Chuyên Đề Bài soạn về nội dung cải cách tài chính công [cử nhân hành chính công]

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Cải cách hành chính công là hoạt động sửa đổi hoàn thiện các khâu trong lĩnh vực tổ chức quản lí và điều hành của cơ quan hành chính nhà nước, làm cho bộ máy và cơ chế hợp lí, phù hợp với yêu cầu trong từng giai đoạn phát triển của đất nước
    Nội dung của cải cách hành chính công bao gồm cải cách thể chế hành chính công, cải cách tổ chức bộ máy hành chính, đổi mới nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức và cải cách tài chính công.
    Cải cách tài chính công
    1. đổi mới cơ chế phân cấp quản lí tài chính và ngân sách
    Đảm bảo tính thống nhất của hệ thống tài chính quốc gia và vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương, đồng thời phát huy tính chủ động năng động, sáng tạo và trách nhiệm của địa phương và các ngành trong quản lí, điều hành tài chính và ngân sách.
    Hiện nay, nước ta đã có hệ thống luật để quả lí thống nhất hệ thống tài chính quốc gia: luật bảo hiểm, luật chứng khoán, luật các tổ chức tín dụng, luật ngân sách nhà nước, luật ngân hàng nhà nước. tuy nhiên việc quản lí nhà nước còn chưa thật động bộ và thiếu thống nhất.
    Giai đoạn 2004 – 2010, tình Tiền Giang đã tiến hành đổi mới phân cấp quản lí ngân sách. Tỉnh phân cấp cho xã hưởng phần lớn thu từ thuế nhà đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế trước bạ, thuế giá trị gia tăng đã góp phần nâng cao tính năng động của chính quyền cấp xã trong quán lí điều hành tài chính ngân sách. Tạo điều kiện để chính quyền xã sử dụng các khoản thu đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chi của cấp xã.
    2. đảm bảo quyền quyết định ngân sách địa phương của hội đồng nhân dân các cấp.
    Hội đồng nhân dân các cấp có thẩm quyền quyết định ngân sách địa phương. Tạo điều kiện cho chính quyền địa phương chủ động xử lí các công việc ở địa phương, quyền chủ động của các đơn vị sử dụng ngân sách trong phạm vi dự toán đã được duyệt phù hợp chế độ chính sách.
    3. phân biệt rõ giữa cơ quan công quyền và tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công trong quản lí tài chính
    Đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách cho cơ quan hành chính. Xóa bỏ chế độ cấp kinh phí theo số lượng biên chế thay thế bằng chế độ tính toán kinh phí căn cứ vào kết quả và chất lượng hoạt động. tăng cường quyền chủ động của cơ quan sử dụng ngân sách.
    Theo Thông tư số 59/2011/TT-BTC hướng dẫn thực hiện cơ chế quản lí tài chính và biên chế đối với tổng cục thuế và tổng cục hải quan. Nguồn kinh phí hoạt động của tổng cục thuế và tổng cục hải quan được phân bổ hàng năm theo mức ổn định là 1,9% trên dự toán thu ngân sách nhà nước hàng năm do quốc hội quyết định. Và phải tự chi trả các khoản chi tăng thêm theo chính sách
    4. đổi mới cơ chế tài chính đối với khu vực dịch vụ công.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...