Chuyên Đề Bài soạn môn kinh tế tri thức (Học viện hành chính, 100 trang)

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Câu 1: Làm thế nào để nhận biết nền kinh tế tri thức.
    Kinh tế tri thức là nền kinh tế mà trong đó việc sáng tạo, chiếm hữu, phân phối và sử dụng tri thức giữ vai trò nổi trội trong các ngành sản xuất tạo ra của cải phục vụ con người.
    Tỷ trọng các ngành sản xuất vật chất suy giảm không ngừng, tỷ trọng các ngành sản xuất phi vật chất,dịch vụ tăng nhanh chóng và giữ vai trò chủ đạo, trong đó lĩnh vực thông tin phát triển mạnh nhất. sở hữu trí tuệ trở thành hiện thực phổ biến. tương ứng với cơ cấu kinh tế đó, lợi nhuận thu được từ lao động đơn giản, đất đai, tư bản ngày càng giảm đi một cách tương đối. các ngành công nghiệp viễn thông, sản xuất công cụ và thiết bị xử lý thông tin va việc ứng dụng kh-cn vào khoa học, y tế, giáo dục phát triển với tốc độ cao.
    Trong nền kinh tế tri thức, hoạt động chủ yếu là tạo ra tri thức, quảng bá tri thức, biến tri thức thành giá trị. Sức sáng tạo trở thành động lực trực tiếp nhất của sự phát triển.
    Trong nền kinh tế tri thức, toàn bộ cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại nhất của nền kinh tế được đổi mới, cải tạo để được “tri thức hóa” và thông minh hơn, hiệu quả hơn rất nhiều. của cải của xã hội sẽ dồi dào lên gấp bội, trình độ tri thức của con người được nâng cao, môi trường tự nhiên được phục hồi, hàng triệu máy vi tính được nối mạng tham gia điều hành mọi hoạt động của xã hội loại người.
    Phương hướng thay đổi cụ thể trong kinh tế tri thức chủ yếu là việc tìm ra cái mới. khác với trong kinh tế công nghiệp việc tạo ra giá trị, nâng cao năng lực cạnh tranh chủ yếu là dựa vào sự tối ưu hóa, hoàn thiện cái đã có. Vì vậy,vòng đời của một sản phẩm, một công nghệ ngày càng được rút ngắn. như vậy nền kinh tế tri thức hình thành và phát triển nhờ năng lực sáng tạo của con người, năng lực tạo ra tri thức mới, vận dụng tri thức biến tri thức thành cuả cải.
    Sáng tạo và đổi mới là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội, là nguồn gốc của nền kinh tế tri thức.
    Nền kinh tế với đa số các ngành kinh tế dựa vào tri thức, dựa vào các thành tựu mới cua kh-cn. Trong nền kinh tế tri thức vẫn còn nông nghiệp và công nghiệp nhưng có thể chiếm tỷ lệ thấp hoặc có những thay đổi đáng kể về chất. cũng như nền kinh tế công nghiệp vẫn còn nông ngiệp nhưng nông nghiệp nhỏ bé. Các lĩnh vực phát triển công nghiệp cũng được đổi mới với tri thức là cơ sở nền tảng tạo đột biến hay nói cách khác là phát triển công nghiệp theo hướng đẩy mạnh tri thức. kinh tế tri thức chiếm đa số là các ngành kinh tế dựa vào tri thức, dựa vào các thành tựu mới nhất của khoa học công nghệ. Đó là những nghành mới như công nghệ thông tin(công nghệ phần cứng, công nghệ phần mền), các ngành công nghiệp, dịch vụ dựa vào công nghệ cao, và cũng có thể là những ngành truyền thống(nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ) được cải tạo bằng khoa học, công nghệ cao
    Ví dụ, sán xuất ô tô là môt ngành công nghiệp truyền thống, nhưng nếu sản xuất ra những loại ô tô có độ an toàn cao, những “ô tô thông minh” không cần người lái.
    Vấn đề mấu chốt là vạch ra khái niệm sản phẩm của nền kinh tế tri thức. Sản phẩm có hàm lượng chất xám cao là sản phẩm của nền kinh tế tri thức. Nhưng hàm lượng cao là bao nhiêu và chất xám đo bằng gì?
    Công nghiệp phần mềm mà sản phẩm là các chương trình máy tính có giá trị gia tăng thường trên 80% được coi là bộ phận cấu thành của nền kinh tế tri thức. Tuy nhiên, những sản phẩm (vật chất và dịch vụ) có giá trị tăng thêm trên 50% nhưng được tạo ra bởi đội ngũ lao động cao cấp, chất lượng cao (đại học trở lên) là sản phẩm của nền kinh tế tri thức.
    Sản phẩm của R - D có thể được coi là sản phẩm của nền kinh tế tri thức. Như vậy, tổng khối lượng giá trị thực hiện (trao đổi mua bán) trên thị trường khoa học Công nghệ có thể tính vào tổng giá trị sản xuất của nền kinh tế tri thức.
    Các khu Công nghệ cao tạo ra các sáng chế, phát minh và sản phẩm có hàm lượng chất xám cao có thể coi là thuộc khu vực kinh tế tri thức. Giá trị tăng thêm của các khu Công nghệ cao được tính trong GDP của khu vực kinh tế tri thức.
    v Các tiêu chí phản ánh sự chuyển dịch sang nền kinh tế tri thức:
    - Tổng năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP)
    - Tỷ lệ đóng góp của R - D trong GDP.
    - Tổng chi tiêu xã hội cho R - D, trong đó phần của Nhà nước.
    - Giá trị chuyển giao công nghệ. Các khoản chi trả trực tiếp hoặc tiền bản quyền để mua công nghệ trong toàn nền kinh tế
    - Tỷ lệ chi tiêu cho R - D khu vực doanh nghiệp.
    - Tổng số lao động tham gia vào hoạt động R - D.
    - Số lượng các tổ chức khoa học và Công nghệ, R - D.
    - Tổng số người tiếp cận Internet.
    - Tỷ lệ tăng trưởng thuê bao điện thoại và số điện thoại thuê bao tính cho 1000 dân.
    - Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển thị trường khoa học công nghệ.
    - Các chỉ tiêu phản ánh sự hình thành và phát triển thương mại điện tử.
    - Các chỉ tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trong đó đào tạo công nghệ thông tin.
    - Doanh số của ngành công nghệ thông tin, công nghiệp phần mềm và tỷ lệ tăng trưởng của chúng qua các năm.
    Như vậy, kinh tế tri thức là lực lượng sản xuất của thế kỷ 21. đặc trưng của nền kinh tế tri thức là thị trường chất xám. Trong đó con người là vốn quý nhất. tri thức là yếu tố quyết định của sản xuất sáng tạo đổi mới là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển. công nghệ mới trở thành nhân tố quan trọng hàng đầu trong việc nâng cao năng suất, chất lượng, công nghệ thông tin được ứng dụng rỗng rãi.

    Câu 2: Các ngành kinh tế cơ bản
    v Ngành công nghiệp:
    Phát triển với nhịp độ cao, có hiệu quả, coi trọng đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ tiên tiến và tiến tới hiện đại hóa từng phần các ngành sx công nghiệp.
    Công nghiệp chế biến nông-lâm-thủy sản: phát triển theo hướng đầu tư công nghệ hiện đại,sản xuất ra các sản phẩm đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường, chú trọng các mặt hàng như chế biến thủy sản, chế biến lương thực, thịt, sữa.
    Ngành dệt may và da dày: chú trọng tìm kiếm va mở thêm thị trường, tăng cường đầu tư hiện đại hóa một số khâu sản xuất, tập trung đầu tư sx sợi, dệt thuộc da.
    Ngành công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin, viễn thông: thực hiện đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, hiện đại hóa những cơ sở sx điện tử đã có.
    Ngành cơ khí: tập trung đầu tư chiếu sâu đổi mới công nghệ, thiết bị, hiện đại hóa một số khâu then chốt trong chế tạo, chú trọng phát triển ngành công nghiệp đóng tàu và sữa chửa tàu. Tăng khả năng chế tạo các dây chuyền thiết bị toàn bộ, thiết bị lẻ cho công nghiệp chế biến; nông cụ và máy nông nghiệp.
    Ngành dầu khí: tiếp tục tìm kiếm nguồn vốn thăm dò, tìm kiếm khai thác để tăng cường khai thác dầu khi.
    v Ngành dịch vụ:
    Da dạng hóa các ngành dịch vụ, mở rộng thị trường tiêu dùng các sản phẩm dv, đáp ứng tốt nhu cầu phát triển kinh tế và đời sống xã hội.
    Phát triển thương mại cả nội thương va ngoại thương, bảo đảm hàng hóa lưu thông, thông suốt trong thị trường nội địa và giao lưu buôn bán với nươca ngoại. chú trọng công tác tiếp thị và mở rộng thị trường nông thôn, miền núi, tạo liên kết chặt chẽ giữa các vùng trong nước.
    Nâng cao chất lượng quy mô và hiệu quả hoạt động du lịch. Liên kết chặt chẽ các ngành liên quan đến hoạt động du lich để đầu tư phát triên một sô khu du lịch tổng hợp va trọng điểm, đưa ngành du lịch thành nganh kinh tế mũi nhọn.
    v Ngành nông nghiệp:
    Chuyển đổi nhanh chóng cơ cấu sản xuất nông nghiệp va kinh tế nông thôn, xây dựng các vùng sản xuất hàng háo chuyên canh phù hợp với tiềm năng và lợi thế về khí hâụ, đất đai và lao động của từng vùng từng địa phương, ứng dụng nhanh khoa học công nghệ vào sản xuất nhất là ứng dụng công nghệ sinh học; gắn nông nghiệp với công nghiệp chế biến; gắn sx với thị trường tiêu thụ; hinh thành sự liên kết nông-công nghiệp-dịch vụ trên địa bàn nông thôn.
    Tiếp tục đẩy mạnh sản xuất lương thực theo hướng thâm canh tăng năng xuất và tăng nhanh lúa đặc sản, chất lượng cao.
    Tập trung phát triển các cây công nghiệp chủ lực có khả năng cạnh tranh cao như cao su, cà phê,chè, điều.
    Phát triển chăn nuôi tổ chức lại sản xuất khuyến khích phát triển hộ hoặc nông trại chăn nuôi quy mô lớn, đàu tư cải tạo đàn giống, tăng cường công tác thú y, chế biến thức ăn chăn nuôi.
    Phát triển mạng lưới thủy lợi, bảo đảm cải tạo đất, thâm canh, tăng vụ và khai thác các vùng đất mới.
    Phát triển khai khác hải sản xa bờ và điều chỉnh nghề cá ven bờ hợp lý.
    Đầu tư phát triển mạnh nghành nuôi trồng thủy sản, xây dựng vùng nuôi trồng tập trung gắn với phát triển công nghiệp chế biến chất lượng cao.

    Câu 3: Đặc trưng cơ bản của tri thức và đặc điểm.
    1. Đặc điểm của cơ bản của tri thức.
    - Tri thức không bị hao mòn, giá trị của thông tin và tri thức ngày càng tăng.
    - Khi chuyển giao tri thức cho người khác, người sở hửu tri thức vẩn còn nguyển vốn tri thức của mình.
    - Càng chuyển giao vốn tri thức càng tăng.
    - Tri thức khác với các yếu tố khác trong sản xuất.
    2. Đặc trưng cơ bản của tri thức.
    - Quản lý tri thức là quản lý viêc tạo ra truyền tải và sử dụng tri thức nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.
    - Ngày càng có nhiều khối lượng tri thức được đơn giản hóa, đồng nhất hóa, tiêu chuẩn hóa thành những thông tin rỏ ràng, ngắn gọn dể dàng cho việc truyền tải, lưu trử và tái tạo.
    - Tri thức khác với yếu tố đầu vào của sản xuất dố ta không thể nhìn thấy trước được.
    - Tiếp nhận vốn tri thức là hoạt động mang tính đặc thù. Khác với nguồn lực khác, việc chuyển giao tri thức phải thông qua giáo dục đào tạo. do đó nghành giáo dục và đào tạo trở thành nghành sản xuất vốn tri thức – nghành sản xuất vốn cơ bản nhất, quan trọng nhất của nền kinh tế tri thức.
    - Tri thức, như một tư liệu sản xuất chủ yếu trong nền kinh tế thị trường lại do người lao động sở hửu, không tách khỏi người lao động. như vậy khi nền kinh tế dựa chủ yếu vào tri thức thì người lao động – là lao động tri thức – phải thực sự được làm chủ, hợp tác bình đẳng với nhau trong tổ chức kinh doanh, tạo ra phân phối của cải.
    - Khi tri thức trở thành vốn chủ yếu của sản xuất thì vấn đề quản lý tri thức trở thành yếu tố quan trọng nhất. trong nền kinh tế công nghiệp yếu tố quan trọng nhất là năng suất, rồi đến quản lý chất lượng, thì ngày nay chuyển sang quản lý thông tin và quản lý tri thức.
    - Tốc độ gia tăng nhanh chóng; đổi mới diển ra liên tục; khả năng lan truyền và phổ biến rộng rải; gắn trực tiếp với hoạt động sản xuất và đời sống xã hội.
    Tính tương đối trong việc xác định giá trị của tri thức. kinh tế tri thức đả trở thành yếu tố của lực lượng sản xuất nên trong thị trường thì tri thức cũng là hàng hóa. Nhưng hàng hóa tri thức có bản chất khác hẳn với hàng hóa thông thường. tri thức không có tính đối kháng không có tính loại trừ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...