Sách Bài học từ Đông Á và Đông Nam Á cho tương lai của Việt Nam-BC của ĐH Harvard

Thảo luận trong 'Sách Kinh Tế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bài học từ Đông Á và Đông Nam Á cho tương lai của Việt Nam-BC của ĐH Harvard


    1.TÁC GIẢ: ĐH Harvard



    [​IMG]2.NỘI DUNG:


    Đầu thập niên 1990, Chương trình Việt Nam của Đại học Harvard xuất bản một cuốn sách nhan đề Theo hướng rồng bay. Mục đích của cuốn sách này là nhằm cung cấp một số khuôn khổ chiến lược giúp cho việc xác định các ưu tiên và đưa ra các quyết sách quan trọng trong bối cảnh kinh tế của Việt Nam và thế giới lúc bấy giờ. Thế giới đã đổi thay nhiều kể từ khi cuốn sách Theo hướng rồng bay ra đời. Cuộc khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997 đã phơi bày một số điểm yếu ẩn chứa bên trong mô hình phát triển của các nước Đông Á và Đông Nam Á. Quan trọng hơn, cấu trúc của nền kinh tế toàn cầu vẫn không ngừng biến chuyển và thay đổi với tốc độ ngày một nhanh hơn. Tự do hóa thương mại đã thực sự tạo ra thị trường toàn cầu cho các sản phẩm chế tạo và điều này cũng đang xảy ra với các sản phẩm dịch vụ. Hai thập kỷ của sáp nhập và mua bán công ty đã tạo ra những công ty toàn cầu khổng lồ đứng tại đỉnh của chuỗi cung ứng, thâm nhập sâu vào hệ thống sản xuất của cả nước đã và đang phát triển. Ngày nay, các nước đang phát triển không thể dựa vào những chiến lược công nghiệp hóa đã từng thành công trong quá khứ mà phải liên tục đánh giá lại thế vị của mình có tính đến những xu thế thay đổi rất nhanh trong đầu tư nước ngoài, thị trường tài chính, công nghệ, và nhân khẩu.

    Về phía mình, Việt Nam đã thay đổi rất nhiều sau gần 20 năm với thành tích tăng trưởng cao và rất nhiều người dân Việt Nam đã thoát khỏi cảnh đói nghèo. Với tư cách một quốc gia, Việt Nam ngày càng nhận được sự nể trọng và có ảnh hưởng ngày càng lớn hơn trong cộng đồng quốc tế. Có được thành công này một phần là nhờ vào những quyết định sáng suốt của chính phủ trong việc giải phóng lực lượng sản xuất và hội nhập ngày càng sâu sắc hơn vào nền kinh tế toàn cầu. Hệ quả tất yếu của những thay đổi chính sách này là nền kinh tế Việt Nam ngày nay đã trở nên phức tạp hơn rất nhiều, đòi hỏi việc ra chính sách phải hết sức thận trọng và sáng suốt. Thế nhưng sự “quá tải” trong vai trò của nhà nước và sự xuất hiện của những nhóm đặc quyền được hưởng đặc lợi từ việc giữ nguyên trạng thái hiện tại làm cho quá trình hoạch định chính sách trở nên nặng nề và thiếu động cơ tiếp tục cải cách. Trái với tinh thần khẩn trương và cấp thiết của những năm đầu đổi mới, Việt Nam ngày nay đang được bao trùm bởi một bầu không khí thỏa mãn và lạc quan, được nuôi dưỡng bởi thành tích thu hút đầu tư nước ngoài và sự ngợi ca của cộng đồng quốc tế và các nhà tài trợ. Trong bối cảnh mới này, với tư cách là một nghiên cứu có tính định hướng về chiến lược kinh tế của Việt Nam thì nội dung của cuốn sách Theo hướng rồng bay không còn thích hợp nữa và cần được viết lại.2
    Bài viết này trình bày một khuôn khổ chiến lược giúp Việt Nam xác định các ưu tiên và đưa ra các quyết sách kinh tế cho những năm đầu của thế kỷ 21. Một luận điểm quan trọng của bài viết này là Đông Á- được hiểu bao gồm Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Hồng-kông, và Sing-ga-po - nhìn chung đã thành công hơn so với các nước Đông Nam Á - bao gồm Thái-lan, In-đô-nê-xia, May-lay-xia, và Phi-lip-pin. Bài viết này xem Trung Quốc như một trường hợp đặc biệt: với vị trí địa lý, truyền thống văn hóa, tốc độ tăng trưởng rất nhanh, và chất lượng các trường đại học tinh hoa, Trung Quốc chắc chắn thuộc về mô hình Đông Á, thế nhưng đồng thời Trung Quốc cũng lại có những nhược điểm tương tự như của các nước Đông Nam Á. Đối với Việt Nam, một nước có nhiều điểm tương đồng trong chiến lược phát triển so với Trung Quốc thì ý nghĩa của phân tích này rất quan trọng. Việt Nam phải đi theo quỹ đạo phát triển của các nước Đông Á nhưng lại không được phép sử dụng những công cụ chính sách mà những nước này đã từng sử dụng trong quá trình công nghiệp hóa của chúng. Đáng tiếc là Việt Nam không những không rút được những bài học từ việc nghiên cứu các nền kinh tế đi trước, mà trái lại còn lặp lại nhiều sai lầm của các nước Đông Nam Á , Đông Á , và Trung Quốc. Một số người có thể cho rằng, việc bài viết này rút gọn 30 năm vào trong một vài nguyên lý cơ bản là một sự đơn giản hóa thái quá. Tuy nhiên, ở cấp độ chiến lược, kinh nghiệm của các nước Đông Á và Đông Nam Á cung cấp cho Việt Nam những bài học quan trọng mà Việt Nam không thể không nghiên cứu thật thấu đáo.

    Nội dung
    Phần 1. Câu chuyện về hai mô hình phát triển
    I. Giới thiệu
    II. Sự thành công của Đông Á và sự thất bại (tương đối) của Đông Nam Á
    1. Giáo dục
    2. Cơ sở hạ tầng và Đô thị hóa .
    3. Doanh nghiệp cạnh tranh quốc tế
    4. Hệ thống tài chính
    5. Hiệu năng của Nhà nước
    6. Công bằng
    Phần 2. Trung Quốc: ý nghĩa xã hội của tăng trưởng
    III. Trung Quốc ngày nay
    Phần 3. Việt Nam: Đông Á hay Đông Nam Á
    IV. Việt Nam: Đông Á hay Đông Nam Á?
    Phần 4. Duy trì tăng trưởng bền vững và công bằng
    V. Tình trạng “lưỡng thể”: Nền kinh tế Việt Nam hiện nay
    1. Các nguồn tăng trưởng
    2. Những xu thế chủ yếu
    3. Chiến lược “những đỉnh cao chỉ huy” của nhà nước
    4. Đối diện với thách thức từ Trung Quốc
    Phần 5. Khuyến nghị chính sách
    VI. Điều kiện tiên quyết: Quyết tâm chính trị
    VII. Khuyến nghị chính sách
    1. Giáo dục
    1. Cần công khai các ngân sách nhà nước dành cho giáo dục
    2. Thực hiện một cuộc cách mạng trong giáo dục đại học
    2. Cơ sở hạ tầng và đô thị hóa
    1. Giải quyết tình trạng thiếu năng lượng
    2. Thành lập Hội đồng thẩm định đầu tư công độc lập
    3. Áp dụng thuế bất động sản
    4. Minh bạch hóa các quy định về đất đai
    5. Đầu tư thỏa đáng cho các thành phố
    3. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
    1. Giải tán các tổng công ty và thận trọng với các tập đoàn
    2. Hỗ trợ khu vực dân doanh
    3. Thành lập Hệ thống Sáng tạo Quốc gia
    4. Hệ thống tài chính
    1. Giảm lạm phát
    2. Biến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
    thành một ngân hàng trung ương thực thụ
    5. Hiệu lực của Nhà nước
    1. Loại bỏ những chính sách hoang đường
    2. Nâng cao năng lực kỹ trị
    3. Nhu cầu phân tích và thảo luận có tính phê phán
    trong nội bộ Chính phủ
    4. Đẩy mạnh giám sát từ bên ngoài
    5. Tăng cường tính chịu trách nhiệm của các nhà tài trợ
    6. Theo đuổi định hướng cải cách mạnh mẽ trong chiến lược 10 năm 2011 - 2020
    6. Công bằng
    1. Cải thiện chất lượng giáo dục
    2. Cải thiện chất lượng y tế
    3. Cải thiện khả năng sở hữu nhà cho người dân ở thành thị
    4. Trợ cấp cho hoạt động đào tạo nghề
    5. Tiếp tục nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...