Tiểu Luận Bài học lấy dân làm gốc và vận dụng để phân tích luận điểm sau đây của Đảng ta : Đổi mới phải dựa và

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Xã hội loài người tồn tại và phát triển theo những quy luật khách quan và những quy luật đó được thực hiện thông qua hoạt động có ý thức của con người, trong đó hoạt động của quần chúng nhân dân có vai trò quyết định rất lớn đến sự phát triển của lịch sử xã hội. Hiện nay, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới nhằm tạo sự chuyển biến về chất toàn diện và sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển và phát triển vững chắc lên CNXH. Đây là một cuộc cách mạng lớn mà trong đó vai trò của quần chúng nhân dân là hết sức quan trọng cho sự thành công của sự nghiệp đổi mới. Trên cơ sở nghiên cứu, vận dụng quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lên nin về vai trò của quần chúng nhân dân vào công cuộc đổi mới trong xây dựng đất nước, Đảng ta luôn thấm nhuần tư tưởng “lấy dân làm gốc” và khẳng định “Đổi mới phải dựa vào nhân dân, vì lợi ích của nhân dân, phù hợp với thực tiễn luôn luôn sáng tạo” (Văn kiện ĐH IX, trang 81).

    Theo quan điểm triết học Mác - LêNin, quần chúng nhân dân là một khối người đông đảo trong xã hội - bao hàm những lực lượng, tầng lớp nhân dân trong xã hội - mà qua hoạt động của họ, lịch sử sẽ biến đổi tuỳ từng điều kiện lịch sử , sự kiện lịch sử. Nói chung, quần chúng nhân dân là tất cả nhân dân lao động và các lực lượng tiến bộ trong xã hội mà qua hoạt động của họ, lịch sử sẽ phát triển. Trong xã hội có giai cấp, quần chúng nhân dân không bao gồm giai cấp áp bức bóc lột và các thế lực thi hành chính sách chống nhân dân.
    Triết học Mác khẳng định quần chúng nhân dân là người sáng tạo chân chính của lịch sử, là lực lượng quyết định sự phát triển của lịch sử.

    Vai trò được thể hiện trước nhất qua vai trò quần chúng nhân dân là lực lượng sản xuất cơ bản của xã hội. Nếu sản xuất vật chất là nền tảng quyết định sự phát triển của xã hội thì quần chúng nhân dân là lực lượng sản xuất cơ bản của xã hội bởi vì họ là những người trực tiếp sản xuất ra mọi của cải vật chất để bảo đảm sự tồn tại và phát triển của xã hội. Mặt khác quần chúng nhân dân là người cải tiến, chế tạo ra công cụ lao động, đồng thời trong quá trình sản xuất, họ không ngừng tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng lao động, điều đó làm cho lực lượng sản xuất ngày càng phát triển. Hơn nữa lực lượng sản xuất của quần chúng nhân dân là động lực cho sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Nhu cầu sản xuất của quần chúng đã thúc đẩy sự phát triển của KHKT và hình thành các môn khoa học mới. Như vậy quần chúng nhân dân đóng vai trò quyết định trong sản xuất vật chất của xã hội.

    Bên cạnh đó, quần chúng nhân dân còn là lực lượng cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội. Xã hội vận động và phát triển theo quy luật nội tại của nó mà trước hết là quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Mâu thuẩn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong đấu tranh có giai cấp được biểu hiện về mặt xã hội là mâu thuẩn đối kháng giữa các giai cấp. Đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của xã hội có giai cấp mà đỉnh cao của đấu tranh giai cấp là cách mạng xã hội. Cách mạng xã hội là sự nghiệp của đông đảo quần chúng nhân dân lao động. Nếu không có hoạt động của hàng triệu quần chúng thì cũng không có các cuộc cách mạng lớn lao trong lịch sử. Đặc biệt trong thời kỳ bão táp cách mạng thì tinh thần cách mạng, ý chí sáng tạo của quần chúng nhân dân được phát huy đến cao độ. Như vậy, có thể nói cách mạng là sự nghiệp của quần chúng.

    Ngoài vai trò quyết định trong sản xuất vật chất của xã hội và là lực lượng cơ bản trong cách mạng xã hội, quần chúng nhân dân có vai trò to lớn trong sản xuất tinh thần. Quần chúng nhân dân là người trực tiếp sáng tạo ra những giá trị tinh thần của xã hội. Tục ngữ, ca dao, hò vè, điệu múa, lời hát cũng đều là những giá trị tinh thần trực tiếp do nhân dân sáng tạo ra. Những giá trị đó là cơ sở để phát triển nền văn hoá nghệ thuật lớn. Mặt khác, thực tiễn lao động sản xuất và đấu tranh cách mạng của quần chúng nhân dân là nguồn cảm hứng cho các văn nghệ sỹ chuyên nghiệp sáng tác. Tâm tư, nguyện vọng của quần chúng nhân dân làm cơ sở cho sự phát triển của văn hoá -nghệ thuật. Như vậy, quần chúng nhân dân đóng vai trò quan trọng trong sản xuất tinh thần.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...