Tài liệu Bài soạn ôn thi tố tụng hành chính

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BÀI SOẠN ÔN THI TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH




    Câu 1: Phân tích các đặc điểm của vụ án hành chính. Vì sao đối tượng tranh chấp trực tiếp trong vụ án hành chính là tính hợp pháp của Quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, danh sách cử tri, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ vịêc cạnh tranh?
    Vụ án hành chính là vụ án phát sinh khi cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiệnyêu cầu Tòa án xem xét tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính và được Tòa án có thẩm quyền thụ lý giải quyết theo thủ tục Tố tụng hành chính.
    Đặc điểm của vụ án hành chính:
    1/ Đối tượng tranh chấp trực tiếp trong vụ án hành chính là tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính.
    2/ Người bị kiện trong vụ án hành chính luôn là Cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước,chủ yếu là cơ quan hành chính nhà nước; Người khởi kiện luôn là cá nhân, tổ chức bị tác động bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính
    Ví dụ:


    Anh A là sinh viên tại chức ở Cần Thơ, dựng ô tô ngoài lề đường bị Chánh thanh tra sở Giao Thông vận tải ra quyết định xử phạt 200.000 đồng. Không đồng ý với quyết định xử phạt trên anh A khiếu nại, sau khi khiếu nại Chánh thanh tra Sở GTVT giữ nguyên QĐ khiếu nại. Không đồng ý anh A khởi kiện ra Tòa án nhân dân TP. Cần Thơ, Tòa án sơ thẩm bác yêu cầu khởi kiện giữ nguyên QĐ xử phạt. Không đồng ý anh A kháng cáo lên Tòa phúc thẩm TAND Tối cao TP.HCM. Tòa phúc thẩm TAND tối cao TP.HCM đã sửa bản án sơ thẩm, hủy quyết định xử phạt hành chính.
    Ta thấy đối tượng tranh chấp trên là Quyết định xử lý Vi phạm hành chính.
    Người bị kiện là Chánh thanh tra Sơ giao thông vận tải- là người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước.
    Người khởi kiện là anh A- là cá nhân bị tác động bởi quyết định xử phạt hành chính.
    v Tòa án chỉ coi tình hợp pháp vì:
    Trên thực tế một Quyết định hành chính được ban hành đúng trình tự thủ tục nhưng không hợp lý thì sẽ không thi hành được. Tòa án chỉ xem xét tính hợp pháp có nghĩa là tòa án chỉ xem xét là có ban hành đúng thẩm quyềnvề hình thức và nội dung, đúng trình tự và thủ tục do pháp luật quy định, có được ban hành dựa trên cơ sở pháp lý là các văn bản của các cơ quan quyền lực nhà nước và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên, các tài liệu chứng cứ các bên cung cấp được chứ không xem xét tính hợp lý.
    Tòa án chỉ xem xét tính hợp pháp có nghĩa là Tòa án chỉ tuyên quyết định hành chính đó là đúng hay sai, tuyên giữ nguyên hoặc hủy bỏ chứ mà không can thiệp vào nội dung của Quyết định hành chính, không sửa đổi, ban hành Bởi vì đây là hoạt động quản lý nhà nước và xuất phát từ nguyên tắc phân công phối hợp giữa các cơ quan quyền lực nhà nước; Tòa án chức năng là xét xử nên chỉ xem xét tính hợp pháp, chỉ cơ quan quản lý nhà nước mới có thẩm quyền ban hành, sửa đổi các quyết định do mình đặt ra. Tòa án can thiệp vào sẽ lấn sân sang thẩm quyền của các cơ quan nhà nước khác. Vì vậy Tòa án chỉ xem xét tính hợp pháp của QĐHC .
    Ví dụ: A và B tranh chấp 300m2 đất, UBND Quận 4 đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho A, B không đồng ý với Quyết định cấp giấy chứng nhân quyền sử dụng đất mà UBND Quận đã cấp cho A vì trong 300m2 đất đó có 100m2 đất của B. Sau khi khiếu nại không được giải quyết, B kiện ra tòa. Tòa án chỉ có quyền tuyên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của UBND Quận cấp cho ai là trái pháp luật, tuyên hủy hoặc giữ nguyên Quyết định hành chính chứ Tòa án không can thiệp vào nội dung của Quyết định hành chính.
    Câu 2: Nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
    Cơ sở pháp lý: Đìêu 130 Hiến pháp 1992 : “Khi xét xử, Thẩm phán và hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”.
    Điều 5 Luật tổ chức TAND
    Điều 14 Luật tố tụng hành chính quy định: “ Khi xét xử vụ án hành chính, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
    Nghiêm cấm mọi hành vi can thiệp, cản trở Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân thực hiện nhiệm vụ”
    Nội dung của nguyên tắc này thể hiện tính ưu việc khi xét xử vụ án hành chính tại phiên tòa so với vụ án hành chính được giải quyết tại cơ quan hành chính bằng con đường hành chính.
    Thứ nhất, Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập:
    Độc lập ở đây có thể hiểu gồm:
    + Độc lập với các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
    Có quy định này bởi vì Thẩm phán và HTND là thành viên của Hội đồng xét xử, những người này đưa ra những phán quyết có tính chất bắt buộc thi hành đối với các bên có liên quan.
    Độc lập có nghĩa là không có cá nhân hoặc tổ chức nào có thể ép buộc, gây ảnh hưởng đối với Thẩm phán và HTND để họ xét xử trái pháp luật;
    Thẩm phán và Hội thẩm không lệ thuộc ý kiến của Chánh án hoặc TAND cấp trên; mặc dù có thể trao đổi ý kiến để tham khảo; không lệ thuộc vào ý kiến của VKS nhân dân.
    Không bị chi phối bởi bất kỳ ý kiến tác động của các cơ quan nhà nước liên quan.
    Độc lập với các tài liệu, chứng cứ các bên cung cấp
    + Độc lập giữa các thành viên của Hội đồng xét xử: Các Thẩm phán và HTND không bị phụ thuộc lẫn nhau, Hội thẩm nhân dân sẽ không bị chi phối bởi quan điểm của Thẩm phán. Bởi vì khi nghị án Thẩm phán và HTND mỗi người 1 lá phiếu và quyết theo đa số, ý kiến thiểu số được bảo lưu.
    Thứ 2 Thẩm phán và Hội thẩm tuân theo pháp luật khi xét xử: có nghĩa là khi xét xử phải căn cứ trên các quy định của pháp luật hiện hành trong việc đưa ra các phán quyết của mình. Thẩm phán phải quyết định việc giải quyết vụ án trên cơ sở hiểu biết pháp luật, trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp, và nhất là niềm tin nội tâm khi đánh giá chứng cứ và áp dụng pháp luật. Chỉ có pháp luật mới là căn cứ để Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân quyết định và bảo đảm để Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập. Độc lập và tuân theo pháp luật có mối quan hệ hữu cơ. Độc lập phải tuân theo pháp luật đế tránh tùy tiện, trên cơ sở pháp luật mới độc lập được vì trên cơ sở pháp luật thì không bị chi phối bởi ý kiến các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác.
    Tính độc lập của Thẩm phán và Hội thẩm là biểu hiện tính độc lập của Tòa án, quyền tư pháp.
    Đây là 1 trong những nguyên tắc quan trọng nhất thể hiện tính dân chủ và tiến bộ của tư pháp hành chính, góp phần bảo đảm họat động giải quyết vụ án hành chính khách quan, đúng pháp luật. Đảm bảo tính tôn nghiêm của các bản án, quyết định của Tòa án.
    ã à Để đảm bảo nguyên tắc ngày được thực hiện trên thực tế thì cần thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho Hội thẩm nhân dân, có chế độ đãi ngộ thỏa đáng.
    ã Hệ thống pháp luật hòan chình, không mâu thuẫn, chồng chéo.
    ã Đội ngũ Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân phải có trình độ chuyên môn cao, có trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp.


    Câu 3: Phân tích các đặc điểm của Quyết định hành chính là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính. Vì sao
    quyết định hành chính là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính phải là quyết định cá biệt ?
    * Quyết định hành chính: là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong các cơ quan, tổ chức đó ban hành, quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể. (Khoản 1 Điều 3)
    Như vậy, để có thể là loại việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, quyết định hành chính phải thỏa mãn các đặc điểm sau đây:
    - Thứ nhất, về hình thức, quyết định hành chính phải thể hiện bằng văn bản
    Quyết định hành chính được hiểu là kết quả của sự thể hiện ý chí quyền lực đơn phương của các chủ thể quản lý hành chính nhà nước, được thể hiện dưới những hình thức nhất định tác động đến các đối tượng nhất định trong quá trình hành pháp.
    Vì thế, quyết định hành chính được ban hành có thể thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như quyết định bằng miệng, bằng tín hiệm, ám lệnh, văn bản Nhưng chỉ có những quyết định hành chính được ban hành dưới hình thức văn bản mới là đối tượng xét xử của Toà án. Đây là hình thức thể hiện có nhiều ưu thế về tính chính xác và tính ổn định cao so với các hình thức khác.
    - Thứ hai, quyết định đó phải là quyết định hành chính cá biệt
    Căn cứ vào tính chất pháp lý, quyết định hành chính gồm 3 loại: Quyết định chủ đạo, quyết định quy phạm và quyết định cá biệt, trong đó, chỉ có quyết định hành chính cá biệt mới là đối tượng xét xử của Toà án.
    Quyết định cá biệt hay còn gọi là quyết định áp dụng quy phạm pháp luật là quyết định được ban hành trên cơ sở các quyết định chủ đạo và quy phạm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, có những trường hợp được ban hành trên cơ sở quyết định cá biệt của cơ quan cấp trên.
    Quyết định chủ đạo và quyết định quy phạm chứa đựng những quy tắc xử sự chung, tác động đến đối tượng rộng lớn. Quyết định cá biệt là những quyết định chỉ áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể để giải quyết các trường hợp các biệt, cụ thể và có hiệu lực đối với các đối tượng cụ thể trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Vì thế quyết định cá biệt trực tiếp xâm hại đến lợi ích của cá nhân, tổ chức.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...