Tiểu Luận Bài Môn Tâm Lý Học Quản Trị Kinh Doanh đề tài truyền thống tập thể của 1 doanh nghiệp cụ t

Thảo luận trong 'Tâm Lý Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Câu 1: Anh/chị hãy nghiên cứu, tìm hiểu về truyền thống tập thể trong một doanh nghiệp của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Từ đó nêu ra quan điểm của anh/chị để có thể tiếp tục gìn giữ và phát huy những truyền thống tập thể tốt đẹp đó (trình bày báo cáo slide).
    Bài làm:
    Tìm hiểu về truyền thống tập thể trong Công Ty Cổ Phần Kinh Đô

    I. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY

    CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ
    [​IMG]Địa chỉ: 141 Nguyễn Du, Bến Thành, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh, Việt nam
    Tel.: (84) (8) 38270838
    Fax: (84) (8) 38270839
    Email: >[email protected]<script type="text/javascript">
    (function(){try{var s,a,i,j,r,c,l,b=document.getElementsByTagName("script");l=b[b.length-1].previousSibling;a=l.getAttribute(data-cfemail);if(a){s=;r=parseInt(a.substr(0,2),16);for(j=2;a.length-j;j+=2){c=parseInt(a.substr(j,2),16)^r;s+=String.fromCharCode(c);}s=document.createTextNode(s);l.parentNode.replaceChild(s,l);}}catch(e){}})();

    Website: www.kinhdo.vn


    Công ty cổ phần Kinh Đô được thành lập năm 1993, đến nay Kinh Đô là 1 công ty lớn chuyên sản xuất và kinh doanh thức ăn nhẹ tại Việt Nam. Các mặt hàng chính của công ty gồm các loại bánh, kẹo và kem. Hiện nay Kinh Đô là một trong những công ty tư nhân có lợi nhuận vào hàng cao nhất trong các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán tại Việt Nam. Các thành viên hội đồng quản trị công ty được các báo chí Việt Nam bình chọn là những cá nhân giàu nhất Việt Nam dựa trên tài sản chứng khoán.
    Công ty Kinh Đô hiện là công ty sản xuất và chế biến bánh kẹo hàng đầu tại thị trường Việt Nam với 7 năm liên tục được người tiêu dùng bình chọn là Hàng Việt Nam chất lượng cao. Các sản phẩm mang thương hiệu Kinh Đô đã có mặt rộng khắp các tỉnh thành thông qua hệ thống phân phối đa dạng trên toàn quốc gồm hơn 600 nhà phân phối, 31 Kinh Đô Bakery và 200.000 điểm bán lẻ cũng như các hệ thống phân phối nhượng quyền với tốc độ tăng trưởng 30%/năm. Thị trường xuất khẩu của Kinh Đô phát triển rộng khắp qua 35 nước, đặc biệt chinh phục các khách hàng khó tính nhất như Nhật, Mỹ, Pháp, Đức, Singapore .
    Định hướng của Kinh Đô là thông qua công cụ M&A, sẽ mở rộng quy mô ngành hàng thực phẩm với tham vọng là sẽ trở thành một tập đoàn thực phẩm có quy mô hàng đầu không chỉ ở Việt Nam mà còn có vị thế trong khu vực Đông Nam Á.

    II. TRUYỀN THỐNG TẬP THỂ CỦA KINH ĐÔ
    1. Truyền thống tổ chức - sản xuất
    A, Cơ cấu tổ chức
    Một doanh nghiệp là một tập thể lớn, được hình thành nên từ các tập thể nhỏ hơn (các phòng ban, bộ phận, tổ nhóm, phân xưởng .) phối hợp hoạt động với nhau để cùng thực hiện một mục địch chung nhât của tập thể lớn. Bởi vậy, trong tập thể đó, yêu cầu phải có người đứng đầu, người lãnh đao, người sẽ trực tiếp tạo ra môi trường cho tập thể đó hoạt động. Điều này giống như nếu không có những người có tâm, có tầm sẽ giống như một người đi trong rừng mà không có la bàn, đi trên biển lớn mà không có hải đồ. Trong môi trường cạnh tranh càng cao, Kinh Đô càng coi nguồn nhân lực là nguồn tài nguyên quan trọng quyết định sự thành bại của công ty.
    Trước tiên, đó chính là đội ngũ nhà lãnh đạo tài năng. Đội ngũ lãnh đạo của Kinh Đô đều là những con người có tầm, có tâm và có tài. Mà điển hình đó là:
    - Chủ tịch hội đồng quản trị - Người sáng lập công ty Kinh Đô: Trần Kim Thành. Ông là một nhà lãnh đạo có tầm nhìn, đã dẫn dắt Kinh Đô vượt qua môi trường kinh doanh phức tạp để tạo ra một trong những Tập đoàn thành công nhất Việt Nam. Với nhiều năm kinh nghiệm điều hành và quản trị doanh nghiệp cùng tầm nhìn xa trông rộng, nắm bắt cơ hội, phân tích rủi ro và quyết định đầu tư táo bạo để đạt mục tiêu, Ông đã đưa Kinh Đô phát triển vượt bậc trở thành Tập Đoàn đa ngành về thực phẩm, bất động sản, tài chính và bán lẻ.
    - Phó chủ tịch thường trực hội đồng quản trị - Kiêm tổng giám đốc điều hành: Trần Lệ Nguyên, Ông là một doanh nhân thành đạt với những thành tích kinh doanh nổi bật, ông Nguyên đã đưa Kinh Đô phát triển thần tốc suốt các năm qua. Dưới sự lãnh đạo và điều hành của ông, Kinh Đô đã trở thành thương hiệu nổi tiếng nhất tại Việt Nam với chuỗi sản phẩm đa dạng, thống lĩnh thị trường.
    Đội ngũ cán bộ và nhân viên Kinh Đô đã cùng nhau phối hợp rất chặt chẽ để xây dựng hệ thống và nền tảng của cơ cấu tổ chức. Nền tảng này rất quan trọng đối với tương lai của Kinh Đô vì đó là bệ phóng để mở rộng quy mô không chỉ về mặt hoạt động mà cả về lợi nhuận và tăng trưởng.
    Kinh Đô đã chiêu mộ được nhiều nhà quản lý giỏi am hiểu các lĩnh vực về ngành hàng, thị trường, phục vụ cho cả Tập Đoàn.
    Hệ thống cơ cấu tổ chức của Kinh Đô có truyền thống gắn kết với nhau, cùng suy nghĩ và hành động. Điều này đã giúp Kinh Đô để khắc phục những thách thức ngay từ ban đầu. Những thách thức từ môi trường kinh doanh đã tôi rèn giúp cho truyền thống này của Kinh Đô ngày càng trở nên tốt hơn. Khi môi trường kinh doanh thuận lợi, nhiều nguồn lực thì không có gì để bàn, nhưng trong thời kỳ khó khăn, Kinh Đô học được kinh nghiệm và phối hợp làm việc một cách tốt nhất giữa các nhà lãnh đạo và đội ngũ công nhân viên trong cơ cấu tổ chức.
    Là Tập đoàn gồm nhiều thành viên, việc thống nhất để vận hành sau sáp nhập cũng là một trong những thách thức lớn nhất của Kinh Đô. Nhìn lại chặng đường phát triển của công ty, Kinh Đô đã phải đối mặt với những thách thức to lớn, nhưng với năng lực, trình độ và tính chuyên nghiệp của đội ngũ Kinh Đô, khi đối mặt với vấn đề, họ luôn tìm nhiều cách để giải quyết, chính vì vậy Kinh Đô đã vượt qua được những khó khăn đó. Những thay đổi trong thời gian qua đã giúp đội ngũ Kinh Đô gặt hái rất nhiều kinh nghiệm và chắc chắn rằng, đội ngũ này sẽ tiếp tục thành công.
    B, Đào tạo nhân lực
    Nhân viên giống như điểm tựa của đòn bầy, họ có thế gây ảnh hưởng lớn đến doanh số bán hàng và khả năng sinh lợi nhuận cả mặt tích cực và tiêu cực. Một nhân viên tốt có thể mang lại 100 khách hàng đến cho công ty, ngược lại một nhân viên xấu sẽ khiến 100 khách hàng rời bỏ công ty. Ý thức rõ được tầm quan trọng của các nhân viên tốt, Kinh Đô đã có nhiều chính sách tuyển dụng, đào tạo và phát triển và giữ chân đội ngũ nhân viên có chất lượng cao.
    Thứ nhất, về tuyển dụng: , Kinh Đô đã làm việc với nhiều đối tác cung cấp nguồn nhân lực cấp cao và đa dạng hóa nguồn tuyển dụng. Bên cạnh đó công tác quảng bá hình ảnh Công Ty Kinh Đô trong thị trường lao động cũng đã phát huy với việc thu hút ngày càng nhiều ứng viên sẵn sàng tham gia dự tuyển và làm việc.
    Thứ hai, về đào tạo và phát triển: Để đảm bảo số lượng và chất lượng nguồn nhân lực nội bộ theo kịp sự phát triển của công ty, Kinh Đô đã chính thức thành lập Trung tâm Đào tạo Kinh Đô (KTC). Đây sẽ là nơi đào tạo, phát triển thế hệ lãnh đạo trẻ trong tương lai của Kinh Đô để đào tạo nâng cao kiến thức và khả năng quản trị cho nhân viên. Trong năm 2009 KTC đã thực hiên 3 khóa đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý (MTP) cho hơn 100 cán bộ quản lý sơ cấp và trung cấp.
    Thứ ba, về cách giữ chân đội ngũ nhân viên có chất lượng: Với mong muốn Kinh Đô trở thành gia đình thứ 2 nơi tất cả các thành viên phấn đấu vì mục tiêu và sự phát triển chung của công ty, Kinh Đô đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm giữ chân nhân viên của mình, cụ thể như:
    tạo dựng một môi trường làm việc lý tưởng, các nhân viên được tự do phát triển khả năng của mình.
    — Phân công công việc một cách hợp lí với năng lực và kinh nghiệm của nhân viên.khuyến khích nhân viên sáng tạo, đóng góp các ý tưởng, cải tiến, góp phần nâng cao hiệu quả và hiệu suất làm việc.
    — Tạo ra những thách thức mới, hấp dẫn đối với những nhân viên có trình độ và ý thức vươn lên trong công việc. Ví dụ như giao nhiệm vụ trong dự án mới hoặc rút ngắn thời gian hoàn thành nhiệm vụ.
    — Ghi nhận và khen thưởng xứng đáng đối với những nhân viên có thành tích tốt.
    — Xây dựng và nuôi dưỡng những mối quan hệ tốt đẹp với nhân viên. Không chỉ tạo ra sự gắn kết giữa nhân viên các cấp với nhau trong công việc, Kinh Đô còn chú trọng đến đời sống sinh hoạt của nhân viên như tặng quà cho con em nhân viên trong công ty
    — Kết nối đóng góp của nhân viên cho công ty với mục tiêu của họ

    C, Sản phẩm - Tất cả vì cộng đồng.
    Ngay từ khi mới thành lập, Kinh Đô đã xác định mục tiêu kinh doanh là phục vụ cộng đồng. Bởi vậy phương châm:" Chất lượng sản phẩm là tiêu chuẩn hàng đầu" đã trở thành phương châm sản xuất, truyền thống sản xuất của doanh nghiệp từ khi thành lập đến nay. Kinh Đô sẽ chỉ cung cấp những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, cam kết về chất lượng sản phẩm và dịch vụ theo các chỉ tiêu đã công bố, lắng nghe và giải quyết các vấn đề mà khách hàng đặt ra một cách nhanh nhất.
    Kinh Đô xác định tầm nhìn chung của tập đoàn là: “ Living Fine” ( cho cuộc sống tốt đẹp hơn) và tầm nhìn riêng của ngành thực phẩm là “ Flavour your life” ( hương vị cho cuộc sống). Chính vì vậy, yếu tố cộng đồng , yếu tố khách hàng được đặt lên hàng đầu, Kinh Đô cam kết sẽ chỉ cung cấp các sản phẩm đảm bảo tính an toàn, thơm ngon, dinh dưỡng, tiện lợi và độc đáo phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng.
    Ngoài ra, Kinh đô luôn chú trọng tới yếu tố ý nghĩa của thương hiệu, tức là, mỗi sản phẩm của Kinh Đô đều mang ý nghĩa, một giá trị nào đó mà người tiêu dùng có thể cảm nhận được. VD: Sản phẩm nổi tiếng của Kinh Đô mà ai cũng biét đó là Bánh Trung Thu Kinh Đô. Việc Sản xuất bánh trung thu, như là một sự kế thừa truyền thống dân tộc, phát huy, lưu truyền cái tết truyền thống của dân tộc - tết trung thu. Ngoài ra, bánh trung thu trong mỗi dịp tết trung thu còn mang ý nghĩa gắn kết con người, đem lại không khí ấm áp tình thân, trần ngập niềm vui hạnh phúc cho mỗi gia đình .
    Không phải việc gì cũng là hoàn hảo, tốt đẹp, mọi thứ đều có lúc sai sót, hay sự cố, cái chính là phải vượt qua và biết sửa sai. Kinh Đô đã học tập được đức tính tốt đó và phát huy nó. Điều này được chứng minh bằng sự cố: "bánh Kinh Đô bị mốc trắng mặc dù còn hạn sử dụng. Đã được một khách hàng ( Phạm Thị Thanh Phương) phản ánh trên báo VTC News. Khi nhận được lời phản hồi, đích thân Giám đốc sản xuất cùng quản đốc phân xưởng của công ty Cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô Miền Bắc đã đến xin lỗi gia đình chị Phương về sự cố trên và giải thích nguyên nhân (là do sự cố đảo điện làm ngắt máy nén khí đã khiến một số sản phẩm bị hở hơi.) Công ty Kinh Đô khắc phục bằng việc thu hồi lại lô bánh lỗi cùng với việc hứa sẽ quan tâm nhiều hơn tới chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, công ty Kinh Đô cũng đề nghị, nếu gia đình cho cháu bé sử dụng chiếc bánh bị mốc đi xét nghiệm, thì công ty sẽ hỗ trợ một phần kinh phí. Gia đình cũng đã thông cảm và chấp thuận với cách giải quyết của công ty." => Chính điều này đã cho thấy rằng công ty Kinh Đô đã nhận ra khuyết điểm của mình trong khâu sản xuất và trong quá trình giải quyết khiếu nại. Công ty đã rút ra được một bài học là cần phải kiểm soát chặt chẽ hơn về sản xuất, đặc biệt đối với lỗi phát sinh bất thường. => có sai có sửa và chịu trách nhiệm chính là 1 truyền thống luôn được duy trì trong công ty Kinh Đô, nhằm càng ngày càng hoàn thiện hơn hệ thống sản xuất và tổ chức.

    2. Truyền thống xã hội
    Truyền thống xã hội là cách thức thực hiện các quan hệ xã hội, quan hệ cộng đồng, các thói quen và niềm tin đại chúng. Truyền thống xã hội được củng cố trong các thói quen tập tục nghi lễ.
    .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...