Tiểu Luận Bài kiểm tra: Quan điểm của k.marx về tha hoá lao động

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bài kiểm tra: QUAN ĐIỂM CỦA K.MARX VỀ THA HOÁ LAO ĐỘNG


    NỘI DUNG​Xuất phát từ những tiền đề của kinh tế chính trị học, nhưng nếu kinh tế chính trị học bỏ không nói đến sự tha hoá trong thực chất của lao động, vì nó không xem xet quan hệ trực tiếp giưa người công nhân (lao động) và sản phẩm do anh ta sản xuất ra, thì K.Marx trong “bản thảo Kinh tế - triết học năm 1844” có bàn về vấn đề tha hoá lao động đã chỉ ra rằng: Lao động sản xuất ra những vật phẩm kì diệu cho những người giàu, vì chính nó lại sản xuất ra sự bần cùng hoá công nhân. Nó tạo ra lâu đài, nhưng cũng tạo ra cả những nhà ổ chuột cho công nhân. Nó sáng tạo ra cái đẹp, nhưng cũng làm què quặt công nhân nó thay lao động thủ công bằng lao động máy móc, nhưng nó lại ném một bộ phận công nhân trở về với lao động da màu và biến một bộ phận công nhân khác thành những cái máy. Nó sản xuất ra trí tuệ, nhưng cũng sản xuất ra cặ đần độn, ngu ngốc cho công nhân.
    Theo K.Marx, không chỉ xét sự tha hoá của con người chỉ về một phương diện quan hệ của anh ta với sản xuất lao động của anh ta. Sự tha hoá xuất hiện không chỉ trong kết quả cuối cùng của sản xuất mà cả trong bản thân hành vi sản xuất .
    Vậy sự tha hoá của lao động là gì?
    Một là, lao động là cái gì đó bên ngoài do người công nhân, không thuộc bản chất của anh ta; trong lao động của anh ta, anh ta không khẳng định mình mà phủ định mình, không cảm thấy mình sung sướng, mà cảm thấy mình khổ sở, không phát huy một cách tự do nghị lực thể chất và tinh thần của mình, mà làm kiệt quệ thân thể của mình và phá hoại tinh thần của mình. Cho nên chỉ có ở ngoài lao động, công nhân mới cảm thấy mình là chính mình, còn trong quá trình lao động thì cảm thấy mình bị tách khỏi bản thân mình. Anh ta cảm thấy như ở nhà mình khi anh ta không làm việc, còn khi anh ta làm việc thì anh ta thấy không còn như ở nhà mình nữa. Do đó, lao động của anh ta không phải là tự nguyện mà là bắt buộc, đó là lao động cưỡng bức.
    Do không phải là sự thoả mãn nhu cầu lao động, mà chỉ là một phương tiện để thoả mãn những nhu cầu khác, chứ không phải nhu cầu lao động. Tính bị tha hoá của lao động biểu hiện rõ rệt ở chỗ là một khi không còn sự cưỡng bức lao động về thể xác hoặc về mặt khác thì người ta trốn tránh lao động như trốn tránh bệnh dịch hạch vậy.
     
Đang tải...