Tài liệu Bài lớn XHH PL

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    Pháp luật ra đời từ nhu cầu xã hội, là công cụ, phương tiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Cùng với ý chí của nhà nước, pháp luật hình thành từ những tiền đề có tính chất xã hội. Vì vậy sau khi được xây dựng ban hành, đi vào thực tiễn xã hội và có hiệu lực thi hành, pháp luật có ảnh hưởng và tác động trở lại đối với đời sống xã hội. Ở mỗi cách tiếp cận khác nhau thì chúng ta hiểu biết về chức năng của pháp luật là khác nhau. Vậy chúng ta hiểu về các chức năng xã hội của pháp luật như thế nào? Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu:

    NỘI DUNG

    Dưới những hướng tác động của pháp luật lên đối tượng điều chỉnh của nó. Pháp luật có nhiệm vụ củng cố và điều chỉnh những quan hệ xã hội phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị. Pháp luật là hệ thống những quy phạm xã hội có tính bắt buộc chung đối với mọi người, được bảo đảm bằng sức mạnh của nhà nước. Pháp luật bao trùm lên toàn bộ các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.

    Theo cách tiếp cận luật học, pháp luật củng cố quan hệ sở hữu, điều chỉnh những phương pháp và hình thức phân công lao động, phân phối những sản phẩm giữa các thành viên của xã hội (luật dân sự và luật lao động); quy định tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước (luật nhà nước và hành chính); quy định những biện pháp đấu tranh với những hành vi xâm phạm đến những quan hệ xã hội và thủ tục giải quyết những xung đột (luật hình sự và luật tố tụng hình sự); tác động đến nhiều hình thức những quan hệ giữa các cá nhân (luật hôn nhân gia đình). Pháp luật thực hiện ba chức năng cơ bản: 1) Chức năng tổ chức: quy định cơ cấu và trình tự hoạt động của nhà nước và những cấp hệ hiện hành khác trong xã hội (phân chia thẩm quyền và trật tự hoạt động của các cơ quan nhà nước, vị trí và trật tự hoạt động và mối quan hệ lẫn nhau giữa các tổ chức và cơ quan của nhà nước). 2) Chức năng bảo đảm và bảo vệ: xác định những quy tắc giải quyết và trình tự xem xét những xung đột xảy ra trong xã hội và bảo vệ xã hội tránh khỏi những vi phạm pháp luật khác nhau (trong mối quan hệ này pháp luật có quan hệ thường xuyên với hệ thống tư pháp). 3) Chức năng tư tưởng: tác động bằng những biện pháp nhất định đến nhận thức và hành vi của con người một cách phù hợp. Hình thức đặc biệt của ý thức xã hội có quan hệ với sự hiện diện của pháp luật - ý thức pháp luật.

    Đó là một khía cạnh của pháp luật mà mọi người dễ nhận thấy, còn khi tiếp cận và nghiên cứu các chức năng xã hội của pháp luật thì lại có nhiều quan điểm khác nhau. Các chức năng xã hội của pháp luật là chủ đề được bàn luận sôi nổi trong xã hội học pháp luật. Mỗi nhà xã hội học lại có một quan điểm riêng, và tổng hợp lại, các nghiên cứu xã hội học pháp luật chỉ ra ba chức năng xã hội cơ bản của pháp luật đó là chức năng điều hòa, giải quyết các xung đột; chức năng bảo vệ; chức năng giáo dục:

    1. Chức năng điều hòa và giải quyết các xung đột của pháp luật:

    a, Nội dung:

    Chức năng xã hội này của pháp luật đã được thể hiện trong kết quả phân tích của nhà xã hội học E.A. Hoebel, kết quả phân tích của ông cho thấy pháp luật có chức năng gải quyết các xung đột (tối thiểu ở mức độ mà các xung đột nếu không được giải quyết có thể đe dọa sự tong tại của xã hội , tức là trong trường hợp có những xung đột với cách giải quyết gắn liền với lợi ích chính trị. Các nghiên cứu xã hội học cho thấy rằng nhu cầu điều hòa, giải quyết các xung đột với sự tham gia của người thứ ba đã là một nhu cầu xã hội tồn tại từ trước khi xuất hiện pháp luật và vẫn được thỏa mãn mặc dù trong xã hội thiếu các chế định pháp luật. Sau đó, sự hình thành của quền lực chính trị, sự xuất hiện của pháp luật đã đặt nền móng ban đầu cho sự thay đổi căn bản , bởi vì cách giải quyết các xung đột ngày càng mang tính chất chính trị. Nhu cầu giải quyết các xung đột trong xã hội cùng với sự quan tâm của quyền lực chính trị về vấn đề này đã làm nảy sinh chức năng giải quyết các xung đột của pháp luật nhưng không phải ngay lập tức vì việc giải quyết các xung đột và pháp luật vẫn chưa gắn bó với nhau một cách hữu cơ về mặt tổ chức cũng như mặt phổ biến của sự điều chỉnh. Hiện nay ta có thể khẳng định rằng điều hòa, giải quyết các xung đột xã hội là một chức năng cơ bản của pháp luật nhưng cũng cần khẳng định những thay đổi đáng kể diễn ra trong lĩnh vực này: Nếu như ở giai doạn đầu hình thành pháp luật chủ yếu hướng vào giải quyết các xung đột giữa các cá nhân với nhau , thì ngày nay chức năng này ở mức độ đáng kể đang hướng vào giải quyết các xung đột giữa cá nhân với tổ chức và giữa các tổ chức với nhau. Điều này dẫn đến sự xuất hiện của các cơ quan xét xử mang tính chuyên môn hóa bên cạnh các cơ quan xét xử truyền thống. Theo mức đọ xâm nhập chung của pháp luật vào các quan hệ xã hội, việc điều tiết và giải quyết các xung đột bằng các công cụ pháp luật ngày càng mang tính chất chuyên nghiệp và sự thay đổi này đi đôi với các thay đổi căn bản về nội dung cũng như về mặt tổ chức của hoạt động thực hiện và áp dụng pháp luật.

    b, Ví dụ:

    Hiện nay xảy ra rất nhiều xung đột lợi ích hay mâu thuẫn xuất hiện giữa một cá nhân và một tổ chức. Báo chí trong nước đưa nhiều tin bài về vụ một vài cá nhân ở Hà Nội không đồng ý với quyết định bồi thường di dời căn nhà của mình cho dự án quy hoạch và xây dựng tại khu “đất vàng” của một công ty cổ phần về xây dựng và bất động sản đang thực hiện. Vấn đề đặt ra ở đây là liệu quyền lợi của cá nhân so với tổ chức có công bằng và được đặt ngang nhau? Khi có xung đột lợi ích giữa cá nhân và tổ chức hay tập thể, đặc biệt là các tổ chức có tính độc quyền cao như các công ty đầu tư quy hoạch và xây dựng dự án dân cư thì nên giải quyết trên cơ sở nào? Cơ sở của công lý hay pháp luật là nhằm đảm bảo quyền lợi của cá nhân hay tổ chức. Pháp luật để bảo vệ công lý của mỗi cá nhân và mang lại công bằng cơ hội về lợi ích của cá nhân trong cộng đồng. Chính vì vậy mà, pháp luật đã dự phòng trước các trường hợp sẽ xảy ra và ban hành nhiều văn bản luật, nghị định, nghị quyết, quyết định về việc giá đất, giá đền bù và giải phóng mặt bằng để điều hòa, giải quyết xung đột này cũng như bảo vệ lợi ích của các cá nhân vì lợi ích của cá nhân chính là lợi ích của tập thể hay cộng đồng. Công lý cho cá nhân chính là công lý cho cộng đồng. Bảo vệ lợi ích cá nhân cũng chính là bảo vệ cộng đồng. Tránh bất công xảy ra đối với cá nhân cũng chính là chống nguy cơ bất công xảy ra đối với tất cả mọi người trong tương lai.

    2. Chức năng bảo vệ:

    a, Nội dung:

    Với tính chất là công cụ để duy trì, bảo vệ trật tự xã hội, bảo vệ lợi ích của nhà nước, của các nhóm xã hội và của mỗi cá nhân, đảm bảo cuộc sống bình thường của các xã hội. Pháp luật giữ vai trò trung gian trong việc điều tiết các mối quan hệ qua lại giữa các công dân, các cơ quan, tổ chức với nhau, các quan hệ giữa chúng với tổ chức và các xung đột nảy sinh trong đó. Nghĩa là pháp luật có chức năng bảo vệ các quan hệ hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và duy trì sự vận hành, phát triển của các quan hệ xã hội, bảo vệ trật tự, kỉ cương, an toàn xã hội. Điều này được thể hiện:

    + Pháp luật có chức năng, nhiệm vụ bảo vệ, củng cố và điều chỉnh nhưng quan hệ xã hội phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị. Pháp luật có tính bắt buộc chung đối với mọi người, được đảm bảo bằng sức mạnh của nhà nước. Đối với nhà nước, pháp luật là phương tiện cần thiết của quản lí nhà nước, là hình thức thực hiện chính sách của nhà nước. Pháp luật và nhà nước là hai hiện tượng xã hội luôn có quan hệ chặt chẽ với nhau và tác động lẫn nhau. Nhà nước không thể thực hiện chức năng của mình nếu không có pháp luật. Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước đều phải dựa và pháp luật. Pháp luật bao trùm lên toàn bộ các lĩnh vực xã hội.

    + Pháp luật bảo vệ các quan hệ sở hữu, điều chỉnh các phương pháp và hình thức phân công lao động, phân phối những sản phẩm giữa các thành viên của xã hội, quy định tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước cũng như bảo vệ nó, quy định những biên pháp đấu tranh với những hành vi xâm hại đến các quan hệ xã hội và thủ tục giải quyết những xung đột, tác động đến nhiều hình thức những quan hệ giữa các cá nhân.

    b,Ví dụ:

    Pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị thông qua việc quy định các điều khoản chứa đựng nội dưng hướng dẫn các cá nhân về những việc được làm, không được làm, nhưng việc phải làm Ở từng lĩnh vực cụ thể pháp luật bảo vệ các quan hệ xã hội là đối tượng điều chỉnh của nó. Như luật hình sự và tố tụng hình sự quy định các vấn đề liên quan đến tội phạm, bảo vệ các quan hệ xã hội bị các hành vi phạm tội xâm phạm. Nếu có các hành vi xâm phạm đến các quan hệ xã hội đó thì ở mức độ nhất định sẽ có các hình phạt nghiêm khắc đối với hành vi đó. Tương tự như vậy, để bảo vệ các quan hệ sở hữu, điều chỉnh các phương pháp và hình thức phân công lao động, phân phối những sản phẩm giữa các thành viên của xã hội, bảo vệ lợi ích của

    3. Chức năng giáo dục:

    a, Nội dung:

    Chúng ta biết rằng pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, quy định về các quyền, nghĩa vụ cũng như các chế tài đối với các chủ thể tham gia và các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh, mọi chủ thể có nghĩa vụ phải tuân thủ pháp luật. Nghiên cứu ở bất kì phương diện nào chúng ta cũng tìm hiểu chức năng giáo dục của pháp luật, thông thường, người ta hiểu pháp luật là công cụ của giai cấp thống trị, là phương tiện cưỡng chế nhà nước, mang tính chất mệnh lệnh – phục tùng. Nhưng ngoài ý nghĩa đó, pháp luật còn có chức năng giáo dục. Khi đã xuất hiện và phát huy hiệu lực của mình trong thực tế xã hội, pháp luật thường tác động và ý thức con người, chi phối ý thức cá nhân, điều chỉnh nó sao cho phù hợp với ý chung của xã hội. bằng việc nêu ra các nguyên tắc, quy định về cái có thể, cái được phép, cái không được phép hay cái bắt buộc phải thực hiện, pháp luật định hướng cho các cá nhân ý thức đúng đắn về điều hay, lẽ phải, về những việc nên làm và không nên làm, về hành vi pháp luật hợp pháp và hành vi pháp luật bất hợp pháp. Chính chức năng này của pháp luật đã phát huy được tác dụng khá hiệu quả đó là:

    Một mặt, khi có pháp luật giáo dục, các cá nhân sẽ nhận thức, nắm bắt được các quy tắc, yêu cầu của chuẩn mực pháp luật, có ý thức pháp luật ở trình độ nhất định và từ đó các cá nhân chuyển hóa những nhận thức, ý thức pháp luật thành hành vi pháp luật, tự điều chỉnh hành vi, cách xử sự của mình sao cho phù hợp với các giá trị, chuẩn mực pháp luật hiện hành trong xã hội. Khi tham gia vào các quan hệ pháp luật, con người phải suy nghĩ, lựa chọn cách ứng xử thông qua hành vi của mình. Đây là một quá trình tâm lí phức tạp, phụ thuộc vào nhiều nhân tố chủ quan và khách quan. Pháp luật đã tác động lên ý thức cá nhân và đã giúp cho việc nhận thức nắm bắt các quy tắc, chuẩn mực pháp luật của các cá nhân được hiệu quả.

    Mặt khác, pháp luật tác động thường xuyên, lâu dài đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách con người. Từ đó các cá nhân sẽ phải học hỏi để làm theo những điều mà pháp luật cho là đúng, đồng thời học hỏi để tránh những điều mà nó cho là sai trong phạm vi các quy tắc, yêu cầu của chuẩn mực pháp luật.

    Quá trình giáo dục của pháp luật là cơ sở để hình thành, duy trì và phát triển ý thức pháp luật đúng đắn, tích cực ở mỗi cá nhân, góp phần xây dựng lối sống theo pháp luật trong các cộng đồng xã hội.

    b, Ví dụ:

    Pháp luật hôn nhân và gia đình quy định các quyền và nghĩa vụ của chủ thể tham gia vào các quan hệ xã hội được pháp luật này bảo vệ. Cụ thể hơn như trong chương IV của luật này quy định về quan hệ giữa cha mẹ và con. Từ các điều 34 đến điều 46, luật nêu ra các nguyên tắc, quy định cái có thể, cái bắt buộc phải thực hiện, những việc nên làm, những hành vi hợp pháp đó là quy định về các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con như nghĩa vụ và quyền yêu thương, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích của con Các con thì có quyền và nghĩa vụ, bổn phận yêu quý, kính trọng biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ Cha mẹ và con cái có nghĩa vụ bà quyền chăm sóc nhau .Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ giáo dục con, đại diện cho con trong các trường hợp cần thiết Đồng thời luật quy định cái không được phép, cái bắt buộc phải thực hiện, những việc không nên làm, những hành vi không hợp pháp như việc cha mẹ không được ngược đãi hành hạ, xúc phạm con, không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, không được xúi giục, ép buộc con làm những điều trái pháp luật, trái đạo đức xã hội Con cái không được ngược đãi, hành hạ cha mẹ, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của cha mẹ để định hướng cho các cá nhân khi tham gia và các quan hệ xã hội thì sẽ có những hành vi xử xự đúng pháp luật.

    KẾT LUẬN

    Như vậy, qua việc tìm hiểu các chức năng xã hội của pháp luật, chúng ta hiểu rõ hơn về một khía cạnh của pháp luật. Từ đó chúng ta có thể nhận thức đầy đủ và toàn diện hơn về pháp luật, có ý thức tốt trong việc nhận thức cũng như thực hiện pháp luật.












    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1. Ngọ Văn Nhân, Xã hội học pháp luật, Nxb. Tư pháp, Hà Nội -2010.

    2. Các trang web:

    Google.com.vn

    ***********






















    MỤC LỤC

    MỞ ĐẦU 1

    NỘI DUNG 1

    1. Chức năng điều hòa và giải quyết các xung đột của pháp luật: 2

    a, Nội dung: 2

    b, Ví dụ: 4

    2. Chức năng bảo vệ: 4

    a, Nội dung: 4

    b,Ví dụ: 6

    3. Chức năng giáo dục: 6

    a, Nội dung: 6

    b, Ví dụ: 8

    KẾT LUẬN 8

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 9
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...