Luận Văn Bài luận kết thúc môn học kỹ năng giao tiếp

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word

    Mục lục

    Câu 1: Hình ảnh các thành viên của nhóm 1
    Câu 2: Tóm tắt sách “Nghệ thuật săn việc 2.0”. 4
    Câu 3: Phân tích các câu ca dao, tục ngữ, nêu ứng dụng trong giao tiếp và cuộc sống. 19


    Câu 2: Tóm tắt sách “Nghệ thuật săn việc 2.0”Việc làm luôn là một vấn đề nóng trên rất nhiều các mặt báo hàng ngày, Vậy nguyên nhân là do đâu? Vẫn còn nhan nhãn những mẫu tin tuyển dụng kia mà ? Mặc dù vậy, nhưng tại sao lại vẫn còn những cụm từ "Thiếu việc làm"? Có quá nhiều điều phức tạp nhưng nhìn sâu vào vấn đề này nhóm Nước nhận thấy có một nguyên nhân có thể làm sáng tỏ điều này, đó chính là : "Với nhiều người, tìm được công việc mình thật sự yêu thích gần như là nhiệm vụ bất khả thi".
    "Nghệ Thuật Săn Việc 2.0" có lẽ sẽ giúp chúng ta giải quyết được vấn đề trên. Để tìm hiểu về cuốn sách này chúng ta cần phải hiểu cụm từ "du kích" có ý nghĩa gì. Du kích là người biết theo đuổi những mục tiêu thông thường theo những cách khác thường, các du kịch luôn có cách nhìn thực tế hơn so với những người có khuynh hướng thực hiện ước mơ bằng cách làm theo hướng dẫn trong sách vở.Vậy chúng ta phải làm những gì để trở thành một "Du Kích" thật sự ?
    Đểthành công trong thị trường việc làm mới hiện nay, bạn phải có một kế hoạch rõ ràng và chi tiết với các tiêu chí sau:
    · Khôn khéo
    · Có mục tiêu
    · Tiếp thị có định hướng
    · Không tốn nhiều chi phí
    · Mang tính thực tế
    · Khả thi.
    Trong thời đại ngày nay, nguồn lực của doanh nghiệp không còn nằm ở tài nguyên thiên nhiên hay đất đai, mà ở yếu tố con người. Mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt do đó họ chỉ tuyển những người có tiềm năng nhất để đem lại lợi nhuận cao nhất.Trong nền kinh tế ngày nay, việc làm thường mang tính tạm thời nên bạn phải
    luôn sẵn sàng để tìm kiếm những cơ hội mới. Và những ai biết cách giới thiệu tài năng của mình một cách độc đáo sẽ chiến thắng!
    Các kĩ năng cần có là :
    · Kỹ năng lãnh đạo
    Kỹ năng lãnh đạo là một trong những tố chất hàng đầu mà một du kích săn việc cần có. Hãy học hỏi và phát triển kỹ năng quản lý con người và quản lý dự án, đồng thời học cách thương lượng với khách hàng, làm việc với nhà phân phối và ứng xử với cấp trên sao cho có thể đáp ứng các yêu cầu và mục tiêu của công ty. Kỹ năng này vô cùng quý báu và giúp bạn tỏa sáng trong tổ chức.
    · Kỹ năng về con người
    Nếu bạn có thể tạo dựng mối liên kết giữa các thành viên trong nhóm, truyền đạt thông tin đến mọi người để cùng nhau hoàn thành công việc được giao thì giá trị của bạn sẽ tăng lên và công việc của bạn chắc chắn được đảm bảo.Lời khuyên của tôi là hãy học cách trở nên thân thiện và hòa đồng với mọi người.
    · Kỹ năng giao tiếp
    Kỹ năng viết và kỹ năng thuyết trình rất quan trọng.Vì thế, bạn hãy tham gia câu lạc bộ diễn thuyết ngay từ hôm nay.Đem khách hàng về cho công ty là công việc của những người bán hàng và còn là trách nhiệm của mỗi người.Khách hàng chính là nguồn sống của bất cứ công ty nào.Khi bạn còn là người đem tiền về cho công ty, nguy cơ thuyên chuyển công việc của bạn sẽ giảm một cách đáng kể.
    Những kỹ năng đã nêu trên chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc săn việc , và một khi đã là một người săn việc , bạn phải hiểu rằng giá trị mà bạn có thể đóng góp cho công ty là tiêu chí quan trọng nhất. Do vậy, bí quyết thành công nằm ở cách bạn trình bày các giá trị của mình với nhà tuyển dụng. Điều đó giúp bạn tạo nên sự khác biệt với những ứng viên còn lại. Cụ thể là bạn phải biết :
    - Công ty đang mong muốn nhân viên của họ đóng góp những giá trị gì?
    - Làm thế nào để nói cho nhà tuyển dụng về những giá trị đó?
    Tạo dựng thương hiệu cá nhân chính là quá trình tạo ra những nét đặc trưng của riêng bạn – những thành tích bạn đạt được, kinh nghiệm làm việc và thái độ của bạn. Thương hiệu cá nhân vô cùng quan trọng đối với các du kích săn việc, bởi vì :
    - Các nhà tuyển dụng tìm kiếm hiệu quả công việc.
    - Kết quả làm việc thể hiện phẩm chất của bạn – những phẩm chất đáp ứng được đòi hỏi về giá trị của nhà tuyển dụng.
    - Nhà tuyển dụng không cần những ứng viên trung bình.
    - Nhà tuyển dụng chỉ tìm kiếm những giá trị vô hình thể hiện qua thương hiệu của bạn.
    · Cách tạo dựng thương hiệu của bạn
    Các du kích săn việc thực hiện điều này bằng cách tận dụng thương hiệu của những công ty nơi họ từng làm việc trước đây.
    Điều gì khiến nhà tuyển dụng chú ý khi đọc hồ sơ của bạn: một khóa đào tạo tại công ty nào đó hay những khách hàng bạn đã giành được? Hay nhà tuyển dụng đã biết sản phẩm mà bạn từng phụ trách?
    Ngày nay, thái độ là yếu tố được quan tâm nhiều hơn trong các cuộc phỏng vấn tuyển dụng. Các công ty muốn tìm kiếm những hướng đi mang tính đột phá để tồn tại, mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh trong môi trường có nhiều biến động. Vì vậy, các nhà tuyển dụng giờ đây luôn tìm kiếm những nhân viên có thể tác động tích cực tới hiệu quả chung của công ty. Cụ thể, các công ty muốn ứng viên của mình là người:
    - Tự tin rằng họ có thể biến những điều không thể thành có thể.
    - Có khả năng làm việc tốt hơn, thông minh hơn, nhanh hơn.
    - Có thể tìm ra những phương cách mới để hoàn thành công việc mà không cần tới sự chỉ dẫn.
    - Sẽ không ngừng tìm kiếm cho tới khi có được giải pháp.


    Câu 3: Phân tích các câu ca dao, tục ngữ, nêu ứng dụng trong giao tiếp và cuộc sống1. Tiên học lễ, hậu học văn
    Trong cuộc sống, trên hết của cải, tiền bạc, con người ta trân trọng nhất thái độ ứng xử giữa người với nhau. Chính vì lẽ đấy, dân gian ta có câu: “Tiên học lễ, hậu học văn”.
    Trong câu nói đó, “tiên học lễ” nghĩa là con người trước hết phải co một phẩm chất đạo đức tốt, phải học được những thái độ ứng xử phù hợp với lề thói xã hội, sau đó, khi đã có được một nhân cách hoàn thiện thì mới bắt đầu học đến những bộ môn khoa học khác, đấy là “hậu học văn”. Tóm lại, câu nói của người xưa muốn truyền dạy cho thế hệt chúng ta rằng làm người trước tiên phải biết lễ nghĩa, đạo đức từ đó mới tạo nên một nền tảng tốt để học tập đỗ đạt được. Một con người nhận thức được những điều đó thì sẽ biết kính trên nhường dưới, biết “cảm ơn”, “xin lỗi” đúng lúc, biết phân biệt phải trái để có những hành động đúng mực đối với mọi người, hơn nữa, khi đã được dạy dỗ thì người đó sẽ biết suy nghĩ để làm việc, học tập nghiêm túc, chăm chỉ, không phụ lòng những người đã tin tưởng mình. Đấy là những thể hiện của một con người đã học được chữ “lễ” và chữ “nghĩa”.
    Lễ nghĩa là một trong những truyền thống quan trọng trong xã hội Việt Nam. Điều đó sẽ giúp con người tạo mối quan hệ tốt với bạn bè, hàng xóm, đem lại một niềm tự hào cho gia đình, được mọi người yêu thương, quý mến, coi trọng. Ngoài ra, tạo được uy tín trong công việc, sự nghiệp thành đạt. Hơn thế nữa, khi có ý thức thì con người sẽ biết sắp xếp, tổ chức việc học, việc làm một cách khoa học, từ đó, công việc của họ luôn được hoàn thành, có hiệu quả, cuộc sống sẽ trở nên nề nếp và thanh thản hơn. Xin lấy ví dụ từ giáo sư Ngô Bảo Châu, sinh ra trong hoàn cảnh đất nước khó khăn, nhờ được giáo dục ý thức từ nhỏ, nên ông đã có thái độ nghiêm túc trong việc học, cùng với sự cố gắng, ông đã thành công ngoài mong đợi. Vậy là đối với một con người, một nền tảng nhân cách tốt sẽ giúp họ có một tiền đồ tươi sáng, thành đạt.
    Thế nhưng, khi không cư xử lễ độ trong cuộc sống, chỉ “học văn” mà không “học lễ” thì học tập họ có thể làm tốt, nhưng họ không tạo được mối quan hệ tốt với bạn bè, không biết cư xử phải phép với mọi người thì họ sẽ không nhận được sự yêu mến, đồng cảm của những người xung quanh. Từ đó, cuộc sống của họ sẽ bị cô lập, xa lánh, không có niềm vui và chia sẻ. Chưa hết, khi không có sự hợp tác, giúp đỡ, tinh thần không được tỉnh táo, thoải mái thì công việc lại càng gặp nhiều khó khăn, dễ bị phân tâm, khó đạt được hiệu quả như mong muốn. Như Hồ Chủ tịch đã nói: “Người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, người có tài mà không có đức thì không dùng được”. Ngoài ra, cuộc sống vẫn còn những kẻ đạo đức giả, cố tỏ ra lễ phép, có tài nhưng sau lưng luôn phá ngầm, gây khó cho người khác, vừa không có đức mà lại không có tài, thật đáng lên án. Tóm lại, nhân cách không tốt thì chỉ kéo theo những hậu quả xấu, những điều không mong muốn.
    Vì những lẽ đó, trẻ em từ nhỏ nên được giáo dục từ gia đình và nhà trường, nên được rèn luyện một nếp sống, một nền tảng đạo đức bởi “cây non dễ uốn”. Còn những người trẻ, đã trưởng thành thì nên học tập những kỹ năng sống cần thiết như hoạt động nhóm, giao tiếp xã hội, nói trước đám đông. Quả thật, con người ta cần có một thái độ sống tích cực thì mới mong đạt được thành công trong mọi việc.
    Người xưa thật đúng đắn khi cho rằng có “học lễ”, có đạo đức thì sau đó con người ta mới “học văn” mới có thể giúp ích cho xã hội được. Để thay lời kết, xin trích dẫn câu nói: “Học để làm người, học để làm việc”.
    2. Đa thư lọa tâm
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...