỉnh hoạt động của từng loại thị trường như luật chứng khoán, luật sở hữu trí tuệ, luật kinh doanh bất động sản tuy nhiên việc quản lí, thi hành còn chưa thống nhất, tạo ra nhiều kẽ hở đề cho các doanh nghiệp lách luật gây ảnh hưởng đến nền kinh tế.
    - thể chế về tổ chức hoạt động của hệ thống hành chính công, trước hết là hoạt động của chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phu và ủy ban nhân dân các cấp. đó là những quy định về chỉ đạo điều hành và phối hợp hoạt động của từng loại cơ quan hành chính nhà nước, việc soạn thảo và ban hành các văn bản quản lí hành chính công.
    ở nước ta, chính phủ đã ban hành các nghị định về quy chế phối hợp hoạt động của cơ quan quản lí nhà nước trong các lĩnh vực cụ thể như: hàng không, sân bay dân dụng; quản lí văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài; chống gian lận thương mại tuy nhiên việc thực hiện vẫn còn đùn đẩy cho nhau chưa có sự phối hợp nhịp nhàng.
    - thể chế về quan hệ giữa nhà nước và nhân dân. Tăng cường thu thập ý kiến của nhân dân trước khi quyết địnhcác chủ trương chính sách quan trọng; cần thiết áp dụng hình thức trưng cầu dân ý
    Hình thức trưng cầu dân ý đã được nhà nước sử dụng trong việc đưa ra các quyết sách như : dự án thành phố ven sông hồng, việc xát nhập hà tây vào hà nội. tuy nhiên, quy định về việc trưng cầu ý dân vẫn chưa được quy định trong luật mà mới chỉ có dự thảo. chúng ta cần nhanh chóng đánh giá hoàn thiện dự thảo này để sớm đưa vào áp dụng, nâng cao hiệu quả của trưng cầu ý dân, hiệu quả của sự tham gia quản lí nhà nước của nhân dân
    2. đổi mới quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật
    Rà soát và hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật theo từng lĩnh vực, loại bỏ những quy định không còn hiệu lực hoặc chồng chéo, trùng lặp trong việc thi hành pháp luật. phát huy hiệu quả của cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản quy phạm pháp luật.
    Đề án đã 30 đã tiến hành rà soát các văn bản quy phạm pháp luật theo từng lĩnh vực từ đó sửa đổi và loại bỏ những quy định không còn hiệu lực hoặc chồng chéo. Việc thực hiện đề án 30 đã đạt được kết quả to lớn đó là xây dựng được bộ cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính với hơn 5400 thủ tục hành chính áp dụng tại 4 cấp chính quyền, thông qua 25 nghị quyết đơn giản hóa 400 bộ thủ tục hành chính của 24 bộ.
    Tăng cường năng lực của các cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương và địa phương trong việc xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
    Trong thời gian vừa qua, chúng ta đã tăng cường đào tạo đội ngũ chuyên gia, đội ngũ soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật. tuy nhiên, Đội ngũ chuyên gia hoạch định chính sách, thể chế có trình độ cao còn thiếu, đầu tư chưa đủ tầm. Bên cạnh đó, bản lĩnh của người, cơ quan soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật còn hạn chế, nhiều văn bản quy phạm pháp luật còn "chiều" theo dư luận, không đúng với tinh thần luật pháp.
    Nâng cao chất lượng và tránh tình trạng thiếu khách quan, cục bộ trong việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
    Hiện nay, Cách tổ chức xây dựng các văn bản pháp luật còn thiếu chuyên nghiệp, còn chịu ảnh hưởng của tư duy xây dựng nghị quyết[SUP]. [/SUP]Thường vấn đề thuộc bộ, ngành nào thì do bộ, ngành đó soạn thảo, nên không khắc phục được sự cục bộ.
    Ban hành các quy định bảo đảm sự tham gia có hiệu quả của nhân dân vào quá trình xây dựng pháp luật.
    Hiện nay ở việt nam, vẫn còn quá coi trọng vai trò của nhà nước trong việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, ít coi trọng sự tham gia từ phía nhân dân vào quá trình xây dựng pháp luật. Cơ chế thu hút sự tham gia xây dựng văn bản pháp luật vẫn nặng về dân chủ hình thức, chưa có hiệu quả, lãng phí nhiều, chưa phát huy được trí tuệ của các cơ quan, chuyên gia, của nhân dân; thiếu cơ chế phản biện khách quan
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...