Tài liệu Bài học lịch sử: Trong quá trình đổi mới phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH trên nền tả

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bài học lịch sử: Trong quá trình đổi mới phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh

    l. Sự khác nhau của các bài học có cùng nội dung độc lập dân tộc và
    chủ nghĩa xã hội

    Từ Đại hội IV (12-1976) đến nay, tổng kết lịch sử cách mạng Việt Nam, Đảng ta thường nêu bài học kinh nghiệm về độc lập dân tộc và CNXH. Trong đó có thể chia thành hai dạng trình bày:

    - Đại hội IV (12-1976), Đại hội VII (6-1991) đều trình bày cùng quan điểm. Đại hội IV khởi xướng bài học kinh nghiệm này và lý giải kỹ qua nhiều tài liệu cụ thể. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH cho rằng: “Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH. Đó là bài học xuyên suốt quá trình cách mạng nươc ta”.

    - Từ Đại hội VIII (6- 1996) đến nay đều trình bày theo quan điểm như Đại hội X (4-2006): “Trong quá trình đổi mới phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”.

    Những điểm khác nhau của hai cách trình bày trên có thể nhận thấy:

    1. Cách trình bày trước (từ Đại hội VII về trước) là tổng kết toàn bộ lịch sử cách mạng Việt Nam. Coi đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử từ khi có Đảng. Cách trình bày sau là bài học chỉ của quá trình đổi mới. Như vậy phạm vi bao quát của kinh nghiệm không đồng nhất.

    2. Cách trình bày trước coi đây là “ngọn cờ” lý luận, tư tưởng có vai trò như “Sợi chỉ đỏ xuyên suốt” để giải quyết thành công một loạt vấn đề của đường lối cách mạng và tạo ra sức mạnh bách chiến bách thắng. Cách trình bày sau đều coi đây là mục tiêu của cách mạng. Mục tiêu cách mạng là một trong những vấn đề chiến lược của đường lối chính trị. Lý luận, tư tưởng và chiến lược cách mạng, hay mục tiêu với cách mạng, có liên quan nhau nhưng không phải là một. Vì vậy, để xác định cơ sở lý luận và tư tưởng của kiên định mục tiêu chiến lược, các Đại hội sau nêu thêm “trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”.

    3. Cách trình bày trước coi đây là “nguồn gốc” của mọi thắng lợi, là “ngọn cờ vinh quang” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho các thế hệ Việt Nam. Cách trình bày sau coi đây là vấn đề cần “giữ vững”, “kiên trì”, “kiên định”. Là “nguồn gốc” là “ngọn cờ” có nghĩa là còn phải khai thác, vận dụng mới có đáp số, có lời giải cho yêu cầu của thực tiễn; nó chi phối mọi vấn đề của cách mạng. Còn “kiên định”, “giữ vững” là bảo vệ vững chắc, không hề lay chuyển cái đã có, đã xác định. Đó là mục tiêu cách mạng đúng đắn. Nguồn gốc ở đây là của toàn bộ vấn đề cách mạng, kiên định ở đây là một vấn đề: mục tiêu cách mạng.

    Đó là 3 vấn đề khác nhau của 2 dạng bài học lịch sử có đề cập đến độc lập dân tộc và CNXH. Không nên nhầm lẫn và không thể nhầm lẫn. Tuy khác nhau nhưng không phủ định nhau mà còn làm phong phú thêm bài học kinh nghiệm lịch sử của cách mạng Việt Nam.

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...